Giáo án Luyện từ và câu Lớp 2B

A/ Mục đích:

 1. Kiến thức: Nhận biết được các từ chỉ sự vật (danh từ).

 2. Kỹ năng: Biết đặt câu theo mẫu: Ai (hoặc cái gì, con gì?)

 3. Thái độ: GD cho hs ý thức tự giác, ham hiểu biết, yêu thích môn học.

B/ Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh hoạ các sự vật trong SGK.

 - BP viết nội dung bài tập 1,2, VBT.

 

doc50 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Luyện từ và câu Lớp 2B, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t, ẩn kỹ trong đất, nổi nên mặt đất như rắn hổ mang kỳ dị. + N6: Các từ tả hoa: Rực rỡ, thắm tươi, đỏ thắm, vàng rực, khoe sắc. + N7: Các từ tả lá: mềm mại , xanh mướt, xanh non, mơn mởn. + N8: Các từ tả qủa: chín mọng, to tròn, căng mịn, dài đuột, chi chít, đỏ ối, ngọt lịm, vàng ươm. * Trả lời câu hỏi. - Bạn gái tưới nước cho cây. - Bạn trai đang bắt sâu cho cây. - Các nhóm thực hành hỏi đáp. H: Bạn gái tưới nước cho cây để làm gì? T: Bạn gái tưới nước cho cây để cây tươi tốt. H: Bạn trai bắt sâu để làm gì? T: Bạn trai bắt sâu co cây để cây không bị sâu bệnh. Ngày dạy: Thứ 3 / / 4 / 2007 Bài 30 : mở rộng vốn từ – từ ngữ về bác hồ A/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá từ ngữ về Bác Hồ. 2. Kỹ năng: Củng cố kỹ năng đặt câu. 3. Thái độ: GD cho hs ý thức tự giác, luyện tập, yêu thích môn học. B/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ sgk. - 4 tờ giấy khổ to, bút dạ. C/ Phương pháp: - Quan sát, làm mẫu, hỏi đáp, độc lập suy nghĩ, luyện tập thực hành… D/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3-5’) - Nhận xét- Đánh giá. 3. Bài mới: (30’) a. GT bài: - Ghi đầu bài: b. HD làm bài tập: * Bài 1: Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy và bút dạ. - YC các nhóm trình bày - Nhận xét - đánh giá. *Bài 2: - Nêu yc của bài. - Nhận xét * Bài 3: - YC quan sát tranh và tự đặt câu hỏi. 4. Củng cố dặn dò: (4’) - Bài học hôm nay các con đã được củng cố và hệ thống hoá các từ ngữ về Bác Hồ. Về nhà tìm hiểu thêm các từ ngữ về Bác Hồ. - Nhận xét giờ học. - Hát - 2 hs lên thực hành hỏi đáp theo mẫu câu có cụm từ: Để làm gì? - Nhắc lại. * Tìm từ. - 4 nhóm mỗi nhóm làm một phần. a, Yêu thương, yêu quý, quý mến, quan tâm, săn sóc, chăm chút, chăm lo… b, Kính yêu, kính trọng, tôn kính, nhớ ơn, thương nhớ, nhớ thương… * Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được ở bài tập1. - Nối tiếp nêu miệng. VD: Bà em rất yêu thương chúng em/ Bác Hồ vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta. * Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - Làm bài vào vở. + T1: Các cháu vào lăng viếng Bác. + T2: Các bạn thiếu nhi dâng hoa trước tương đài Bác Hồ. + T3: Các bạn thiếu nhi trồng cây nhớ ơn Bác./ Các bạn thiếu nhi tham gia tết trồng cây. Ngày dạy: Thứ 3 / / 4 / 2007 Bài 31 : mở rộng vốn từ – từ ngữ về bác hồ dấu chấm - dấu phẩy A/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá từ ngữ về Bác Hồ. 2. Kỹ năng: Luyện tập về dấu chấm và dấu phẩy. 3. Thái độ: GD cho hs ý thức tự giác, luyện tập, yêu thích môn học. B/ Đồ dùng dạy học: - Bài tập 1 viết lên bảng lớp. - 4 tờ giấy khổ to, bút dạ. C/ Phương pháp: - Quan sát, làm mẫu, hỏi đáp, độc lập suy nghĩ, luyện tập thực hành… D/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3-5’) - Nhận xét- Đánh giá. 3. Bài mới: (30’) a. GT bài: - Ghi đầu bài: b. HD làm bài tập: * Bài 1: Gọi hs nêu yêu cầu. - YC làm bài vào vở. - Gọi một số hs trình bày. - Nhận