Địa lí CHÂU PHI
Các hoạt động Hoạt động cụ thể
1. Bài mới:27’
*Hoạt động 1: 9’
Mục tiêu: Giúp HS
Chỉ được vị trí của châu Phi trên bản đồ. .
Phương pháp:
Trực quan, hỏi đáp.
Đồ dùng:
Bản đồ thế giới
Vị trí địa lí và giới hạn của châu Phi
- HS quan sát bản đồ tự nhiên thế giới và cho biết:
+ Châu Phi nằm ở vị trí nào trên Trái đất ?
+ Châu Phi giáp với các châu lục nào ? đại dương nào?
+ Đường xích đạo đi qua phần lãnh thổ nào của châu Phi ?
- HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.GV theo dõi chỉnh sửa câu trả lời của HS.
- GV yêu cầu HS mở SGK(103), xem bảng thống kê diện tích và dân số các châu lục để biết :
+ Diện tích của châu Phi .
10 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 25 - Trường tiểu học Số 1 Triệu Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồi tính
- đổi đơn vị đo thời gian
Bài 2 :
HS đọc rồi thống nhất phép tính tương ứng để giải
Thời gian Lâm đi từ nhà đến viện bảo tàng lịch sử là :
35 phút + 2 giờ 20 phút = 2 giờ 55 phút
Đáp số : 2 giờ 55 phút
3 củng cố dặn dò : 3’
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài sau :Trừ số đo thời gian
Lịch sử: SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1. Bài cũ:5’
+Tuyến đường Trường Sơn có vai trò như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc ta ?
- GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới:27’
Hoạt động 1: 12’
Mục tiêu: Giúp HS
Nắm và thuât lại được diễn biến của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968
Phương pháp:
Thảo luận nhóm 6.
Đồ dùng:
SGK
Diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968.
*Bước 1: - GV chia nhóm và giao việc cho từng nhóm để thảo luận:
Nhóm 1: Tết Mậu Thân năm 1968 đã diễn rasự kiện gì ở miền Nam nước ta?
Nhóm 2: Thuật lại cuộc tấn công của quân giải phóng vào Sài Gòn. Trận nào là trận tiêu biểu trong đợt tấn công này?
Nhóm 3: Cùng với đợt tấn công vào Sài Gòn, quân giải phóng đã tiến công vào những nơi nào?
Nhóm 4: Tại sao cuộc Tổng tiến công của quân và dân miền Nam vào Tết Mậu Thân năm 1968 mang tính bất ngờ và đồng loạt ở quy mô lớn.
*Bước 2:
- Đại diện nhóm lên trình bày; lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Cuộc Tổng tiến công này bất ngờ vì:
+ Bất ngờ về thời điểm: đêm giao thừa.
+ Bất ngờ về địa điểm: tại các thành phố lớn, tấn công vào các cơ quan đầu não của địch.
Cuộc tấn công mang tính đồng loạt quy mô lớn: tấn công vào nhiều nơi, trên một diện rộng, vào cùng một lúc.
Hoạt động 2:15’
Mục tiêu: Giúp HS
Nêu được kết quả và ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
Phương pháp:
Đàm thoại
Đồ dùng:
SGK
Kết quả, ý nghĩa của cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968.
- Lớp thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 đã tác động như thế nào đến Mĩ và chính quyền Sài Gòn?
+ Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
- HS lần lượt trình bày, lớp nhận xét, bổ sung
-GV kết luận: + Trong giờ phút giao thừa thiêng liêng xuân Mậu Thân năm 1968, khi Bác Hồ vừa đọc thư chức mừng năm mới, cả Sài Gòn, cả miền Nam đồng loạt trút lửa xuống đầu thù. Trận công phá vào Tòa Đại Sứ Mĩ là một đòn sấm sét tiêu biểu của sự kiện Mậu Thân năm 1968.
+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã gây nổi kinh hoàng cho đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu. Từ đây cách mạng Việt Nam sẽ tiến dần đến thắng lợi hoàn toàn.
3. Củng cố dặn dò : 3’
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: ĐBP trên không
Thứ năm ngày tháng năm
Toán TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1-Bài cũ : 5’
Kiểm tra vở bài tập của học sinh
Nhận xét
2-Bài mới:32’
Hoạt động 1:15’
Mục tiêu : Giúp học sinh:
Biết cách thực hiện phép trừ số đo thời gian
Phương pháp:
Thảo luận nhóm kết hợp hoạt động cá nhân
Đồ dùng :
Bảng nhóm
Giới thiệu nội dung bài học
Thực hiện phép cộng số đo thời gian
Ví dụ 1:
GV nêu ví dụ, hình thành phép tính :
15 giờ 55phút – 13 giờ 10 phút
HS thảo luận nhóm 2 tìm cách thực phép tính
Các nhóm lần lượt trình bày, cả lớp nhận xét
GV kết luận:
-
15 giờ 55 phút
13 giờ 10 phút
2 giờ 45 phút
Vậy : 15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút = 2 giờ 45 phút
Ví dụ 2:
GV nêu ví dụ 2, HS hình thành phép tính tương ứng
HS vận dụng cách tính ví dụ 1 thực hiện phép tính
GV kết luận: -
3 phút 20 giây
2 phút 45 giây
HS nêu nhận xét 20 giây không trừ được cho 45 giây, vì vậy cần lấy 1 phút đổi ra giây.
