Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử lớp 5 - Bài 1 đến bài 5

“BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết :

- Trong thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào đấu tranh chốn Pháp ở Nam Kì. Nêu được các sự kiện chủ yếu về Trương Định: không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp.

 - Biết các đường phố, trường học, . ở địa phương mang tên Trương Định.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bản đồ hành chính Việt Nam

 - Phiếu học tập

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử lớp 5 - Bài 1 đến bài 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Chân dung Nguyễn Trường Tộ. - Phiếu học tập III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Nội dung Giáo viên Học sinh A. KTBC: 1 số nội dung kiến thức bài 1. B. BÀI MỚI a) Giới thiệu bài: b) Nội dung bài: 1. Tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ 2. Tình hình đất nước ta trước sự xâm lược của thực dân Pháp 3. Những đề nghị canh tân đất nuớc của Nguyễn Trường Tộ. + Em hãy nêu những băn khoăn, suy nghĩ của Trương Định khi nhận được lệânh vua? + Em hãy cho biết tình cảm của nhân dân ta đối với Trương Định? + Phát biểu cảm nghĩ của em về Trương Định? - GV nhận xét Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài học Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm tìm hiểu các thông tin về Nguyễn Trường Tộ: + Năm sinh, năm mất của Nguyễn Trường Tộ. + Quê quán của ông + Trong cuộc đời của mình ông đã được đi đâu và tìm hiểu những gì? + Ông đã có suy nghĩ gì để cứu nước nhà khỏi tình trạng lúc bấy giờ? - Cho HS trình bày kết quả - GV nhận xét, ghi một số nét chính về tiểu sử Nguyễn Trường Tộ lên bảng - GV yêu cầu HS tiếp tục hoạt động theo nhóm, trả lời các câu hỏi: + Theo em tại sao thực dân Pháp có thể dễ dàng xâm lược nước ta? + Điều đó cho thấy tình hình đất nước ta lúc đó như thế nào? - GV cho HS báo cáo kết quả trước lớp. + Theo em, tình hình đất nước như trên đã đặt ra yêu cầu gì để khỏi bị lạc hậu? - GV yêu cầu HS tự làm việc với SGK, trả lời câu hỏi: + Nguyễn Trường Tộ đưa ra những đề nghị gì để canh tân đất nước? + Nhà vua và triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào với những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ? Vì sao? - Cho HS báo cáo kết quả làm việc trước lớp. + 3 HS trả lời - HS nghe - HS làm việc theo nhóm, thảo luận, tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ. + HS lần lượt trả lời. - Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến. - HS hoạt động trong nhóm cùng trao đổi và trả lời câu hỏi. - Đại diện 1 nhóm HS phát biểu ý kiến trước lớp, HS các nhóm khác bổ sung ý kiến. - HS trao đổi và nêu ý kiến. - HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi của GV: + HS trả lời + HS trả lời - 2 HS nêu ý kiến của mình trước lớp. Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài: Cuộc phản công ở kinh thành Huế Lịch sử CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS: - Tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức. - Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương. - Nêu tên một số đường phố, trường học, liên đội thiếu niên tiền phong, ... ở địa phương mang tên những nhân vật nói trên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ hành chính Việt Nam, hình minh họa trong SGK - Phiếu học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Nội dung Giáo viên Học sinh 1. Người đại diện phía chủ chiến 2. Nguyên nhân diễn biến và ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế 2. Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương A. Kiểm tra bài cũ: + Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ. + Những đề nghị đó của Nguyễn Trường Tộ có được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện không? Vì sao? + Phát biểu cảm nghĩ của em về việc làm của Nguyễn Trường Tộ. - GV nhận xét cho điểm từng HS. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: Trong phần lịch sử lớp 4, các em đã được biết về một kinh thành Huế uy nghiêm, tráng lệ ven dòng Hương Giang.Tiết học hôm nay chúng ta cùng trở về với sự việc bi tráng diễn ra đêm ngày 5 – 7 – 1885 tại kinh thành Huế. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi: + Quan lại triều đình nhà Nguyễn có thái độ đối với thực dân Pháp như thế nào? + Nhân dân ta phản ứng thế nào trước sự việc triều đình kí hiệp ước với thực dân Pháp? - Cho HS trình bày kết quả - GV nhận xét - GV yêu cầu HS tiếp tục hoạt động theo nhóm. + Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế? + Hãy thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế? - GV cho HS báo cáo kết quả trước lớp. - GV nhận xét kết quả thảo luận củaHS - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Sau khi cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã làm gì? