I. MỤC TIÊU : Biết:
- Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
( HS làm bài 1, 2; HS khá, giỏi làm thêm bài 3)
II. CHUẨN BỊ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước.
B.Bài mới
1. Phát hiện đặc điểm của số thập phân khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân đó.
a) HS tự giải quuyết cách chuyển đổi các đơn vị đo trong các ví dụ của bài đê nhận ra rằng :
0,9 = 0,90 0,90 = 0,900
0,90 = 0,9 0,900 = 0,90
15 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5B Tuần 8 Trường Tiểu học Yên Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong những năm 1930 – 1931.
- Ngày 12 – 9 – 1930, hàng vạn nhân dân huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn xuống đường biểu tình kéo về thị xã Vinh. Thực dân pháp cho lính đàn áp sau đó chúng cho máy bay ném bom vào đoàn người. Làn sóng đấu tranh càng lên mạnh, suốt tháng 9 nhân dân tiếp tục nổi dậy đánh phá các huyện lị đồn điền, nhà ga, công sở, …
2. Trong suốt những năm 1930 – 1931, trong các thôn xã Nghệ – Tĩnh có chính quyền Xô viết không hề sảy ra trộm cướp, chính quyền cách mạng bãi bỏ tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, ..
.Bọn đế quốc khiếp sợ đàn áp dã man phong trào, đến giữa năm 1931 phong trào bị dập tắt.
3. ý nghĩa của phong trào
- Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân dân lao động; cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Ngày soạn: 4/10/2012
Ngày dạy Thứ năm ngày 11 tháng10 năm 2012
Luyện từ và câu : 16
luyện tập về từ nhiều nghĩa
i. Mục đích yêu cầu
- Phân biệt được những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT1.
- Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của 1 từ nhiều nghĩa BT3.Không làm BT2
( HS khá, giỏi biết đặt câu phân biệt các nghĩa của mỗi tính từ nêu ở BT3.)
ii. Chuẩn bị :
iii. Lên lớp
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
A. Bài cũ : HS làm bài tập 4 tiết trước.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC tiết học
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a) BT1. HS đọc thầm nội dung bài tập.
- HS trao đổi trong nhóm (cặp).
- Hs báo cáo kết quả, yêu cầu HS giải thích lí do.
- GV nhận xét, kết luận.
b) BT2. HS đọc yêu cầu BT.
- HS suy nghĩ và làm bài cá nhân vào vở nháp.
- HS báo cáo kết quả, nhận xét.
- GV kết luận; Hs sửa vào vở bài tập.
c) BT3 : (đặt câu phân biệt các nghĩa của 1 từ nhiều nghĩa)
- HS đọc yêu cầu và nêu yêu cầu, GV nêu yêu cầu với từng đối tượng học sinh.
- GV chia nhóm cho HS làm bài tập.
- Đai diện nhóm đọc câu đã đặt trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV kết luận. HS lựa chọn các câu em thích viết vào vở.
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học.
Hoàn thiện các ý còn lại ở nhà.
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a) BT1 : Trong các từ in đậm sau đây từ nào là từ đồng âm từ nào là từ nhiều nghĩa ?
a) Từ “chín” ở câu 1 và từ “chín” ở câu 3 thể hiện hai nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa chúng đồng âm với từ “chín” ở câu 3.
b) Từ “đường” ở câu 2 và câu 3 thể hiện hai nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa chúng đồng âm với từ “đường” trong câu 1.
c) Từ “vạt” ở câu 1 và câu 3 thể hiện hai nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa chúng đồng âm với từ “vạt” ở câu 2.
b) BT2 : Trong mỗi câu thơ, câu văn sau của Bác Hồ, từ xuân được dùng với nghĩa như thế nào ?
- Từ xuân thứ nhất chỉ mùa đầu tiên trong năm, từ xuân thứ hai có nghĩa là tươi đẹp.
