Đề cương môn Lịch Sử 5

Câu 1: Em hóy nờu những băn khoăn suy nghĩ của Trương Định khi nhận được lệnh vua?

Trả lời:

Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhân dân Nam Kỳ đã đứng lên chống Pháp, nổi tiếng là phong trào kháng chiến dưới sự chỉ huy của Trương Định. Năm 1862, giữa lúc nghĩa quân Trương Định đang thu được thắng lợi làm cho quân Pháp hoang mang lo sợ thì có lệnh vua ban xuống: Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến của nhân dân 3 tỉnh miền Đông, đi An Giang nhậm chức lãnh binh ngay. Nhận được lệnh, Trương Định hết sức băn khoăn lo nghĩ. Làm quan thì phải tuân lệnh vua, nếu không sẽ chịu tội phản nghịch. Nhưng dân chúng và nghĩa quân không muốn giải tán lực lượng, một lòng một dạ tiếp tục kháng chiến. Giữa lệnh vua và ý dân. Trương Định không biết làm thế nào cho phải lẽ.

 

Câu 2: Em hóy cho biết tỡnh cảm của nhõn dõn đối với Trương Định. Trương Định đó làm gỡ để đáp lại lũng tin yờu của nhõn dõn?

Trả lời:

Giữa lúc ấy, chỉ huy đạo nghĩa quân đóng ở Tân An là Phan Tuấn Phát truyền thư cho các đạo nghĩa quân suy tôn Trương Định làm chủ soái. Sáng kiến đó được dân chúng và nghĩa quân khắp nơi ủng hộ. Họ đắp đàn mời Trương Định đến làm lễ, đem nhiễu điều quàng lên vai nhà yêu nước suy tôn ông là “ Bình Tây Đại nguyên soái”. Cảm kích trước niềm tin yêu của nghĩa quân và dân chúng, Trương Định đã không tuân lệnh vua ở lại cùng nghĩa quân chống giặc Pháp.

 

