Giáo án Mĩ Thuật Khối 6 - Chương trình cả năm

I. mục tiêu bài học

 - HS nhận ra vẻ đẹp của các họa tiết dân tộc miền xuôi và miền núi.

 - HS vẽ được một số họa tiết gần đúng mẫu và tô mầu theo ý thích.

II. Chuẩn bị

 1. Đồ dùng dạy - học

 a. Giáo viên:

 - Một số họa tiết in trong SGK phóng to.

 - Các bước chép họa tiết dân tộc trong SGK phóng to.

 - các họa tiết dân tộc sưu tầm ở: Quần, áo, khăn, túi, váy. bản rập các họa tiết ở trên bia đá; hình vẽ, ảnh chụp các công trình kiến trúc cổ của Việt Nam .

 b. Học sinh:

 - Sưu tầm các họa tiết dân tộc ở sách báo.

 - Vở MT thực hành, bút chì đen, tẩy, thước và mầu vẽ.

 2. Phương pháp dạy - học

 - Phương pháp quan sát.

 - Phương pháp vấn đáp.

 - Phương pháp luyện tập.

III. tiến trình dạy - học

A ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.

B Kiểm tra đồ dùng học tập.

C Bài mới

 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:

 - Giới thiệu một vài họa tiết trang trí ở các công trình kiến trúc (đình, chùa), họa tiết ở trang phục của các dân tộc, HS thấy được sự phong phú của nền văn hóa Việt Nam và tài hoa của các nghệ nhân.

 - Giới thiệu các họa tiết đã được chuẩn bị và ở SGK, HS quan sát và nhận ra vẻ đẹp của các họa tiết.

