Giáo án Luyện từ và câu - Lớp 3 Bài dạy: So sánh - dấu chấm

I. MỤC TIÊU:

 - Biết thêm được một kiểu so sánh; so sánh âm thanh với âm thanh (BT1, BT2).

 - Biết dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn (BT3).

II. Đồ dùng dạy- học:

 Bảng phụ, tranh ( hoặc ảnh ) cây cọ có những chiếc lá to, rộng.

III. Hoạt động dạy-học:

 1. Kiểm tra bài cũ:

 Tiết luyện từ và câu hôm trước các em được học bài gì? ôn tập giữa HKI

 GV kiểm tra 2 HS làm bài tập:

 HS1: Tìm và ghi hình ảnh so sánh trong các câu thơ dưới đây:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 11124 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu - Lớp 3 Bài dạy: So sánh - dấu chấm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án: Luyện từ và câu - lớp3 Người dạy: Phan Thị Thảo Bày dạy: So sánh - Dấu chấm I. Mục tiêu: - Biết thêm được một kiểu so sánh; so sánh âm thanh với âm thanh (BT1, BT2). - Biết dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn (BT3). II. Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ, tranh ( hoặc ảnh ) cây cọ có những chiếc lá to, rộng. III. Hoạt động dạy-học: 1. Kiểm tra bài cũ: Tiết luyện từ và câu hôm trước các em được học bài gì? ôn tập giữa HKI GV kiểm tra 2 HS làm bài tập: HS1: Tìm và ghi hình ảnh so sánh trong các câu thơ dưới đây: Câu thơ Hình ảmh so sánh a) Trẻ em như búp trên cành .................................... Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. ................................... b) Ngôi nhà như trẻ nhỏ ................................... Lớn lên với trời xanh. ................................... HS2: Điền từ ngữ chỉ sự vật thích hợp để mỗi dòng sau thành câu có hình ảnh so sánh: a) Sương sớm long lanh tựa ...... b) Vào mùa thu, nước hồ trong như ...... - GV hướng dẫn HS nhận xét kết quả và củng cố hiểu biết về phép so sánh. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Tiết học hôm nay cô cùng các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về các hình ảnh so sánh và luyện tập sử dụng dấu chấm trong đoạn văn. GV ghi mục bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài1: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi ở SGK. - GV giới thiệu tranh (ảnh) cây cọ để giúp HS hiểu hình ảnh thơ trong bài tập. - GV hướng dẫn từng cặp HS tập trả lời câu hỏi trong SGK, sau đó nêu kết quả trước lớp để nhận xét: + Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào? + Từ nào dùng để so sánh các âm thanh đó? + Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao? - HS nhận xét, bổ sung - GV chốt ý đúng. Âm thanh 1 Từ so sánh Âm thanh 2 Tiếng mưa như tiếng mưa, tiếng gió - GV giải thích: Trong rừng cọ, những giọt nước mưa đập vào lá cọ làm âm thanh vang động hơn, lớn hơn nhiều so với bình thường. Bài2: 1HS đọc yêu cầu bài 2 - HS đọc thầm BT trong SGK, nhắc lại yêu cầu của bài tập. - GV hướng dẫn HS dựa vào SGK, tự làm bài vào VBT; 2 HS làm trên bảng phụ. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Âm thanh 1 Từ so sánh Âm thanh 2 a) Tiếng suối như tiếng đàn cầm b) Tiếng suối như tiếng hát xa c) Tiếng chim như tiếng xóc những rổ tiền đồng - Gọi 1HS đọc lại các câu văn, câu thơ trên. ? Những câu thơ, câu văn nói trên tả cảnh thiên nhiên ở những vùng nào trên đất nước ta? (câu a tả cảnh thiên nhiên ở Côn Sơn; câu b tả cảnh rừng ở chiến khu Việt Bắc; câu c nhà văn Đoàn Giỏi tả cảnh vườn chim Nam Bộ). GV chốt ý: Câu a tả cảnh thiên nhiên ở Côn Sơn thuộc vùng đất Chí Linh, Hải Dương nơi các anh hùng dân tộc - nhà thơ Nguyễn Trãi về ở ẩn ; câu b tả cảnh rừng ở chiến khu Việt Bắc còn câu c nhà văn Đoàn Giỏi tả cảnh vườn chim Nam Bộ. Đó là những cảnh thiên nhiên đẹp trên đất nước ta và trên đất nước ta còn có rất nhiều cảnh đẹp khác nữa như Vịnh Hạ Long, .... Các em có nhịp cùng bố mẹ đến tham quan, tận hưởng những cảnh đẹp và thấy được ý thức BVMT ở đó. Các em là HS cần có ý thức bảo vệ và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để quang cảnh của trường, lớp, nhà ở và các nơi công cộng trên quê hương mình ngày càng sạch đẹp hơn. Ngoài ra các em vận động mọi người cùng tham gia tốt BVMT. Bài 3: HS đọc thầm bài tập trong SGK, nêu yêu cầu của bài tập. ? Bài tập 3 yêu cầu làm gì? ? Trong một câu thì ý phải diễn đạt như thế nào? Muốn hiểu được cách diễn đạt ý trọn vẹn của 1 câu trong đoạn văn các em cần phải đọc nhẩm nhiều lần, chú ý cách ngắt giọng. Khi viết dấu chấm cần xem câu đó đã đủ 2 bộ phận (Bộ phận trả lời cho câu hỏi (Ai, con gì , cái gì?) và bộ phận trả lời cho câu hỏi( làm gì?; là gì ?; như thế nào?) ? Chữ đầu câu phải viết thế nào? -1 HS làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm vào VBT. Cả lớp và GV chữa bài. ? Vì sao em điền dấu chấm sau chữ một? Câu đó thuộc mẫu câu gì?.... Hoạt động 3: Trò chơi tiếp sức Tìm từ ngữ chỉ âm thanh thích hợp để điền vào chỗ trống ở mỗi câu sau: a) Từ xa, tiếng thác dội về nghe như .... b) Tiếng sóng biển rì rầm như .... - GV nêu luật chơi, nội dung và thời gian chơi. - HS tiến hành chơi - nhận xét trò chơi. 3. Củng cố, dặn dò: GV biểu dương những HS học tốt. Yêu cầu HS về làm BT4 vở bài tập. Nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docLTVC Lop3 So sanh Dau cham.doc
Giáo án liên quan