Giáo án Mĩ thuật lớp 1 tuần 1 - 3

Tuần

Bài 1

XEM TRANH THẾU NHI VUI CHƠI

I. MỤC TIÊU

1. Học sinh làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.

2. Tập cho học sinh quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh.

3. Giúp học sinh cảm nhận vẻ đẹp của từng bức tranh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên:

- Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi (ở sân trường, ngày lễ, công viên, cắm trại )

2. Học sinh:

- Sách tập vẽ, bút chì, tẩy

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật lớp 1 tuần 1 - 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần Bài 1 XEM TRANH THẾU NHI VUI CHƠI I. MỤC TIÊU Học sinh làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi. Tập cho học sinh quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh. Giúp học sinh cảm nhận vẻ đẹp của từng bức tranh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi (ở sân trường, ngày lễ, công viên, cắm trại…) 2. Học sinh: Sách tập vẽ, bút chì, tẩy… III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU Bài cũ Ổn đinh tổ chức. Bài mới T/g Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 8’ Hoạt động 1:Giới thiệu tranh về đề tài thiếu nhi vui chơi Giáo viên mở đầu có thể bằng câu hỏi: Kì nghỉ hè vừa rồi các em đã đi chơi ở đâu? Sau đó, giáo viên treo tranh cho học sinh quan sát, đồng thời giới thiệu: Đây là loại tranh vẽ về các hoạt động vui chơi của thiếu nhi ở trường, ở nhà và ở các nơi khác. Thông qua các tranh giáo viên nhấn mạnh: Đề tài vui chơi rất rộng, phong phú như cảnh vui chơi ở sân trường (nhảy dây, múa hát, kéo co. chơi bi…) , vui chơi ngày hè (thả diều, tắm biển, tham quan du lịch…) Học sinh trả lời. Học sinh xem tranh. 15’ Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh xem tranh: Giáo viên treo tranh cho học sinh quan sát và đặt các câu hỏi: + Bức tranh vẽ những gì? + Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao? + Trên tranh có những hình ảnh nào? Hình ảnh nào chính? Hình ảnh nào phụ? + Trong tranh có những màu nào? Màu nào nhiều hơn? + Em thích màu nào trong bức tranh? Giáo viên khen ngợi, khích lệ cho học sinh trả lời các câu hỏi. Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi. 7’ Hoạt động 3: Tóm tắt, kết luận: Giáo viên hệ thống lại nội dung và nhấn mạnh: Các em vừa được xem các bức tranh rất đẹp. Muốn thưởng thức cái hay, cái đẹp của tranh, trước hết các em cần quan sát và trả lời các câu hỏi, đồng thời đưa ra những nhận xét riêng cuả mình về bức tranh. Học sinh quan sát. 5’ Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: Nhận xét chung cả tiết học (nội dung bài học, ý thức học tập của các em…) Dặn dò: Các em về nhà tập quan sát và nhận xét tranh, chuẩn bị cho bài 2: VẼ NÉT THẲNG Học sinh lắng nghe dặn dò. Tuần 2 Bài 2 VẼ NÉT THẲNG MỤC TIÊU Học sinh nhận biết được các loại nét thẳng. Biết cách vẽ nét thẳng. Học sinh phối hợp các nét thẳng để tạo thành bài vẽ đơn giản và vẽ màu theo ý thích. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC Giáo viên Một số hình minh họa cho nét thẳng. Vở tập vẽ lớp 1. Học sinh Vở tập vẽ lớp 1. Bút chì, tẩy, màu vẽ… HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU Bài cũ Ổn đình tổ chức. Kiểm tra đồ dùng học tập. Bài mới T/g Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát Giáo viên yêu cầu học sinh xem hình vẽ trong vở tập vẽ 1 để các em biết thế nào là nét vẽ và tên của chúng: + Nét thẳng “ngang” + Nét thẳng “nghiêng”. (Xiên) + Nét thẳng “đứng”. + Nét “gấp khúc”. (Nét gãy) Giáo viên có thể minh họa bằng cách chỉ vào cạnh bàn, bảng… để học sinh thấy được nét ngang, nét đứng. Có thể đặt câu hỏi để học sinh tìm đồ vật nào có nét ngang, nét đứng… Giáo viên kết luận cho học sinh thấy có thể vẽ rất nhiều vẽ bằng nét ngang, nét đứng… Học sinh quan sát. Học sinh quan sát. 7’ Hoạt động 2: Hướng dẫn cánh thể hiện Giáo viên vẽ minh họa các nét trên bảng. Sau đó yêu cầu học sinh nhận ra nét nào là nét ngang, nét đứng, nét xiên và nét gấp khúc. Giáo viên gọi một vài học sinh lên bảng vẽ các nét khác nhau. Giáo viên vẽ minh họa và đặt câu hỏi: Đây là hình gì? (Núi, cây, nước, đất…) Giáo viên kết luận: Dùng nét thẳng có thể vẽ được nhiều hình. Học sinh quan sát. Học sinh lên bảng vẽ. 18’ Hoạt động 3: Thực hành Em hãy vẽ tranh mình thích bằng các nét đã học. Giáo viên đến từng bàn để hướng dẫn. Gợi ý: Vẽ nhà và hàng rào, vẽ thuyền và núi, vẽ cây và vẽ nhà… Học sinh đem dụng cụ học tập ra thực hành. 5’ Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá Giáo viên chọn một số bài học sinh và yêu cầu các học sinh khác nhận xét. Khen thưởng khích lệ tất cả các em cố gắng. Đánh giá chung tiết học. Dặn dò: Về nhà có thể vẽ thêm một số bài vẽ nữa, chuẩn bị cho bài 3: MÀU VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH ĐƠN GIẢN Học sinh cùng giáo viên nhận xét. Tuần 3 Bài 3 MÀU VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH ĐƠN GIẢN MỤC TIÊU Học sinh nhận biết được ba màu: đỏ, vàng, xanh lam. Học sinh biết chọn màu, vẽ màu vào hình đơn giản, tô được màu kín vào hình. Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh khi được tô màu. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC Giáo viên Một số tranh có màu đỏ, vàng, lam. Một số đồ vật có màu đỏ, vàng, lam(Hộp sáp màu, hoa quả…). Phấn màu. Học sinh Vở tập vẽ 1. Màu vẽ. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU Bài cũ Ổn đinh lớp. Kiểm tra bài vẽ. Bài mới T/g Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát. Giáo viên cho học sinh xem hình 1 trong vở tập vẽ và nêu câu hỏi: + Kể tên các màu ở hình 1? + Kể tên các đồ vật có màu đỏ, vàng, lam? Giáo viên kết luận: Mọi vật xung quanh chúng ta đều có màu sắc. Màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn. Màu đỏ, vàng, lam là 3 màu chính. Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi. 7’ Hoạt động 2: Hướng dẫn cách thể hiện Giáo viên treo tranh cho học sinh quan sát, sau đó yêu cầu học sinh kể tên các màu. Sau đó giáo viên hướng dẫn cho học sinh tô màu vào hình đơn giản (h.2, h.3, h.4, bài 3, Vở bài tập vẽ 1) Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh nhận ra các hình ở hình 2, hình 3, hình 4 và gợi ý về màu của chúng . Đồng thời hướng dẫn học sinh cách cầm bút : + Cầm bút thoải mái để vẽ màu dễ dàng. + Nên vẽ xung quanh trước, ở giữa sau. Học sinh quan sát. 17’ Hoạt động 3: Thực hành Hãy tô đúng màu vào các hình đơn giản. Giáo viên theo dõi và giúp học sinh tìm màu theo ý thích, vẽ màu ít ra ngoài hình vẽ. Học sinh thực hành. Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá Giáo viên chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp cho học sinh nhận xét. + Bài nào màu đẹp? + Bài nào màu chưa đẹp? Giáo viên yêu cầu học sinh tìm bài vẽ nào đẹp mà mình thích. Đánh giá chung tiết học. Dặn dò: Chuẩn bị cho bài 4: VẼ HÌNH TAM GIÁC Học sinh nhận xét bài của các bạn và tìm ra bài mình thích.

File đính kèm:

  • docbai 1 bai 3.doc
Giáo án liên quan