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ Thuật Khối 6 - Chương trình cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của mẫu: Nên vẽ nét cong ở mặt cong; nét thẳng ở mặt đứng; nét nghiêng ở mặt nghiêng. + Vẽ độ đậm trước, từ đó so sánh tìm ra các độ đậm nhạt. (Hình minh họa ĐDDH). - HS quan sát mẫu và hình minh họa. - GV giới thiệu một số bài vẽ đậm nhạt HS tham khảo trước khi vẽ. 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài - GV theo dõi HS cách phác mảng, cách vẽ đậm nhạt; chú ý giúp HS so sánh các độ đậm nhạt, nhấn mạnh độ đậm hay tẩy đôi chỗ để có độ sáng làm cho bài vẽ sinh động hơn. - GV nhắc HS vẽ đậm nhạt ở nền tạo cho bài có không gian. - HS quan sát màu, vẽ đậm nhạt và hoàn thành bài vẽ. 4. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - GV dán, ghim một số bài vẽ lên bảng xung quanh lớp và hướng dẫn HS nhận xét về bố cục, về cách vẽ đậm nhạt. - HS nhận xét về bố cục, về cách vẽ đậm nhạt. - HS quan sát, nhận xét và đánh giá, tự xếp hạng : Giỏi, khá trung bình. D Bài tập về nhà - Tự bầy mẫu có 2, 3 đồ vật rồi quan sát, nhận xét về bố cục, màu sắc, đậm nhạt của mẫu. - Chuẩn bị đồ dùng, đọc trước nội dung bài mới. Tuần 29 - Bài 29: Thường thức mĩ thuật Ngày soạn: Sơ lược về mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại Kí duyệt: I. Mục tiêu bài học - HS làm quen với nền văn minh Ai Cập, Hi Lạp, La Mã thời kì Cổ đại trông qua sự phát triển rực rỡ của nền mĩ thuật thời đó. - HS hiểu một cách sơ lược về sự phát triển các loại hình MT Ai Cập, Hi Lạp, La Mã thời kì Cổ đại. II. Chuẩn bị 1. Đồ dùng dạy - học a. Giáo viên: - Hình minh họa ở ĐDDH MT6. - Lê Thanh Đức, Nghệ thuật Ai Cập cổ đại, NXB Giáo dục, tái bản 2000. - Sưu tầm tranh, ảnh về các công trình nghệ thuật của nền văn hóa trên. - Một bản đồ thế giới cỡ lớn. b. Học sinh: 2. Phương pháp dạy Sử dụng các phương dạy - học chung cho các bài Thường thức mĩ thuật (đã hướng dẫn ở bài trước.) III. Tiến trình dạy - học A ổn định tổ chức B Kiểm tra bài cũ C Giảng bài mới 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về mĩ thuật Ai Cập cổ đại - Đây là bài đầu tiên giới thiệu sơ qua về lịch sử Mĩ Thuật thế giới, GV có thể lựa chọn phương pháp giảng dạy như: Đặt câu hỏi kết hợp với giảng giải vừa để củng cố kiến thức lịch sử, vừa HS tập trung vào bài mới. + Em biết gì về Ai Cập cổ đại? (Nằm bên bờ sông Nin, Châu Phi, cách đây trên 5000 năm.) + Em biết gì về Hi Lạp, La Mã cổ đại? (Nằm trong vùng biển Địa Trung Hải, châu Âu cách đây gần 3000 năm. - GV củng cố thêm nhận thức cho HS và nhấn mạnh: + Thời kì Cổ đại ở các quốc gia này đã bắt đầu hình thành giai cấp và nhà nước chiếm hữu nô lệ. + ở châu á cũng có các nền văn minh cổ đại như Trung Quốc, ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản... - Nói đến MT thời Cổ đại là nói đến nền văn hóa Ai Cập và các nước vùng Lưỡng Hà (hai con sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rat) - cái nôi của văn hóa phương Đông Cổ đại - cùng với nền văn hóa rực rỡ Hi Lạp, La Mã - cái nôi của văn hóa phương Tây Cổ đại. Vai trò của nền MT Cổ đại đối với loài người rất to lớn, để lại nhiều tác phẩm vô giá cho đến ngày nay. - GV treo ĐDDH và chuẩn bị các tranh ảnh minh họa sưu tầm Vài nét về bối cảnh lịch sử -GV: Ai Cập ở vùng Đông Bắc châu Phi, nằm dọc theo lưu vực sông Nin (con sông có giá trị to lớn, là nguồn nước và phù xa tươi mát, bồi đắp cho những cánh đồng ven sông rất mầu mỡ). - Ai Cập