Bài 3 MÀU VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH ĐƠN GIẢN
I.Mục tiêu bài học
- HS nhận biết được 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, lam.
- Biết chọn màu và vẽ màu vào hình đơn giản, tô được màu kín hình.
- Thích vẻ đẹp của bức tranh khi được tô màu.
* Đối với HS khá giỏi: Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh khi được tô màu.
II.Chuẩn bị
1.Giáo viên:
- Bảng màu cơ bản: đỏ, vàng, lam
- Một số đồ vật có những màu đó
- Bài của HS năm trước
2.Học sinh:
- Vở thực hành, giấy vẽ
- Dụng cụ học tập
III.Các hoạt động dạy – học
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật lớp 1 tuần 3, 4, 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Ngày soạn:...........................
Ngày dạy:.............................
Bài 3 Màu và vẽ màu vào hình đơn giản
I.Mục tiêu bài học
- HS nhận biết được 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, lam.
- Biết chọn màu và vẽ màu vào hình đơn giản, tô được màu kín hình.
- Thích vẻ đẹp của bức tranh khi được tô màu.
* Đối với HS khá giỏi: Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh khi được tô màu.
II.Chuẩn bị
1.Giáo viên:
- Bảng màu cơ bản: đỏ, vàng, lam
- Một số đồ vật có những màu đó
- Bài của HS năm trước
2.Học sinh:
- Vở thực hành, giấy vẽ
- Dụng cụ học tập
III.Các hoạt động dạy – học
ND - TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ: (5 ‘)
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (4‘)
2. Các hoạt động chính: (25’)
* Hoạt động 1: Giới thiệu màu sắc: 3 màu Đỏ, vàng, lam (4’)
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành (20’)
* Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá (1 ‘)
C.Tổng kết:(1,)
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ:
? Vẽ nét thẳng là như thế nào? Kể tên những đồ vật có các nét thẳng?
- Đáp án:
+ Nét thẳng dọc: nên vẽ từ trên xuống
+ Nét thẳng ngang: nên vẽ từ trái sang phải
+ Nét thẳng nghiêng: nên vẽ từ trên xuống
+ Nét thẳng gấp khúc:có thể vẽ liền nét, từ trên xuống hoặc từ dưới lên.
Cụ thể: sách vở, bảng, bàn,ghế...
- GV dùng các đồ vật có những màu sắc để giới thiệu bài
- GV cho HS quan sát hình 1 trong Vở tập vẽ và yêu cầu HS
? Kể tên các màu ở hình 1?
- HS gọi tên, nếu sai GV chỉnh sửa ngay
- Yêu cầu HS kể tên những đồ vật, cây cỏ,hoa lá, có màu sắc
- GV có thể gợi ý cho HS biết
? Hoa quả nào có màu đỏ, vàng?
? Em thấy màu đỏ ,vàng ở đâu nữa?
? Dãy núi nhìn từ xa có màu gì?
? Em thích nhất là màu gì?
- GV chốt lại:
+ Xung quanh chúng ta là thế giới muôn màu.
+ Màu sắc làm cho thiên nhiên và mọi vật đẹp hơn.
+ Ba màu: Đỏ, vàng, xanh lam là 3 màu cơ bản, màu chính tư ba màu đó chúng ta có thể tạo ra nhiều màu khác nhau
- GV yêu cầu HS mở Vở thực hành để làm bài tập: Vẽ màu vào đơn giản ( Hình 2, hình 3, hình 4 Vở tập vẽ)
- Hướng dẫn các em thật kỹ khi vẽ màu:
+ Lá cờ Tổ quốc có màu gì, ngôi sao màu gì? – Nền cờ màu đỏ, ngôi sao màu vàng
+ Hình quả chín màu gì? – Màu vàng
+ Hình dãy núi màu gì? – Màu xanh lam
- Hướng dẫn HS cách cầm bút tô màu vào hình:
+ Cầm bút một cách thoải mái.