doc14 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 740 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương môn Lịch Sử 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đấu tranh của đồng bào miền Nam ở cả nông thôn và thành thị . Từ đây cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam không chỉ có hình thức đấu tranh chính trị mà còn kết hợp với đấu tranh vũ trang, đẩy quân Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động lúng túng. Câu 36: Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì? Trả lời Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam kháng chiến, ngày 19/5/1959, Trung ương Đảng quyết định mở “đường Trường Sơn”. Đường Trường Sơn ra đời đúng vào dịp ngày sinh của Bác Hồ kính yêu nên được gọi là đường Hồ Chí Minh. Câu 37: Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta? Trả lời Dưới mưa bom bão đạn của quân thù, trước những khó khăn gian khổ ngoài sức chịu đựng của con người, đường Trường Sơn ngày càng được mở thêm và vươn dài về phía nam của Tổ quốc. Trên con đường Trường Sơn. Miền Bắc chi viện suốt ngày đêm cho miền nam sức người, của cải, lương thực, vũ khí... đường Trường Sơn đã góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Câu 38: Hãy thuật lại cuộc tấn công vào sứ quán Mỹ của quân giải phóng miền Nam trong dịp Tết Mậu Thân 1968? Trả lời Cuộc tấn công vào tòa đại sứ Mỹ của quân giải phóng miền Nam trong dịp Tết Mậu Thân 1968: Thời khắc giao thừa vừa tới, một tiếng nổ rầm trời rung chuyển sứ quán Mỹ, làm sập một mảng tường bảo vệ. Các chiến sĩ đặc công lập tức bắn chết 4 tên lính gác, lao vào chiếm giữ tầng dưới sứ quán. Lính Mỹ bảo vệ sứ quán chống trả quyết liệt nhưng không đẩy lùi được cuộc tiến công của quân ta. Địch phải dùng máy bay lên thẳng chở thêm lính Mỹ đổ xuống nóc sứ quán để phản kích. Bọn chỉ huy hoảng hốt, bí mật đưa Đại sứ Mỹ chạy khỏi sứ quán bằng xe bọc thép. Cuộc chiến ở đây diễn ra suốt 6 giờ đồng hồ, khiến cho sứ quán Mỹ bị tê liệt. -Cùng với cuộc tiến công vào Sài Gòn, quân giải phóng tiến công đồng loạt ở hầu khắp các thành phố, thị xã miền Nam như Cần Thơ, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng, *Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đã tác động đến nhân dân Mĩ: Mĩ buộc phải thừa nhận thất bại một bước, chấp nhận đàm phán tại Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Nhân dân Mĩ đấu tranh rầm rộ, đòi chính phủ Mĩ phải rút quân khỏi Việt Nam trong thời gian ngắn nhất. Câu 39: Nêu ý nghĩa của cuộc tổng tấn công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968? Trả lời Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 làm cuộc cho Mĩ và quân đội Sài Gòn thiệt hại nặng nề, hoang mang lo sợ. Sự kiện này tạo ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, tạo thế thắng lợi cho quân dân ta. Câu 40: Tại sao Mĩ ném bom hủy diệt Hà Nội? Trả lời Mĩ ném bom hòng hủy diệt Hà Nội âm mưu khuất phục nhân dân ta lật lọng những thỏa thuận sẽ kí kết ở Hội nghị Pa-ri, buộc ta phải kí một hiệp định có lợi cho Mĩ. Câu 41: Tạị sao gọi chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”? Trả lời Vì: 12 ngày đêm chiến đấu và chiến thắng cuối năm 1972 là một chiến dịch phòng không oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc. Đây cũng là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử không quân Mĩ. Do tầm vóc vĩ đại của chiến thắng oanh liệt này mà người ta gọi đây là trận “ Điện Biên Phủ trên không”. Câu 42: Tạị sao ngày 30-12-1972 Tổng thống Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc? Trả lời Ngày 30-12-1972 Tổng thống Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc vì: -Mĩ đã thất bại trong âm mưu ném bom hủy diệt Hà Nội và một số thành phố ở miền Bắc để bắt nhân dân ta khuất phục Câu 43: Hiệp định Pa-ri về Việt Nam được kí kết vào thời gian nào, trong khung cảnh ra sao? Trả lời: Hiệp định Pa-ri về Việt Nam được kí kết vào ngày 27-1-1973. Hiệp định Pa-ri được kí kết trong khung cảnh: Ngay từ sáng sớm 27-1-1973, cờ đỏ sao vàng, cờ nửa đỏ, nửa xanh giữa có ngôi sao vàng được treo đầy đường phố Cle-be (Pa-ri). Nhiều nơi xuất hiện khẩu hiệu ủng hộ nhân dân Việt Nam Tòa nhà trung tâm các hội nghị quốc tế ở phố Cle-be được trang hoàng lộng lẫy, đội cảnh vệ quốc gia Pháp đội mũ đồng bóng loáng, gươm tuốt trần đứng nghiêm. Tại phòng họp lớn của tòa nhà, dưới ánh sáng của những chùm đèn pha lê, trước sự chứng kiến của nhiều nhà ngoại giao và nhiều phóng viên quốc tế, đại diện các phái đoàn tham gia đàm phán kí vào các văn bản của Hiệp định. *Những điểm cơ bản của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam: -Mĩ phải tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; -Phải rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam; -Phải chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam; -Phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam. * ý nghĩa của hiệp định Pa-ri: Hiệp định Pa-ri đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải rút khỏi nước ta, lực lượng cách mạng miền Nam chắc chắn sẽ mạnh hơn hẳn kẻ thù. Đó là thuận lợi rất lớn để nhân dân ta tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh, tiến tới thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Câu 44: Hãy thuật lại sự kiện lịch sử ngày 25-4-1976 ở nước ta. Trả lời Ngày 