được chia thành hai miền rõ rệt: + Thượng Ai Cập là một dải lưu vực nhỏ, hẹp. + Hạ Ai Cập là cánh đồng lớn hình tam giác. Vị trí địa lí cho Ai Cập được khép kín, tách ra khỏi biến động của bên ngoài. Do đó, nghệ thuật Ai Cập mang đậm tính dân tộc, ít biến động trong suốt 3000 năm tồn tại. - Khoa học kĩ thuật phát triển sớm, nhất là Toán học và Thiên văn học (người Ai Cập cổ đại đã biết dùng số Pi = 3.1416 để tính thể tích và diện tích bán cầu). Các thành tựu về làm ăn thủy lợi, phát minh ra đồng hồ nước, đồng hồ mặt trời và những bí quyết về xây dựng Kim tự tháp là những sáng tạo vô giá về nghệ thuật và khoa học để lại cho loài người. - Về Tôn giáo:Người Ai Cập thời cổ thờ nhiều thần (đa thần gáo) và tin ở sự bất diệt của linh hồn. Đây cũng là khởi nguồn nảy sinh một loại hình nghệ thuật phát triển mạnh - nghệ thuật kiến trúc Kim tự tháp, kiến trúc lăng mộ, nơi ở vĩnh hằng của các Pha-ra-ông (Vua Ai Cập Cổ đại). Vài nét về mĩ thuật Ai Cập thời kì Cổ đại - Các loại hình mĩ thuật - GV: + Do hoàn cảnh địa lí và lịch sử, Ai Cập bị tách khỏi những biến động bên ngoài. Tuy vậy, Ai Cập có những cánh động màu mỡ và nhiều loại đá rắn chắc, có màu sắc đẹp (như là đá thạch anh). Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào kiến trúc và điêu khắc Ai Cập Cổ đại phát triển. + Do tin ở sự bất diệt của linh hồn nên người Ai Cập cho rằng người chết cũng có cuộc sống của họ. Đây là cơ sở và điều kiện cho nghệ thuật xây cất lăng mộ, tạc tượng, ướp xác ... Ai Cập phát triển. - MT Ai Cập Cổ đại mang nhiều nét độc đáo riêng biệt. Kiến trúc: Kiến trúc Ai Cập Cổ đại tập trung vào hai dạng lớn: Lăng mộ và đền đài. - Lăng mộ của các triều Vua thuở xưa chính là những kho tàng tư liệu giá trị lưu giữ rất nhiều hiện vật, có hầm mộ chứa đựng hàng trăm tượng nhỏ miêu tả cảnh sinh hoạt, phục dịch nhộn nhịp như khi chủ nhân còn sống (chẳng hạn lăng mộ tể tướng Mê-kê-trê cách đây 4000 năm). Ngoài ra, còn có những pho sách bằng đá, các bức vách trạm khắc, những bức hình trạm nổi hay khắc chìm đã miêu tả những hình ảnh sinh hoạt đời sống rất sinh động . + Điển hình nhất là Kim tự tháp đồ sộ và có thể nói Ai Cập là đất nước của những Kim tự tháp. Kim tự tháp chính là ngôi mộ trong có đặt xác vua, thể hiện uy quyền và sự chuyên chế của nhà vua đối với dân chúng (vua Ai Cập Cổ đại được gọi là Pha-ra-ông). + Hiện nay, trên Đất nước Ai Cập còn 67 Kim tự tháp. Kim tự tháp có nghĩa là "Cao chót vót", danh từ này do người sau đặt ra. Người Ai Cập chưa gọi là KHOUT, có nghĩa là rực rỡ. Điều đó nói nên sự ngưỡng mộ của nhân loại đối với công trình kiến trúc độc đáo của người Ai Cập Cổ đại. - Kiến trúc Kim tự tháp là một loại hình nghệ thuật tổng hợp và hoàn chỉnh: + Chi phối các loại hình MT khác như điêu khắc, hội họa, trang trí. + Kim tự tháp có hình chóp (đáy là hình tứ giác, bốn mặt là bốn hình tam giác cân cùng chung một đỉnh). + Trông như những quả núi nhân tạo được ghép kín đặc (trừ các phòng hầm mộ và hành lang bên trong) bằng đá khối vạt đẽo kĩ càng, mỗi phiến đá nặng hàng mấy tấn. - Ngoài các Kim tự tháp, nhiều ngôi đền được xây dựng vĩ đại không kém, như lăng vua Tut-tan-kha-mông với số hiện vật được khai quật chứa đầy cả 11 căn phòng to của Bảo tàng Cai-rô. Đền thờ thần ở khu vực Các-nác có kích thước to và đồ sộ, được xây cất cẩn thận (như phòng to giữa đền Các-nác chiếm diện tích khoản 500m2, 16 hàng cột đỡ trần nhà, những tượng Nhân sư (Xphanh) xếp hàng theo con