xét - đánh giá. *Bài 2: - Nêu yc của bài. - Nhận xét * Bài 3: - Treo bảng phụ. - YC cả lớp làm bài. - Nhận xét - đánh giá. 4. Củng cố dặn dò: (4’) - Bài học hôm nay các con đã được củng cố và hệ thống hoá các từ ngữ về Bác Hồ. Về nhà tìm thêm các từ ngữ về Bác Hồ. - Nhận xét giờ học. - Hát - Đặt câu với các từ ở bài tập 2 +Mẹ em rất quan tâm đến việc học hành của em. + Chúng em rất kính yêu Bác Hồ. - Nhắc lại. * Chọn từ ngữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống " Bác Hồ sống rất giản dị. Bữa cơm của Bác đạm bạc như bữa cơm của mọi người dân. Bác thích hoa huệ, loài hoa trắng tinh khiết. Nhà Bác ở là một ngôi nhà sàn khuất sau phủ chủ tịch. Đường vào nhà trồng hai hàng râm bụt, hàng cây gợi nhớ hình ảnh miền trung quê Bác. Sau giờ làm việc, Bác thường tự tay chăm sóc cây, cho cá ăn. * Tìm những từ ngữ ca ngợi Bác Hồ - Các nhóm thảo luận làm bài vào phiếu - Đại diện nhóm trình bày trước lớp - Tài ba lỗi lạc, tài giỏi, yêu nước thương dân, giản dị, hiền từ, phúc hậu, khiêm tốn, nhân ái, giàu nghị lực, vị tha,… * Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống sau. - Làm bài vào vở. " Một hôm, Bác Hồ đến thăm một ngôi chùa. Lẽ thường, ai vào chùa cũng phải bỏ dép. Nhưng vị sư cả mời Bác đi cả dép vào. Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác cởi dép để ngoài như mọi người, xong mới bước vào." Ngày dạy: Thứ 3 / / 4 / 2007 Bài 32 : từ trái nghĩa . Dấu chấm - dấu phẩy A/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá các từ trái nghĩa. Hiểu nghĩa các từ. 2. Kỹ năng: Biết cách đặt dấu chấm và dấu phẩy. 3. Thái độ: GD cho hs ý thức tự giác, luyện tập, yêu thích môn học. B/ Đồ dùng dạy học: - Bài tập 1 viết lên bảng lớp. C/ Phương pháp: - Quan sát, làm mẫu, hỏi đáp, độc lập suy nghĩ, luyện tập thực hành… D/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3-5’) - Nhận xét- Đánh giá. 3. Bài mới: (30’) a. GT bài: - Ghi đầu bài: b. HD làm bài tập: * Bài 1: Gọi hs nêu yêu cầu. - YC làm bài vào vở. - Gọi một số hs trình bày. - Nhận xét - đánh giá. *Bài 2: - Nêu yc của bài. - Nhận xét - đánh giá. 4. Củng cố dặn dò: (4’) - Bài học hôm nay các con đã được củng cố và hệ thống hoá các từ ngữ về Bác Hồ. Về nhà tìm thêm các từ ngữ về Bác Hồ. - Nhận xét giờ học. - Hát - 3 hs lên bảng mỗi em viết một câu nói về Bác Hồ. + Chúng em rất kính yêu Bác Hồ. +Bác Hồ sống rất giản dị. + Bác Hồ vị lãnh tụ tài ba lỗi lạc của nhân dân ta. - Nhắc lại. * Xếp các từ dưới đây thành từng cặp có nghĩ, trái nghĩa nhau. đẹp - xấu ngắn - dài nóng - lạnh thấp - cao chê - khen trời - đất trên - dưới ngày - đêm * Em hãy chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào ô trống trong đoạn văn sau. - 2 nhóm thi đua làm bài. - Đại diện nhóm trình bày Chủ Tịch Hồ Chí Minh nói: " Đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia Rai hay Ê - Đê, Xê - Đăng hay Ba Na và các dân tộc ít người khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau no đói giúp nhau " - Nhận xét - bình chọn. Ngày dạy: Thứ 3 / / 4 / 2007 Bài 33 : mở rộng vốn từ: từ ngữ về nghề nghiệp A/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ chỉ nghề nghiệp và từ chỉ phẩm chất của người Việt Nam. 2. Kỹ năng: Biết đặt câu với các từ tìm được. 3. Thái độ: GD cho hs ý thức tự giác, luyện tập, yêu thích môn học. B/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài tập 1 - 4 tờ giấy khổ to, bút dạ. C/ Phương pháp: - Quan sát, làm mẫu, hỏi đáp, độc