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào với phong trào chống Pháp của nhân dân ta? + Hãy kể tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương - Yêu cầu HS trao đổi những thông tin, hình ảnh tìm hiểu được về ông vua yêu nước Hàm Nghi và về Chiếu Cần Vương. - Cho HS trình bày kết quả trước lớp. ? Nêu tên một số đường phố, trường học, liên đội thiếu niên tiền phong, ... ở địa phương mang tên những nhân vật nói trên - 3 HS lần lượt lên bảng trả lời - HS nghe - HS làm việc cá nhân, đọc SGK và tìm câu trả lời. - 2 HS lần lượt trả lời. HS cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến . - HS hoạt động trong nhóm cùng trao đổi và trả lời câu hỏi. - 3 nhóm HS cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận, HS các nhóm khác bổ sung ý kiến - HS trả lời. - HS làm việc theo nhóm. - 3 HS lần lượt trình bày trước lớp Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX Lịch sử XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ XX I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS: - Biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đều thế kỉ XX: + Về kinh tế: xuất hiện nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, đường ô tô, đường sắt, ... + Về xã hội: xuất hiện các tầng lớp mới: chủ xưởng, nhà buôn, công nhân, ... II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình minh họa trong SGK - Phiếu học tập - Tranh ảnh, tư liệu về kinh tế xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Nội dung Giáo viên Học sinh A. KIỂM TRA BÀI CŨ B. BÀI MỚI 1. Những thay đổi của nền kinh tế Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX 2. Những thay đổi trong xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX và đời sống của nhân dân + Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế đêm 5/7/1885 ? + Thuật lại diễn biến của cuộc phản công này. + Cuộc phản công ở kinh thành Huế đêm 5/7/1885 có tác động gì đến lịch sử nước ta khi đó ? - GV nhận xét cho điểm từng HS. 1. Giới thiệu bài: Vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX sau khi dập tắt những cuộc khởi nghĩa cuối cùng của phong trào Cần Vương, thực dân Pháp đặt ách thống trị và tăng cường bóc lột, vơ vét tài nguyên đất nước ta. Chính việc này đã dẫn đến sự biến đổi kinh tế và xã hội của đất nước ta. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi: + Trước khi thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế Việt Nam có những ngành nào là chủ yếu ? + Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam chúng đã thi hành những biện pháp nào để khai thác, bóc lột vơ vét tài nguyên của nước ta? Những việc làm đó đã dẫn đến sự ra đời của những ngành kinh tế mới nào ? + Ai là người được hưởng những nguồn lợi do phát triển kinh tế ? - Cho HS trình bày kết quả - GV nhận xét - GV yêu cầu HS tiếp tục hoạt động theo nhóm, trả lời các câu hỏi: + Trước đây khi thực dân Pháp vào xâm lược, xã hội Việt Nam có những tầng lớp nào ? + Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam, xã hội gì thay đổi, có thêm những tầng lớp mới nào ? + Nêu những nét chính về đời sống của công nhân và nông dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. - GV cho HS báo cáo kết quả trước lớp. - GV nhận xét kết quả thảo luận của HS ? Vì sao có sự biến đổi KT - XH ở nước ta? + 3 HS lần lượt lên bảng - HS nghe - HS làm việc cá nhân, đọc SGK và lần lượt trả lời. - 2 HS lần lượt trả lời. HS cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến . - HS hoạt động trong nhóm cùng trao đổi và trả lời câu hỏi. - 3 nhóm HS cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận, HS các nhóm khác bổ sung ý kiến. - HS nghe. - HS khá, giỏi trả lời (do chính sách tăng cường khai thác thuộc địa của TDP). Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài: Phan Bội Châu và phong trào Đông Du Lịch sử PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS: - Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX (giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu). - Giáo dục học sinh lòng yêu nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Chân dung Phan Bội Châu - Phiếu học tập - Tranh ảnh, tư liệu về phong trào Đông Du và Phan Bội Châu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Nội dung Giáo viên Học sinh 1. Tiểu sử Phan Bội Châu. 2. Sơ lược về phong trào Đông Du A. Kiểm tra bài cũ: + Từ cuối thế kỷ XIX, ở Việt Nam đã xuất hiện những ngành kinh tế mới nào ? + Những thay đổi về kinh tế đã tạo ra những giai cấp, tầng lớp mới nào trong xã hội Việt Nam. - GV nhận xét, cho điểm. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: Đầu thế kỷ XX ở nước ta có hai phong trào chống Pháp tiêu bỉeu do hai chí sĩ yêu nước là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh lãnh đạo. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Chia sẻ với các bạn trong nhóm thông tin, tư liệu em tìm hiểu được về Phan Bội Châu. + Cả nhóm cùng thảo luận, chọn lọc thông tin để viết thành tiểu sử Phan Bội Châu. - Cho HS trình bày kết quả - GV nhận xét - GV yêu cầu HS tiếp tục hoạt động theo nhóm, trả lời các câu hỏi: + Phong trào Đông Du diễn ra vào thời gian nào ? Ai là người lãnh đạo ? Mục đích của phong trào là gì ? + Nhân dân trong nước, đặc biệt là các thanh niên yêu nước đã hưởng ứng phong trào Đông du như thế nào ? + Kết quả của phong trào Đông du - GV cho HS báo cáo kết quả trước lớp. - GV nhận xét kết quả thảo luận của HS + Tại sao trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập ? + Tại sao phong trào Đông du thất bại ? - 2 HS lần lượt lên bảng trả lời. - HS nghe - HS làm việc theo nhóm lần lượt trả lời. - Đại diện 1 nhóm HS trình bày ý kiến, các nhóm khác theo dõi bổ sung ý kiến. - HS làm việc theo nhóm, thảo luận cùng rút ra những nét chính của phong trào Đông Du. - 3 nhóm HS cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận, HS các nhóm khác bổ sung ý kiến. + HS trả lời. + HS khá, giỏi trả lời. Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước

File đính kèm:

  • docLich su lop 5 Theo chuan KTKN moi.doc
Giáo án liên quan