đường dài 2km...). Có ngôi đền thờ được xây dựng hoành tráng bên thành núi đá, mặc dù nay chỉ còn là phế tích vẫn được xếp vào hàng kiệt tác nghệ thuật. Điêu khắc: - Ngoài việc ướp xác người Ai Cập Cổ đại còn tạc tượng để linh hồn người chết nhập vào. Nghệ thuật điêu khắc thời kì này mang phong cách tả thực (dáng người thô mập của cư dân nông nghiệp như các pho tượng Viên thư lại ngồi (tượng đá), tượng Ông xã trưởng Sec-ken-bô-lét (gỗ) rất sống động). Tấm bia trạm nổi hình Pha-ra-ông Nác-me (cuối thế kỉ IV trước Công nguyên) không những là một tác phẩm nghệ thuật quý giá mà còn là văn tự cổ nhất, ghi nhận sự chinh phục của vua Nác-me từ Nam lên Bắc. - Nổi bật nhất là điêu khắc Cổ đại Ai Câp là những pho tượng đá khổng lồ tượng trưng cho quyền năng của thần linh như tượng Pha-ra-ông và tượng Nhân sư (đầu người, mình sư tử). Chẳng hạn bức Pha-ra-ông An-men-hô-tép III tạc vị vua ngồi cao 16m. Ngoài ra, còn có hàng trăm bức tượng cao gấp hai, ba lần người thật được dựng tại khắp các đền đài. Hội họa: - Hội họa gắn với điêu khắc và văn tự một cách hữu cơ, biểu hiện ở nhiều vẻ. Chữ viết luôn đi kèm các bức chạm khắc và các bức vẽ nhiều màu trên vách tường; hình thức phù điêu tô màu khá phổ biến và phong phú, nét vẽ linh hoạt, màu sắc tươi tắn, hài hòa, mô tả khá đày đủ các cảnh sinh hoạt của hoàng tộc và các gia đình quyền quý. - Cách vẽ hình của người Ai Cập Cổ đại khá đặc biệt. Do bị chi phối bởi những quy định ước lệ như phải nhìn chính diện, đảm bảo sự toàn vẹn của hình tượng nên những hình tượng con người luôn là sự kết hợp của nhiều điểm nhìn ở nhiều góc độ khác nhau: Đầu, tay, chân, thân dưới nhìn ngang, chân nhìn ở góc độ 3/4, còn thân trên và vai nhìn chính diện. - GV: + MT Ai Cập thời kì Cổ đại là một trong những nền nghệ thuật lớn đầu tiên của thế giới loài người (từ thời Cộng sản nguyên thủy chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ). + Những hình tượng của MT Ai Cập thời cổ đại sẽ mãi mãi là đài kỉ niệm chứng tỏ tài năng, sức sáng tạo của nhân dân lao động Ai Cập. + Hạn chế của MT Cổ đại Ai Cập là sự ít biến đổi dù đã trải qua 3000 năm tồn tại do hoàn cảnh địa lí và sự chi phối nặng nề của những ước lệ tạo hình cổ sơ do Tôn giáo quy định. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái quát về MT Hi Lạp thời kì Cổ đại Vài nét về bối cảnh lịch sử: - Đất nước Hi Lạp nhìn ra Địa Trung Hải, đối diện với các quốc gia nổi tiếng vùng Tiểu á và Bắc Phi trên vùng biển Ê-giê. Biển Ê-giê giống như một cái hồ lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán. - Đảo Cre-tơ nằm trên biển Địa Trung Hải từ xa xưa đã có một nền văn minh rực rỡ. Tới thế kỉ XV (trước Công nguyên), đất Hi Lạp trở thành nơi hội tụ của nhiều cộng đồng dân tộc đến từ nhiều miền, trong đó có người đảo Cre-tơ. Cuộc hòa nhập này đã dẫn tới cuộc hình thành nền văn minh Hi Lạp mà đỉnh cao được ghi nhận vào các thể kỉ III và II trước Công nguyên. - Sự hình thành nhà nước chiếm hữu nô lệ có sự phân công lao động trên một quy mô rộng lớn giữa công nghiệp và nô lệ, và do đó mới có thời kì hưng thịnh nhất của thế giới Cổ đại: Đó là nền văn minh Hi Lạp. Vài nét về MT Hi Lạp thời kì Cổ đại - các loại hình MT: Kiến trúc: - Người Hi Lạp cổ đã tạo được các kiểu chữ (nguyên tắc), trật tự quy định cho kiểu dáng công trình. Đó là kiểu dáng cột: Đô-rích đơn giản, khỏe khoắn và I-ô-nich nhẹ nhàng, bay bướm D Bài tập về nhà

File đính kèm:

  • docgiao an mi thuat 6(2).doc