Ta có: 3 phút 20 giây = 2 phút 80 giây
-
2 phút 80 giây
2 phút 45 giây
0 phút 35 giây
HS nêu nhận xét :
Khi trừ số đo thời gian cần trừ các số đo theo từng loại đơn vị
Trong trường hợp số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì cần chuyển đổi 1 đơn vị ở hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ như bình thường
Hoạt động 2:17’
Mục tiêu : Giúp học sinh:
Biết cách thực hiện phép trừ số đo thời gian để giải các bài toán đơn giản
Phương pháp:
Luyện tập thực hành
Thực hành
HS tự làm bài rồi chữa bài
Bài 1 ; 2 :HS tự làm rồi thống nhất kết quả
Bài 3 :
Lưu ý thời gian nghỉ không tính vào thời gian đi
Kết quả là 1 giờ 30 phút
3 củng cố dặn dò : 3’
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài sau :Trừ số đo thời gian
Kĩ thuật:
LẮP XE BEN
(tiết 2,3)
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1. Bài cũ : 5’
- Để lắp được xe ben ta phải lắp các bộ phận nào?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:27’
Hoạt động 1:10’
Mục tiêu : Giúp học sinh
Chọn đúng , đủ các chi tiết và lắp được xe ben.
Phương pháp :
hoạt động nhóm 4
Đồ dùng :
SGK, bộ lắp ghép
Giới thiệu nội dung bài học
HS thực hành lắp xe ben
- Chọn chi tiết:
+ Các nhóm chọn đúng, đủ các chi tiết rồi để ra nắp hộp.
+ GV kiểm tra.
- Lắp từng bộ phận:
+ 1-2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để HS nhớ lại quy trình lắp xe ben.
+ HS quan sát kỉ từng hình trong SGK
- GV lưu ý HS:
+ Khi lắp khung sàn xe và các giá đỡ, cần phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh thẳng 3 lỗ, thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài.
+ Khi lắp hệ thống trục bánh xe sau, cần lắp đủ, đúng số vòng hãm cho mỗi trục.
- HS thực hành lắp xe ben theo nhóm. GV theo dõi giúp đỡ HS.
- Lắp ráp xe ben: GV nhắc HS khi lắp xong cần kiểm tra sự nâng lên và hạ xuống của thùng xe.
Hoạt động 2: 17’
Mục tiêu : Giúp học sinh
Tự đánh giá được sản phẩm của nhóm mình và của ban
Phương pháp :
Trực quan, đàm thoại
Đồ dùng :
sản phẩm.
Đánh giá sản phẩm.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của mình.
- GV nêu các tiêu chí đánh giá sản phẩm như mục III SGK.
- Mỗi nhóm cử 1 đại diện để đánh giá sản phẩm của nhóm khác.
- GV đánh giá sản phẩm học tập của HS.
- HS tháo rời các chi tiết và bỏ ngay ngắn vào hộp.
3. Củng cố dặn dò : 3’
- Nhận xét về sự chuẩn bị và tinh thần học tập của cả lớp.
