I ) Mục tiêu:
- Thấy được vẻ đẹp về hình dáng một số lọ hoa.
- Vẽ hoặc xé dán được một lọ hoa đơn giản.
II ) Chuẩn bị:
1) Đồ dùng dạy học:
*) Giáo viên:
- Tranh, ảnh một vài kiểu dáng lọ hoa từ nhiều chất liệu khác nhau.
- Một vài bài của Hs vẽ.
*) Học sinh:
- Giấy vẽ, giấy màu hoặc vỡ tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ các loại.
2) Phương pháp giảng dạy:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp luyện tập.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ Thuật Lớp 1 Tuần 16 Trường Tiểu học Trung Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/12/2011
Tiết 16: Bài 16:
VẼ HOẶC XÉ DÁN LỌ HOA
I ) Mục tiêu:
- Thấy được vẻ đẹp về hình dáng một số lọ hoa.
- Vẽ hoặc xé dán được một lọ hoa đơn giản.
II ) Chuẩn bị:
1) Đồ dùng dạy học:
*) Giáo viên:
- Tranh, ảnh một vài kiểu dáng lọ hoa từ nhiều chất liệu khác nhau.
- Một vài bài của Hs vẽ.
*) Học sinh:
- Giấy vẽ, giấy màu hoặc vỡ tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ các loại.
2) Phương pháp giảng dạy:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp luyện tập.
III ) Hoạt động dạy học:
Ổn định lớp học: (1’) Cho lớp hát 1 bài hát.
Kiểm tra bài củ: (2’) Kiểm tra đồ dùng học tập.
3) Giới thiệu bài: (1’)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
(5’)
Hoạt động 1
Hướng dẫn Hs quan sát nhận xét:
- Gv giới thiệu 1 số tranh, ảnh một số lọ hoa có kiểu dáng khác nhau để Hs quan sát nhận xét:
+ Các lọ này làm bằng chất liệu gì?
+ Cái lọ gồm những bộ phận nào?
+ Các lọ hoa này có hình dáng như thế nào?
- Gv tổng kết: Lọ hoa có rất nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau, lọ có các bộ phận như: miệng, cổ, thân, đế.có loại cao thấp, phình ở thân hoặc đế và được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau như: gốm sứ, thủy tinh, đồng…
- Các lọ làm bằng gốm, sứ, thuỷ tinh…
- Cái lọ có các bộ phận là: miệng lọ, cổ lọ, thân lọ và đế lọ.
- Lọ có dáng thấp, tròn
- Lọ có dáng cao, thon
- Lọ có cổ cao, thân phình to ở dưới
- Hs chú ý lắng nghe.
(6’)
Hoạt động 2
Hướng dẫn Hs cách vẽ.
- Gv nêu cách vẽ và cách xé dán.
*) Cách vẽ:
+ Kẻ đường trục dọc và ngang.
+ Vẽ miệng lọ.
+ Vẽ nét cong của cổ, thân lọ.
+ Vẽ đế lọ.
+ Vẽ màu.
*) Cách xé dán:
+ Xé dán: gấp đôi tờ giấy màu và xé dán thân, miệng và đế lọ.
- Gv lưu ý:
+ Có thể vẽ hình dáng lọ vào giấy, xé giấy cho phù hợp và dán vừa với phần đã vẽ.
+ Sau khi vẽ xong hình dáng lọ có thể trang trí lên trên lọ cho đẹp và vẽ màu.
- Gv cho Hs xem một số bài Hs vẽ hoặc xé dán của các Hs khóa trước.
- Hs chú ý quan sát và lắng nghe.
- Hs chú ý lắng nghe và quan sát.
(15’)
Hoạt động 3
Hướng dẫn Hs thực hành.
*) Gv lưu ý: Vẽ lọ sao cho phù hợp với khổ giấy, có thể trang trí vào lọ hoa đã được vẽ hoặc xé dán.
- Gv bao quát lớp, kịp thời giúp đỡ cho Hs còn yếu cách sắp xếp và cách vẽ hình, đồng thời hướng dẫn nâng cao đối với những Hs khá giỏi.
- Gv nhắc nhở trật tự của lớp,
- Hs tiến hành làm bài.
- Hs chú ý lắng nghe.
(5’)
Hoạt động 4
Nhận xét đánh giá
- Gv chọn một số bài cho Hs cùng xem:
+ Em có nhận xét gì về các bài vẽ ?
+ Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- Gv nhận xét và tuyên dương.
Dặn dò:
- Quan sát lọ hoa có hình dáng khác nhau.
- Chuẩn bị bài sau: Bài 17: Vẽ tranh: Ngôi nhà của em.
+ Mang đầy đủ đồ dùng học vẽ...
- Hs nhận xét về:
+ Hình vẽ, màu sắc.
+ Bố cục
File đính kèm:
- MT 1 Bai 16.doc