lập suy nghĩ, luyện tập thực hành… D/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3-5’) - Nhận xét- Đánh giá. 3. Bài mới: (30’) a. GT bài: - Ghi đầu bài: b. HD làm bài tập: * Bài 1: Gọi hs nêu yêu cầu. - Treo tranh - y/c quan sát ? Tranh1 vẽ gì? Vì sao con biết. - YC nêu miệng. - Nhận xét - đánh giá. *Bài 2: - Nêu yc của bài. - Nhận xét - đánh giá. * Bài 3: - YC làm bài 4. Củng cố dặn dò: (4’) - Bài học hôm nay các con đã được củng cố và hệ thống hoá các từ ngữ về nghề nghiệp… - Nhận xét giờ học. - Hát - 2 hs nêu các cặp từ trái nghĩa và đặt câu với mỗi từ đó. + Trắng - đen - Hoa huệ trắng tinh - Bạn Ngân có nước da ngăm đen. - Nhắc lại. * Tìm từ ngữ về nghề nghiệp của những người được vẽ trong tranh. - Làm công nhân - Vì chú ấy đội mũ bảo hiểm và chú đang làm việc ở công trường. - T2: công an. - T3: nông dân - T4: bác sĩ - T5: lái xe - T6: người bán hàng. *Trong các từ dưới đây, từ nào nói lên phẩm chất của người dân Việt Nam ta. - Làm bài - nối tiếp nêu. anh hùng, thông minh, gan dạ, cần cù, anh dũng, đoàn kết. - Cao lớn nói về tầm vóc. Vậy cao lớn, rực rỡ, vui mừng không phải là từ chỉ phẩm chất. * Đặt câu với mỗi từ tìm được trong bài tập 2. - Làm bài - đọc trước lớp + Trần Quốc Toản là một thiếu nhi anh hùng. + Bạn Hùng là một người rất thông minh. +Mai là một học sinh rất cần cù. + Đoàn kết là sức mạnh của người dân Việt Nam. Ngày dạy: Thứ 3 / / 4 / 2007 Bài 34 :từ trái nghĩa - mở rộng vốn từ: từ ngữ về nghề nghiệp A/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố hiểu biết về từ trái nghĩa. 2. Kỹ năng: Mở rộng vốn từ về nghề nghiệp. 3. Thái độ: GD cho hs ý thức tự giác, luyện tập, yêu thích môn học. B/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn bài tập1,2,3. C/ Phương pháp: - Quan sát, làm mẫu, hỏi đáp, độc lập suy nghĩ, luyện tập thực hành… D/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3-5’) ? Nêu những từ chỉ nghề nghiệp mà con biết. - Nhận xét- Đánh giá. 3. Bài mới: (30’) a. GT bài: - Ghi đầu bài: b. HD làm bài tập: * Bài 1: Gọi hs nêu yêu cầu. - YC làm bài. - Nhận xét - đánh giá. *Bài 2: - Nêu yc của bài. - YC thảo luận nhóm đôi - YC các nhóm trình bày. - Nhận xét - đánh giá. * Bài 3: - YC làm bài 4. Củng cố dặn dò: (4’) - Bài học hôm nay các con đã được củng cố và hệ thống hoá các từ ngữ về nghề nghiệp, từ trái nghĩa. Về nhà tìm thêm các từ trên. - Nhận xét giờ học. - Hát - 2 hs nêu: công an, giáo viên, bác sĩ, công nhân, … - Nhận xét. - Nhắc lại. * Dựa theo nội dung bài: Đàn bê của anh Hồ Giáo, tìm những từ ngữ trái nghĩa điền vào chỗ trống. - 2 hs lên bảng làm bài - cả lớp làm vào vở. + Những con bê cái - những con bê đực. + Như những bé gái - như những bé trai. + Rụt rè - nghịch ngợm./ bạo dạn / táo bạo. + Ăn nhỏ nhẹ, từ tốn - ăn vội vàng, ngấu nghiến, hùng hục. * Hãy giải nghĩa từ dưới đây bằng từ trái nghĩa với nó. - Thảo luận nhóm đôi. - từng cặp nêu các từ trái nghĩa. a, trẻ con - người lớn b, cuối cùng - đầu tiên , bắt đầu. c, xuất hiện - biến mất, mất tăm, mất tích. d, bình tĩnh - cuống quýt, luống cuống, hốt hoảng. * Chọn từ thích hợp ở cột A nối với các từ ngữ ở cột B. - Làm bài - chữa bài. A B Công nhân Cấy lúa, trồng khoai, nuôi lợn, thả cá. Nông dân Chỉ đường, giữ trật tự làng xóm, phố phường… Bác sĩ Làm giấy viết, vải mặc, giày dép, bánh kẹo, ô tô… Công an Bán sách bút, vải gạo, … Người bán hàng Khám và chữa bệnh.

File đính kèm:

  • docLuyen tu va cau.doc
Giáo án liên quan