Giáo án Lớp 5 Tuần 19 - Trường tiểu học Số 1 Triệu Phước

Toán

 DIỆN TÍCH HÌNH THANG

Các hoạt động Hoạt động cụ thể

1- Bài cũ :5’ Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh

Nhận xét

2- Bài mới:32’

Hoạt động 1 :15’

Mục tiêu: Giúp học sinh

Hình thành công thức tính diện tích hình thang

Phương pháp:

Quan sát ,đàm thoại

Đồ dùng:

Bộ đồ dùng dạy toán 5 Giới thiệu nội dung bài học

Hình thành công thức tính diện tích hình thang

GV hướng dẫn HS xác định trung điểm M cạnh BC

Cắt ghép để được hình tam giác

HS thảo luận nhóm theo gợi ý:

*Nhận xét diện tích hình thang ABCD với diện tích tam giác ADK

*Mối quan hệ giữa cạnh đáy của tam giác ADK với tổng hai đáy của hình thang ABCD

Chiều cao của hình thang ABCD với chiều cao của tam giác ADK

*HS viết công thức tính diện tích tam giác ADK, rút ra công thức tính diện tích hình thang

 

doc11 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 19 - Trường tiểu học Số 1 Triệu Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài toán có liên quan Giáo dục HS yêu thích môn học Phương pháp: Luyện tập thực hành Bài 3: HS đọc yêu cầu bài toán Phân tích bài toán Học sinh tự làm bài rồi chữa bài Diện tích mảnh vườn hình thang: ( 50 + 70 ) x 40 : 2 = 2400 (m2 ) Diện tích đất trồng đu đủ là : 2400 x 30 : 100 = 720 (m2 ) Số cây đu đủ trồng được là : 720 : 1,5 = 480 ( cây ) b) diện tích đất trồng chuối : 2400 x 25 : 100 = 600 (m2 ) Số cây chuối trồng được : 600 : 1 = 600 ( cây ) Số cây chuối nhiều hơn số cây đu đủ là : 600 – 480 = 120 ( cây ) Đáp số : a- 480 cây b- 120 cây 3 Củng cố dặn dò : 3’ Nhận xét giờ học Chuẩn bị bài sau : hình tròn, đường tròn Lịch sử: CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1. Bài cũ :5’ - Nhận xét bài kiểm tra học kì I. 2. Bài mới:27’ Hoạt động 1:13’ Mục tiêu : Giúp học sinh: Biết được tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của thực dân Pháp. Phương pháp : Làm việc cá nhân Đồ dùng : SGK Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và âm mưu của giặc - HS đọc SGK và tìm hiểu hai khái niệm: Tập đoàn cứ điểm và pháo đài. - Một số HS trình bày - GV nhận xét, kết luận: + Tập đoàn cứ điểm là gồm nhiều cứ điểm + Pháo đài: công trình quân sự kiên cố vững chắc để phòng thủ. - HS chỉ vị trí của Điện Biên Phủ trên bản đồ. ? Theo em, vì sao thực dân Pháp lại xây dựng Điện Biên Phủ thành pháo đài vững chắc nhất Đông Dương? - GV kết luận: thực dân Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ phủ thành pháo đài kiên cố, vững chắc nhất Đông Dương với âm mưu thu hút và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta. Hoạt động 2:14’ Mục tiêu : Giúp học sinh + Biết được diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ . + Nắm được ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ. Phương pháp : Thảo luận nhóm 6 Đồ dùng: SGK Chiến dịch Điện Biên Phủ - GV chia nhóm và giao việc cho từng nhóm. + Nhóm 1: Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ? Quân và dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch như thế nào? + Nhóm 2: Ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ gồm mấy đợt tấn công? thuật lại từng đợt tấn công đó? + Nhóm 3:Vì sao ta dành được thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ? Thắng lợi của Điện Biên Phủ có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử của dân tộc ta. + Nhóm 4: Kể tên một số gương chiến đấu tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc oanh liệt cuộc tiến công đông – xuân 1953-1954 của ta, đập tan " pháo đài không thể công phá" của giặc Pháp, buộc chúng phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ, rút quân về nước, kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp gian khổ trường kì. 3. Củng cố dặn dò : 3’ - Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ - Nhận xét tiết học. Thứ năm ngày 15 tháng 1 năm 2009. Toán HÌNH TRÒN , ĐƯỜNG TRÒN Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1. Bài cũ : 5’ Kiểm tra đồ dùng học tập của HS Nhận xét 2. Bài mới:32’ Hoạt động 1:15’ Mục tiêu : Giúp học sinh -Nhận biết về hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn như: tâm, bán kính, đường kính Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn Phương pháp : Quan sát hỏi đáp Đồ dùng : bộ đồ dùng toán 5 Giới thiệu nội dung bài học 1- Giới thiệu về hình tròn, đường tròn GV đưa ra tấm bìa hình tròn , chỉ tay lên mặt tấm bìa và giới thiệu : Đây là hình tròn GV dùng compa vẽ hình tròn lên bảng và giới thiệu :đầu chì của compa vạch ra một đường tròn A B O O là tâm của hình tròn OA là bán kính AB là đường kình HS dùng compa để vẽ hình tròn GV hướng dẫn HS vẽ bán kính HS thảo luận tìm ra đặc điểm : tất cả các bán kính của một hình tròn đều bằng nhau GV hướng dẫn HS vẽ đường kính HS thảo luận tìm ra đặc điểm : Trong một hình tròn đường kính dài gấp hai lần bán kính Hoạt động 2:17’ Mục tiêu : Giúp học sinh Củng cố biểu tượng về hình tròn đường tròn và rèn kĩ năng nhận diện hình tròn đường tròn Phương pháp : Luyện tập thực hành Thực hành: Bài 1,bài 2 HS rèn luyện kĩ năng sử dụng compa để vẽ hình tròn Bài 3 : Rèn kĩ năng vẽ phối hợp đường tròn và hai nữa đường tròn 3. Củng cố dặn dò : 3’ Nhận xét tiết học Chuẩn bị bài sau : chu vi hình tròn Kĩ thuật: NUÔI DƯỠNG GÀ Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1. Bài cũ :5’ - Nêu tác dụng của thức ăn nuôi gà và cách sử dụng các loại thức ăn đó. 2. Bài mới:27’ Hoạt động 1:13’ Mục tiêu : Giúp học sinh Nắm được mục đích và tác dụng của việc nuôi dưỡng gà. Phương pháp : Thảo luận cặp Đồ dùng : SGK Giới thiệu nội dung bài học Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc nuôi dưỡng gà. - Hai Hs ngồi cùng bàn thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: + Ở gia đình em cho gà ăn những thức ăn gì? + Nhà các em thường cho gà ăn vào thời gian nào? + Lượng thức ăn cho gà ăn hằng ngày ra sao? Cho gà uống nước vào lúc nào? + Cho ăn, uống như thế nào? - Đại diện cặp lên trình bày kết quả thảo luận. Các cặp khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: Nuôi dưỡng gà gồm hai công việc chủ yếu là cho gà ăn và cho gà uống nhằm cung cấp nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho gà. Nuôi dưỡng hợp lí sẽ giúp gà khỏe mạnh, lớn nhanh, sinh sản tốt. muốn nuôi gà tốt đạt năng suất cao phải cho gà ăn, uống đủ chất, đủ lượng, hợp vệ sinh. Hoạt động 2:14’ Mục tiêu : Giúp học sinh Biết cách cho gà ăn, uống. Phương pháp : Thảo luận nhóm 4 Đồ dùng : SGK, bảng nhóm Tìm hiểu cách cho gà ăn uống - Gv chia nhóm và giao việc cho từng nhóm. + Nhóm 1,2: Em hãy cho biết vì sao gà giò cần cho ăn nhiều thức ăn cung cấp chất bột đường và chất đạm. + Nhóm 3,4: Theo em cần cho gà đẻ ăn những thức ăn nào để cung cấp nhiều chất đạm, chất khoáng và vi – ta – min. Nhóm 5,6: Quan sát hình 2 trong SGK và cho biết người ta cho gà ăn, uống như thế nào? - Các nhóm thảo luận rồi ghi vào bảng nhóm. - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: tùy theo lứa tuổi của gà và tùy theo mục đích của việc nuôi gà mà ta có chế độ ăn, uống cho phù hợp 3. Củng cố dặn dò : 3’ - Thế nào là nuôi dưỡng gà? - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau : Thứ sáu ngày 16 tháng 1 năm 2009 Toán CHU VI HÌNH TRÒN Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1-Bài cũ :5’ Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh 2-Bài mới:32’ Hoạt động 1:15’ Mục tiêu: Giúp học sinh