+ Tô màu đều mịn, nên tô xung quanh trước, ở giữa sau.
+ Tô màu ở trong hình không bị lan ra ngoài.
- GV đến từng bàn hướng dẫn cho các em, động viên khích lệ các em
- Chọn một số bài treo lên bảng để cùng với các em nhận xét.
+ Bài nào vẽ tốt và lý do vẽ tốt?
+ Bài nào vẽ chưa tốt và lý do vẽ chưa tốt?
- Động viên khích lệ các em
- Liờn hệ: Qua bài học này,giúp các em phân biệt được màu sắc
- Dặn dũ:
- Quan sát xung quanh và gọi tên màu: cây, nhà, cửa. đất ,....
+ Chuẩn bị bài sau: Bài 4: Vẽ hình tam giác
- GV đánh giá chung giờ học
- HS lờn trả lời cõu hỏi
- HS chỳ y lờn bảng quan sỏt và trả lời cõu hỏi
- HS làm vào vở thực hành
- Chỳ y lắng nghe sự hướng dẫn GV để về nhà thực hiện
TUẦN 4
Ngày soạn:...........................
Ngày dạy:.............................
Bài 4 vẽ hình tam giác
I.Mục tiêu bài học
- HS nhận biết được hình tam giác.
- Biết cách vẽ hình tam giác.
- Vẽ được một số đồ vật có dạng hình tam giác.
* Đối với HS khá giỏi: Từ hình tam giác vẽ được hình tạo thành bức tranh đơn giản.
II.Chuẩn bị
1.Giáo viên:
- Một số hình vẽ có dạng hình tam giác.
- Một số đồ vật có dạng hình tam giác như Ê ke, khăn quàng, nón.....
- Bài của HS năm trước
2.Học sinh:
- Vở thực hành, giấy vẽ
- Dụng cụ học tập
III.Các hoạt động dạy – học
ND - TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ: (4‘)
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (2‘)
2. Các hoạt động chính: (27’)
*HĐ 1: Giới thiệu hình tam giác (5’)
*HĐ 2: Hướng dẫn HS cách vẽ (5’)
*HĐ 3: Hướng dẫn HS thực hành (15’)
*HĐ 4: Nhận xét, đánh giá (2 ‘)
C. Tổng kết: (2 ‘)
- ổN định lớp
? Kể tên ba màu cơ bản? Lấy ví dụ?
* Xung quanh chúng ta có rất nhiều đồ vật có hình dạng: Hình vuông, hình chữ nhật,..... Hôm này chúng ta sẽ đi tìm hiểu xem những đồ vật nào có hình dạng tam giác.
* Yêu cầu HS quan sát tranh trong vở tập vẽ trang 9.
? Hình 1 vẽ gì?
? Hình 2 vẽ gì?
? Hình 3 vẽ gì?
- GV nhấn mạng và bổ sung cho HS : Có thể vẽ nhiều hình khác nhau từ hình tam giác.
? Hình tam giác như thế nào?
- GV vẽ chậm lên bảng cho HS quan sát cách vẽ.
+ Vẽ từng nét, từ trên xuống.
+ Vẽ nét từ trái sang phải.
- GV vẽ lên bảng một số hình tam giác khác nhau cho HS quan sát
- Gọi 1- 2 em HS lên bảng vẽmột số hình tam giác.
* Yêu cầu HS lấy vở tập vẽ ra để thực hành
- Vẽ cách buồm, mặt trời, dãy núi, nước vào khung hình 4.
+ Có thể 2 hay 3 cánh buồm to, nhỏ khác nhau.
Đối với HS có năng khiếu GV yêu cầu: Vẽ thêm hình mây, cá,....
- Yêu cầ tô màu theo ý thích.
+ Màu của thuyền, buồm khác nhau.
+ Vẽ màu cho trời, mây, nước.
- GV cho HS thực hành
* Nhận xét:
- GV chọn một số bài đạt và chưa đạt treo lên bảng.