25-4-1976, cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội chung được tổ chức trong cả nước. Thành phố Hà Nội tràn ngập cờ và hoa. Nhân dân phấn khởi thực hiện quyền công dân của mình. Tại khu phố Ba Đình, đồng chí Lê Duẩn – Bí thư thứ nhất của Đảng bỏ lá phiếu đầu tiên. Thành phố Sài Gòn tràn ngập không khí ngày hội non sông. Khắp nơi đầy cờ, hoa biểu ngữ. Các cụ già tuy tuổi cao sức yếu nhưng vẫn cùng con cháu đến tận trụ sở bầu cử. Các cụ muốn tự tay bỏ lá phiếu của mình. Vui sướng nhất là lớp thanh niên vừa tròn 18 tuổi, lần đầu tiên đi bỏ phiếu lại được vinh dự cầm lá phiếu bầu Quốc hội thống nhất. Không chỉ ở Hà Nội, Sài Gòn mà ở tất cả các thành phố, vùng nông thôn trên đất nước Việt Nam đều tràn đầy niềm phấn khởi. Đến chiều 25-4 cuộc bầu cử kết thúc tốt đẹp, cả nước có 98,8% tổng số cử tri đi bầu. Câu 45: Quốc hội khóa VI đã có những quyết định trọng đại gì? Trả lời Những quyết định trọng đại của Quốc hội khóa VI là: -Lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. -Quyết định Quốc huy, Quốc kỳ là cờ đỏ sao vàng; Quốc ca là bài Tiến quân ca. -Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn – Gia Định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh Câu 46: Để xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình, cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô đã phải lao động ra sao? Trả lời Để xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình, cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô đã lao động gian khổ, sáng tạo cống hiến hết sức lực và tài năng. Câu 47: Vai trò của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đối với công cuộc xây dựng đất nước?Em biết thêm những nhà máy thủy điện nào đã và đang được xây dựng ở nước ta? Trả lời Nhờ đắp đập ngăn lũ Hoà Bình, đồng bằng Bắc bộ thoát khỏi những trận lụt khủng khiếp.Từ Hòa Bình, điện về tới mọi miền Tổ quốc. Các nhà máy thủy điện đã và đang được xây dựng là: Thác Bà, Trị An, Sông Hinh, Sơn La, Câu 48: Em hãy chọn 5 sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất nước ta từ năm 1858 đến nay và giải thích tại sao chọn 5 sự kiện đó? Trả lời: *5 sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất nước ta từ năm 1858 đến nay là: 1.Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930) 2.Cách mạng tháng Tám thành công (8-1945) 3.Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập (2-9-1945) 4.Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-1954) 5.Quân ta giải phóng Sài Gòn (30-4-1975) *5 sự kiện lịch sử trên tiêu biểu nhất vì: 1.Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, từ đó cách mạng nước ta có Đảng lãnh đạo giành được nhiều thắng lợi vẻ vang. 2.Cách mạng tháng Tám thành công, đã phá tan xiềng xích nô lệ lật đổ chế độ phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân. 3.Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 4.Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. 5.Quân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đất nước thống nhất và độc lập Cõu 49: Thụng qua cỏc bài lịch sử ở lớp 4, lớp 5, cho biết vỡ sao nhõn dõn ta giành thắng lợi trong cụng cuộc dựng nước và giữ nước? Trả lời: Nhõn dõn ta giành thắng lợi trong cụng cuộc dựng nước và giữ nước vì: Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn. Câu 50: Hãy nêu thời gian, sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kì 1858 – nay Trả lời Thời gian Sự kiện tiêu biểu 1-9-1858 Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam Năm 1862 Nổ ra cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nam kì Năm 1863 – 1871 58 bản hiến kế được dâng lên vua Tự Đức mong muốn đổi mới đất nước của Nguyễn Trường Tộ Năm 5-7-1885 Cuộc phản công ở kinh thành Huế Năm 1885 – 1896 Phong trào Cần Vương Từ năm 1905 – 1908 Phong trào Đông Du 5-6-1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước 3-2-1930 Đảng cộng sản Việt nam ra đời 12-9-1930 Cuộc biểu tình ở Hưng Nguyên Năm 1930 – 1931 Phong trào Xô - viết Nghệ Tĩnh 19-8-1945 Cách mạng tháng Tám thành công 28-8-1945 Cuộc tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước 2-9-1945 Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập 18-12-1946 Pháp gửi tối hậu thư đe dọa chính phủ ta 19-12-1946 Trung ương Đảng và Chính phủ họp quyết định phát động toàn quốc kháng chiến 20-12-1946 Đài tiếng nói Việt Nam phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh Thu - đông 1947 Chiến dịch Việt Bắc Thu - đông 1950 Chiến dịch Biên giới 16 đến 18-9-1950 Quân ta nổ súng tấn công cụm cứ điểm Đông Khê 2-1951 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng 1-5-1952 Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc khai mạc 13-3-1954 Ta nổ súng mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ 7-5-1954 Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng 21-7-1954 Lễ kí hiệp định Giơ ne vơ 17-1-1960 Nhân dân huyện Mỏ Cày, Bến Tre đứng lên khởi nghĩa 19-5-1959 Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn 18 đến 30-12-1972 Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không 27-1-1973 Lễ kí hiệp định Pa ri 30-4-1975 Giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước 25-4-1976 Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước 6-11-1979 Nhà máy thủy điện Hòa Bình được khởi công xây dựng

File đính kèm:

  • docDe cuong Lich su(1).doc