- Từ xuân trong câu b, có nghĩa là tuổi.
c) BT3 : Đặt câu để phân biệt nghĩa của một trong các từ : cao, nặng, ngọt. (theo nghĩa phổ biến trong SGK)
Toán : 39
luyện tập chung
I. Mục tiêu : Biết:
- Đọc, viết, sắp thứ tự các số thập phân.
- Không yêu cầu tính bằng cách thuận tiện nhất
(HS làm các bài 1, 2, 3; HS khá, giỏi làm thêm các ý còn lại.)
II. Chuẩn bị
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập rồi chữa bài.
BT1 : HS đọc các số thập phân theo cặp.
- HS nối tiếp nhau đọc trước lớp.
- GV có thể hỏi HS về hàng, giá trị chữ số trong mỗi hàng.
BT2 : Hs làm bài cá nhân.
- HS đổi vở cho bạn bên cạnh, tự kiểm tra nhận xét bài của bạn.
- HS báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, kết luận.
BT3 : HS làm bài cá nhân.
- HS báo cáo kết quả, GV kết luận.
BT4 : HS làm ýa; HS khá, giỏi làm cả bài.
- HS nêu yêu cầu; GV nhấn mạnh yêu cầu.
- HS làm bài.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- Thu 3- 4 vở của HS chấm bài 4.
- Nhận xét, đánh giá bài trên bảng; GV kết luận, lưu ý HS cách trình bày.
Chẳng hạn :
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Đạo đức : 8
Nhớ ơn tổ tiên
I. Mục tiêu : Sau bài học HS biết :
- Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ.
- Thể hiên lòng biết ơn tổ tiên, gìn giữ và phát triển truyền thống gia đình dòng họ bằng những việc làm cụ thể, hợp khả năng.
- Biết ơn tổ tiên tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II. Chuẩn bị
- Tranh, ảnh, bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương.
- Các câu cac dao, tục ngữ, thơ, … nói về lòng biết ơn tổ tiên.
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ :
B. Bài mới : Các hoạt động dạy học
tiết : 2
Hoạt động 1 : Tìm hiểu ngày giỗ tổ Hùng Vương
- Đại diện các nhóm giới thiệu tranh, ảnh, bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương.
- HS thảo luận cả lớp theo gợi ý sau :
+ Em suy nghĩ gì khi xem và đọc các thông tin trên ?
+ Việc nhân dân ta tổ chức giỗ tổ Hùng Vương vào 10 tháng 3 (âm lịch) thể hiện điều gì ?
- GV kết luận ý nghĩac ngày giỗ tổ Hùng Vương.
2. Hoạt động 2 : Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- GV mời Hs lên bảng giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.
- GVchúc mừng các em đó và hỏi thêm :
+ Em có tự hào về truyền thống đó không ?
+ Em làm gì để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp đó ?
- GV kết luận
3. Hoạt động 3 : HS đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyện, hát, … về chủ đề biết ơn tổ tiên.
- Một số HS hoặc nhóm trình bày.
- Lớp trao đổi nhận xét.
- GV tuyên dương khen những HS đã chuẩn bị tốt.
4. Củng cố, dặn dò
- HS đọc lại phần ghi nhớ SGK.
- Dặn HS phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
Ngày soạn: 5/10/2012
Ngày dạy : Thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2012
Tập làm văn : 16
luyện tập tả cảnh
(Dựng đoạn mở bài, kết bài)
i. Mục đích yêu cầu
- Nhận biết và nêu được cách viết 2 kiểu mở bài : mở bài trực tiếp, mở bài gián
tiếp (BT1).
- Phân biệt được 2 kiểu kết bài : kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng (BT2); viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương BT3.
ii. Chuẩn bị :
iii. Lên lớp
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
A. Bài cũ : Đọc đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương đã viết lại.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
a) BT1. HS đọc nội dung bài tập.
- Nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp).