-Yêu cầu HS cùng nhận xét.
- Động viên, khích lệ các em
- Dặn dò:
+ Sưu tầm những đồ vật có đường cong.
+ Chuẩn bị Bài 5: Vẽ nét cong
+ Nhận xét chung về giờ học
- HS lên kiểm tra bài cũ.
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS trả lời
+ Hình 1: Cái nón, ê ke,mái nhà.
+ Hình 2: Hình tam giác.
+ Hình 3: Cánh buồm, con cá, dãy núi
- HS chú ý cách vẽ
- HS quan sát
- HS lên vẽ
- HS chú ý lắng nghe
- HS thực hành
- HS cùng nhận xét
- HS lắng nghe về nhà thực hiện
TUẦN 5
Ngày soạn:...........................
Ngày dạy:.............................
Bài 5 vẽ nét cong
I.Mục tiêu bài học
- HS nhận biết được nét cong.
- Biết cách vẽ nét cong.
- Vẽ được có nét cong và tô màu theo ý thích.
* Đối với HS khá giỏi: Vẽ được một bức tranh đơn giản có nét cong và tô màu theo ý thích.
II.Chuẩn bị
1.Giáo viên:
- Một số hình vẽ có nét cong.
- Một số đồ vật có nét cong
- Bài của HS năm trước
2.Học sinh:
- Vở thực hành, giấy vẽ
- Dụng cụ học tập
III.Các hoạt động dạy – học
ND - TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ: (4‘)
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (2‘)
2. Các hoạt động chính: (27’)
*HĐ 1: Giới thiệu các nét cong (5’)
*HĐ 2: Hướng dẫn HS cách vẽ (5’)
*HĐ 3: Hướng dẫn HS thực hành (15’)
*HĐ 4: Nhận xét, đánh giá (2 ‘)
C. Tổng kết: (2 ‘)
- Chấm một số bài
- GV vẽ các nét thẳng, cong để HS phân biệt.
? Đâu là nét cong?
- HS trả lời.
- GV dẫn dắt HS vào bài
- GV cho HS xem một số đồ vật có nét cong để HS quan sát.
- GV vẽ lên bảng một số nét cong, nét lượn sóng,... và một số quả, lá cây, dãy núi,...
- GV chỉ ra để HS nhận biết nét cong.
- GV gọi 2-3 HS lên bảng vẽ nét cong
- GV nhấn mạnh: Có nhiều loại nét cong, từ nét cong chúng ta có thể vẽ được các hình khác nhau, từ các hình khác nhau ta có thể vẽ thành một bức tranh.
- GV vẽ chậm lên bảng để HS quan sát cách vẽ.
+ Vẽ đường cong khép kình để tạo thành hình tròn.
+ Vẽ hình hoa, quả, lá cây,..
+ Vẽ các con vật từ nét cong.
- Yêu cầu HS thực hành
- Vẽ vào khuôn hình trong vở tập vẽ những hình co nét cong: Vườn hoa,vườn cây ăn quả,
- GV đi từng bàn quan sát, hướng dẫn thêm cho các em.
+ Gợi ý để HS tìm hình định vẽ
+ Yêu cầu HS vẽ hình to vừa phải
+ Vẽ thêm những hình khác dể làm cho sinh động thêm.
+ Vẽ màu theo ý thích
- Nhận xét:
+ Chọn một số bài để cùng HS nhận xét
+ Tuyên dương, khuyến khích, động viên các em.
- Dặn dò:
+ Quan sát hình dáng, màu sắc của cây, hoa, quả
+ Chuẩn bị bài sau: Bài 6: Vẽ hoặc nặn quả dạng tròn
- Nhận xét chung giờ học
- Mang vở lên chấm
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS lên bảng vẽ nét cong.
- HS chú ý cách vẽ
- HS vẽ bài
- HS cùng nhận xét
- HS lắng nghe về nhà thực hiện
File đính kèm:
- giao an tuan 35.doc