- Nhắc HS chuẩn bị tốt cho bài học sau
Thứ ngày tháng năm
Toán LUYỆN TẬP
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1-Bài cũ : 5’
Kiểm tra vở bài tập của học sinh
Nhận xét
2-Bài mới:32’
Hoạt động 1:8’
Mục tiêu : Giúp học sinh:
Củng cố kĩ năng đổi số đo thời gian
Phương pháp:
Luyện tập thực hành
Giới thiệu nội dung ôn tập
Bài 1:
HS nhắc lại mối quan hệ 1 số đơn vị đo thời gian đã học
HS tự làm bài rồi chữa bài
12 ngày = 288 giờ 1,6 giờ = 96 phút
3,4 ngày = 81,6 giờ 2 giờ 15 phút = 135 phút
4 ngày 12 giờ = 108 giờ 2,5 phút = 150 giây
giờ = 30 phút 4 phút 25 giây = 265 giây
Hoạt động 2:8’
Mục tiêu : Giúp học sinh:
Củng cố kĩ năng thực hiện phép cộng số đo thời gian
Phương pháp:
Luyện tập thực hành
Bài 2:
HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng số đo thời gian
HS tự làm bài rồi chữa bài
2 năm 5 tháng + 13 năm 6 tháng = 15 năm 11 tháng
4 ngày 21 giờ + 5 ngày 15 giờ = 9 ngày 36 giờ
= 10 ngày 12 giờ
13 giờ 34 phút + 6 giờ 35 phút = 19 giờ 69 phút
= 20 giờ 9 phút
Hoạt động 3:8’
Mục tiêu : Giúp học sinh:
Củng cố kĩ năng thực hiện phép trừ số đo thời gian
Phương pháp:
Luyện tập thực hành
Bài 3 :
HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng số đo thời gian
HS tự làm bài rồi chữa bài
-4 năm 3 tháng - 2 năm 8 tháng Đổi thành
3 năm 15 tháng – 2 năm 8 tháng = 1 năm 7 tháng
-15 ngày 6 giờ - 10 ngày 12 giờ đổi thành 14 ngày 30 giờ - 10 ngày 12 giờ = 4 ngày 18 giờ
-13 giờ 23 phút - 5 giờ 45 phút đổi thành
12 giờ 83 phút – 5 giờ 45 phút = 7 giờ 38 phút
Hoạt động 4:8’
Mục tiêu : Giúp học sinh:
Củng cố kĩ năng thực hiện phép trừ số đo thời gian để giải các bài toán đơn giản
Phương pháp:
Luyện tập thực hành
Bài 4 :
HS nêu cách tính rồi tự làm bài
Từ năm 1492 đến năm 1961 cách nhau số năm là :
1961 – 1492 = 469 ( năm )
Đáp số : 469 năm
3 củng cố dặn dò : 3’
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài sau :
Nhân số đo thời gian với 1 số
Khoa học: ÔN TẬP:
VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (tiết 2)
Các hoạt động chủ yếu
Hoạt động cụ thể
1. Bài cũ : 5’
- Nêu tính chất của đồng.
- Hãy kể tên một số đồ dùng sử dụng năng lượng điện.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:27’
Hoạt động 1: 10’
Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố kiến thức về việc sử dụng điện.
Phương pháp: Trò chơi
Đồ dùng: bảng phụ
Trò chơi: “Thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện”
Bước 1:
- GV phổ biến luật chơi: Hai đội tham gia chơi, mỗi đội 5 em đứng theo hàng dọc. Khi nghe GV hô “bắt đầu” thì HS đứng đầu mỗi đội lên viết tên một dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện rồi quay về đứng cuối hàng, tiếp đến là HS thứ hai, thứ 3....Hết thời gian đội nào ghi được đúng nhiều dụng cụ hoặc máy móc hơn sẽ thắng.
Bước 2:
- GV tổ chức cho HS chơi; lớp cổ vũ cho các đội.
- HS nhận xét kết quả của hai đội
- GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc
Hoạt động 2: 17’
Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố kiến thức về việc tiết kiệm để tránh lãng phí điện
Phương pháp:
Thảo luận cặp
Đồ dùng:
Phiếu học tập
Thảo luận về việc tiết kiệm điện
- GV giao việc cho HS
- Hai HS ngồi cùng bàn thảo luận rồi ghi vào phiếu học tập sau:
Dụng cụ, máy móc sử dụng điện
Đánh giá của bạn
Bằng chứng
Bạn có thể làm gì để tiết kiệm, chống lãng phí
Việc sử dụng hợp lí không gây nên lãng phí
Thỉnh thoảng còn sử dụng khi không cần thiết
Thường xuyên sử dụng khi không cần thiết gây nên lãng phí
- HS trình bày trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận
3. Củng cố - dặn dò:3’
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau: cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
Sinh hoạt
LỚP
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
Nhận xét hoạt động tuần 25
Kế hoạch tuần 26
-Ổn định được nền nếp lớp
-vệ sinh trường lớp sạch sẽ
Về học tập
Có đầy đủ dụng cụ học tập
Đến lớp đúng giờ
. Chuẩn bị bài , học bài cũ có tiến bộ rỏ rệt
Thực hiện tốt nội qui, qui định của nhà trường như: đồng phục, ghế ngồi chào cờ
Một số bạn có tiến bộ rỏ rệt như : Kim Thảo, Thu Thảo, Thuý Vi
Nhắc nhở: Khắc Hà, Trâm ,Hạnh, Loan
Duy trì ổn định nền nếp lớp
Hoàn thiện không gian lớp học
kiểm tra vở rèn chữ
kiểm tra vở sạch chữ đẹp
Thi viết chữ đẹp cấp trường
Tập trung ôn tập chuẩn bị thi giữa kì II
File đính kèm:
- TUN25~1.doc