+ Mở bài trực tiếp : Kể ngay vào việc (văn kể chuyện) hoặc ngay vào đối tượng miêu tả (văn miêu tả).
+ Mở bài gián tiếp : Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện (hoặc đối tượng) để kể (hoặc để tả).
- HS đọc thầm đoạn 2 và nhận xét.
- GVkết luận.
b) BT2. HS đọc yêu cầu BT.
- HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu kết bài. (mở rộng và không mở rộng).
+ Kết bài không mở rộng : Cho kết cục, không bình luận thêm.
+ Kết bài mở rộng : Cho biết kết cục, có lời bình luận thêm.
- HS đọc thầm 2 đoạn văn nêu nhận xét về hai kiểu kết bài.
- GV nhận xét, kết luận.
c) BT3 : HS đọc yêu cầu.
- HS tham khảo kiểu mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng SGV (GV đọc).
- HS viết kiểu mở bài và kết bài theo yêu cầu.
- HS trình bày.
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học; HS ghi nhớ về hai kiểu mở bài, 2 kiểu kết bài trong bài văn tả cảnh.
- Hoàn thiện bài tập 3 ở nhà.
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
a) BT1: Dưới đây là hai cách mở bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường.
- Cách mở bài ở ý a là mở bài trực tiếp, giới thiệu ngay đối tượng miêu tả.
- Cách mở bài ở ý b là mở bài gián tiếp nói vào đối tượng khác để dẫn vào đối tượng định tả.
b) BT2 : Dưới đây là hai kiểu kết bài cho bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường.
- Giống nhau : Đều nói đến tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn học sinh đối với con đường .
- Khác nhau : Kết bài không mở rộng : Khẳng định con đường rất thân thiết với các bạn học sinh.
- Kết bài mở rộng : Vừa nói về tình cảm yêu quý con đường, vừa ca ngợi công ơn các bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ gìn cho đường luôn sạch đẹp.
c) BT3 : Viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp và một đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Toán : 40
viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân
I. Mục tiêu :
- Biết viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân (trường hợp đơn giản).
(HS làm bài 1, 2, 3;
- Bảng đơn vị đo độ dài
- Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề, các đơn vị đo thông dụng.
- Luyện viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
II. Chuẩn bị
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Bài cũ : HS chữa lại bài tiết trước.
B.Bài mới
1. Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài
- HS nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học từ lớn đến bé.
- HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền kề.
- HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng.
VD : 1km = 1000 m; 1m = 1000 mm
1m = 100 cm; 1m = km = 0,001km; 1cm = m = 0,01 m
2.Ví dụ
GV nêu ví dụ 1, hướng dẫn HS cách làm.
HS làm GV kết luận.
GV nêu tiếp ví dụ 2, hướng dẫn HS tương tự ví dụ 1.
HS làm tiếp các ví dụ còn lại.
3.Hướng dẫn HSThực hành
BT1 : Học sinh làm bài cá nhân.
- HS báo cáo kết quả, Gv yêu cầu HS nêu cách làm.
- nhận xét, kết luận.
BT2 : GV chữa chung cả lớp ý đầu tiên; lưu ý HS khi làm bài không phải nêu cách làm.
- HS làm sau đó trao đổi vở với bạn bên cạnh.
- Nhận xét, đánh giá.
BT3 : HS tự làm .
- HS báo cáo kết quả, Gv thống nhất kết quả.
Lưu ý khi HS làm GV bao quát lớp, giúp đỡ HS yếu.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
BGH kí duyệt:
tuần 9
Ngày soạn: 8/10/2012
Ngày dạy Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012
Tập đọc : 17
Cái gì quý nhất ?
Trịnh Mạnh
I. Mục đích yêu cầu
1. Đọc diễn cảm bài văn, biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
2. Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là quý nhất.
(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
II. Chuẩn bị :
III. Lên lớp
File đính kèm:
- Tuan 8.doc