Nắm được quy tắc tính chu vi hình tròn Giáo dục HS yêu thích môn học Phương pháp: Quan sát, đàm thoại Đồ dùng: Bộ đồ dùng dạy toán lớp 5 Giới thiệu nội dung bài học 1-Hình thành công thức tính chu vi hình tròn Bước 1: đánh dấu điểm A trên đường tròn Lăn hình tròn trên thước đo có chia đến mm Bước 2: Lấy số đo tìm được chia cho đường kính So sánh kết quả phép chia vừa tìm được GV kết luận muốn tính chu vi hình tròn ta lấy đường kính nhân với số 3,14 GV giới thiệu C là chu vi, d là đường kính HS viết công thức vào nháp C = d x 3,14 Hoặc C = r x 2 x 3,14 HS vận dụng công thức tính: Tính chu vi hình tròn có : Đường kính 6 cm C = 6 x 3,14 = 18,84 ( cm ) b) Bán kính 5 cm C =5 x 2 x 3,14 = 31,4 ( cm ) Hoạt động 2:17’ Mục tiêu: Giúp học sinh Vận dụng được quy tắc tính chu vi hình tròn Giáo dục HS yêu thích môn học Phương pháp: Luyện tập thực hành Thực hành Học sinh tự làm bài rồi chữa bài Bài 1: HS áp dụng quy tắc tính chu vi hình tròn 0,6 x 3,14 = 1,884( cm) b) 2,5 x 3,14 = 7,85( dm) Đổi m = 0,8 m c) 0,.8 x 3,14 = 2,512 ( m) Bài 2 : a) 2,75 x 2 x 3,14 = 17,27( cm) b) 6,5 x 2 x 3,14 = 40,82( dm) Đổi m = 0,5 m c) 0,5 x 2 x 3,14 = 3,14 ( m) 3 Củng cố dặn dò : 3’ HS nhắc lại quy tắc , công thức Nhận xét giờ học Chuẩn bị bài sau : luyện tập Khoa học: SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC (tiết 1) Các hoạt động chủ yếu Hoạt động cụ thể 1. Bài cũ : 5’ - Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí. - GV nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới:27’ Hoạt động 1: 27’ Mục tiêu: Giúp HS biết + Làm thí nghiệm để nhận ra sự biến đổi từ chất này sang chất khác. + Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hóa học Phương pháp: thực hành, thảo luận nhóm 6 Đồ dùng: SGK, giấy, đường Thí nghiệm - GV chia nhóm và giao việc cho từng nhóm. - Nhóm 1,2: Làm thí nghiệm 1: Đốt một tờ giấy. + Mô tả hiện tượng xảy ra. + Khi bị cháy, tờ giầy còn giữ nguyên tính chất ban đầu của nó không? - Nhóm 3,4: Làm thí nghiệm 2: Cho đường vào ống nghiệm rồi chưng đường trên ngọn đèn cồn. + Mô tả hiện tượng xảy ra. + Dưới tác dụng của nhiệt, đường có còn giữ được tính chất ban đầu của nó không?( Hòa tan đường vào nước ta được gì? Đem chưng cất dung dịch đường, ta được gì? Như vậy, đường và nước có bị biến đổi thành chất khác khi hòa tan vào nhau thành dung dịch không?) - Các nhóm thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng nhóm theo mẫu sau: Thí nghiệm Mô tả hiện tượng giải thích hiện tượng - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: Tờ giấy bị đốt cháy thì nó đã biến đổi thành chất khác, không còn giữ được tính chất ban đầu. ? Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác như thí nghiệm trên gọi là gì? ? Sự biến đổi hóa học là gì? + Hiện tượng chất này biến đổi thành chất khác như hai thí nghiệm đã làm ở trên gọi là sự biến đổi hóa học. Nói cách khác, sự biến đổi hóa học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác 3. Củng cố - dặn dò:3’ - Thế nào là sự biến đổi hóa học. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: tiết 2 Sinh hoạt: LỚP Các hoạt động Hoạt động cụ thể Nhận xét hoạt động tuần 19 Kế hoạch tuần 20 -Ổn định được nền nếp lớp -vệ sinh trường lớp sạch sẽ Về học tập Có đầy đủ dụng cụ học tập Đến lớp đúng giờ . Chuẩn bị bài ,học bài cũ có tiến bộ rỏ rệt Thực hiện tốt nội qui, qui định của nhà trường như: đồng phục, ghế ngồi chào cờ Một số bạn có tiến bộ rỏ rệt như : Kim Thảo, Thu Thảo, Thuý Vi Nhắc nhở: Khắc Hà, Trâm ,Hạnh, Loan Duy trì ổn định nền nếp lớp Hoàn thiện không gian lớp học kiểm tra vở rèn chữ kiểm tra vở sạch chữ đẹp Tập trung ôn tập chuẩn bị thi cuối kì 1

File đính kèm:

  • docTUN19~1.doc
Giáo án liên quan