Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần học 24

-Kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần.

H: Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?

H: Bài thơ nói lên điều gì?

-GV nhận xét, cho điểm.

 Mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam luôn có những qui định yêu cầu mọi người phải tuân theo. Những qui định ấy sẽ giúp cộng đồng có cuộc sống thanh bình, yên ổn. Bài học hôm nay sẽ giới thiệu với các em một số luật lệ xưa của dân tộc Ê-đê, một dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

 

doc20 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần học 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để nối vế câu 1 với vế câu 2 +Nếu lược bỏ các từ in đậm thì câu văn không còn chặt chẽ, trở nên khô khan. c) Bài 3: HS lần lượt nêu những từ có thể thay thế từ in đậm và đọc câu mình vừa thay thế cặp từ, Hs nhận xét. Hoạt động 2: (3p) Phần ghi nhớ -Cho 3 HS đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK, lớp đọc thầm. -3 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ mà không nhìn sách. Hoạt động 3: (17p) Luyện tập MT: Biết tìm những cặp từ hô ứng trong câu văn đã cho; tìm cặp từ hô ứng thích hợp để điền vào chỗ trống. ĐD: VBT Tiếng Việt Bút dạ + giấy khổ to; băng giấy ghi 3 câu ở bài tập 1 PP: Động não, thảo luận,thực hành. a)Bài tập 1: Cho HS đọc yêu cầu của bài tập. GV giao việc: Xác định các vế câu và tìm từ nối các vế câu. -HS làm bài vào VBT. GV dán 3 băng giấy lên bảng, mời 3 HS lên bảng làm. -Lớp nhận xét bài làm của bạn. -GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. b)Bài tập 2: Cho HS đọc yêu cầu của bài tập. Cách tiến hành tương tự bài tập 1. Cặp từ hô ứng cần điền là: a) càng...càng... b) mới...đã...; chưa...đã...; vừa...đã... c) bao nhiêu...bấy nhiêu... -HS chép lời giải đúng vào VBT Củng cố, dặn dò: (2p) -GV nhận xét tiết học -Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học về cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng. Thứ sáu ngày 29 tháng 2 năm 2008 Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật. Các hoạt động Cách tiến hành Kiểm tra bài cũ: (4p) -2 HS lần lượt đọc đoạn văn đã viết ở tiết Tập làm văn trước. -GV nhận xét + cho điểm. Bài mới: Giới thiệu bài:(1p) Trong tiết TLV hôm nay, các em tiếp tục ôn tập về văn tả đồ vật - củng cố kĩ năng lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật, trình bày miệng dàn ý bài văn. Hoạt động 1: (20p) Hướng dẫn HS làm bài tập 1 MT: Ôn luyện củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả đồ vật. ĐD: Tranh vẽ hoặc ảnh chụp 1 số vậy dụng. Bút dạ + giấy khổ to cho HS làm bài. PP: Quan sát, động não, thực hành. -Cho HS đọc 5 đề của bài tập 1, GV ghi 5 đề bài lên bảng. -GV giao việc: + Các em đọc kĩ 5 đề. + Chọn 1 trong 5 đề. + Lập dàn ý cho đề đã chọn. -Một số HS nói đề bài em đã chọn. -GV ckiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS. -1 HS đọc gợi ý trong SGK. -Cho HS lập dàn ý. GV phát giấy cho 5 HS. GV: Dựa vào gợi ý, các em hãy viết nhanh dàn ý bài văn. 5 em viết ra giấy cô phát, các em còn lại viết ra giấy nháp. -5 em HS viết ra giấy lên dán trên bảng lớp và trình bày, lớp nhận xét. -GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh cho dàn ý trên bảng. -Mỗi HS tự sửa dàn ý bài viết của mình. Hoạt động 2: (12p) Hướng dẫn HS làm bài tập 2 MT: Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật - trình bày rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên, tự tin. ĐD: Dàn ý đã làm ở BT1 PP: Thuyết trình. -Một HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm. -GV giao việc: + Dựa vào dàn ý các em đã lập, các em tập nói trong nhóm. + Các em tập nói trước lớp. -HS làm việc theo nhóm 4. Một HS trình bày + 3 bạn còn lại góp ý. -Đại diện các nhóm lên nói trước lớp theo dàn bài đã lập đã được các bạn trong nhóm góp ý. -Lớp nhận xét. -GV nhận xét, khen những HS lập dàn ý tốt, biết nói dựa theo dàn ý đã lập. Củng cố, dặn dò: (3p) -GV nhận xét tiết học. -Dặn những HS về nhà viết dàn ý chưa đạt về nhà viết lại cho tốt hơn. -Về nhà đọc lại 5 đề văn đã cho, chuẩn bị kĩ để tiết sau làm bài kiểm tra viết. Toán: Luyện tập chung. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (5p) GV chấm điểm ở VBT GV nhận xét + ghi điểm Bài mới: Giới thiệu bài: (1p) GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học Bài mới: Hoạt động 1: (12p) Hướng dẫn HS làm bài tập1 MT: Ôn tập và rèn luyện kĩ năng tính diện tích xung quanh, thể tích của hhcn. ĐD: Hình vẽ trong SGK, bảng nhóm. PP: Quan sát, động não, thực hành. -Một HS đọc đề bài toán. GV yêu cầu HS thảo luận cùng bạn để nêu ra cách tính. -Đại diện các nhóm trình bày cách giải, GV nhận xét (nếu lớp yếu, GV hướng dẫn các em trình tự làm bài) -HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích đáy, thể tích hình hộp chữ nhật. -HS làm bài vào vở. 1 HS làm bài vào bảng nhóm. -HS làm bài trên bảng nhóm trình bày. Lớp nhận xét bài làm của bạn. HS dưới lớp trao đổi vở cho nhau để kiểm tra. -GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS. Hoạt động 2: (16p) Hướng dẫn HS làm bài tập2 MT: Ôn tập và rèn luyện kĩ năng tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hlp. ĐD: Bảng nhóm PP: Động não, quan sát, thực hành -Một HS đọc đề bài toán. -GV yêu cầu HS nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương. -HS làm bài vào vở. Một HS làm bài vào bảng nhóm. -HS nhận xét bài làm của bạn. GV nhận xét bài làm của HS và trình bày bài giải. Diện tích xung quanh của hình lập phương là: 1,5 x 1,5 x 4 = 9 ( m2 ) Diện tích toàn phần của hình lập phương là: 1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 ( m2 ) Thể tích của hình lập phương là: 1,5 x 1,5 x 1,5 = 3, 375 ( m3 ) Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập3 MT: HS biết so sánh thể tích của 2 hình lập phương. ĐD: Hình vẽ như sách giáo khoa. PP: Quan sát, nhận xét -GV cho HS đọc đề bài toán và quan sát hình vẽ như SGK. -GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để giải bài toán. -Các nhóm thảo luận và làm bài. Đại diện các nhóm trình bày bài làm của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét. -GV nhận xét và hướng dẫn HS thực hiện như sau: a) Diện tích toàn phần là: Hình N là: a x a x 6 Hình M là: (a x 3) x (a x 3) x 6 = (a x a x 6) x (3 x 3) = (a x a x 6) x 9 Vậy diện tích toàn phần của hình M gấp 9 lần diện tích toàn phần của N. b) Hướng dẫn tương tự như câu a. Nhóm nào làm chưa đúng, chữa bài. Củng cố, dặn dò: (3p) GV nhận xét tiết học. Về nhà làm bài vào VBT. Ôn lại bài để tiết sau kiểm tra. Hoạt động tập thể: Bom mìn, vật liệu chưa nổ cản trở lao động sản xuất Đạo đức: Em yêu Tổ quốc Việt Nam. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (5p) H: Em nghĩ gì về đất nước và con người Việt Nam? Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước? GV nhận xét, khen ngợi những HS đã nêu được những câu trả lời đúng. Hoạt động 1: (10p) Làm bài tập 1, SGK MT: Củng cố kiến thức về đất nước và con người Việt Nam. ĐD: Tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam , bài hát, bài thơ, nhân vật lịch sử... PP: Thảo luận, thuyết trình. -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm: Giới thiệu sự kiện, một bài thơ, bài hát, tranh, ảnh, nhân vật lịch sử liên quan đến một mốc thời gian hoặc một địa danh của Việt Nam đã nêu trong bài tập 1 -Các nhóm HS thảo luận. -Đại diện các nhóm trình bày về một mốc thời gian hoặc một địa danh. -Các nhóm khác thảo luận, bổ sung ý kiến. -GV kết luận: + Ngày 2 - 9 - 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. + Ngày 7 - 5 - 1956: chiến thắng Điện Biên Phủ. + Ngày 30 - 4 - 1975: giải phóng miền Nam. + Sông Bạch Đằng gắn với chiến thắng của Ngô Quyền và nhà Trần. + Bến Nhà Rồng nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. + Cây đa Tân Trào: nơi xuất phát của 1 đơn vị giải phóng quân tiến về giải phóng Thái Nguyên (16.8.1945) Hoạt động 2: (12p) Đóng vai. MT: HS biết thể hiện tình yêu quê hương, đất nước trong vai một hướng dẫn viên du lịch. ĐD: Những cảnh đẹp về đất nước và con người Việt Nam. PP: Đóng vai. -GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu với khách du lịch (các HS khác trong lớp đóng) về một trong các chủ đề: văn hoá, kinh tế, lịch sử, danh lam thắng cảnh, về con người Việt Nam,... -Các nhóm chuẩn bị đóng vai. -Đại diện 1 số nhóm lên đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu trước lớp. -Các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến. -GV nhân xét, khen những nhóm giới thiệu tốt. Hoạt động 3:(10p) Triển lãm nhỏ. MT: Thể hiện sự hiểu biết và tình yêu quê hương, đất nước của mình qua tranh vẽ. ĐD: Tranh vẽ, ảnh về đất nước, con người Việt Nam. PP:Quan sát, thảo luận, thuyết trình. -GV nêu yêu cầu HS trưng bày tranh vẽ theo nhóm. -HS cả lớp xem tranh và trao đổi. -Gv nhận xét về tranh vẽ của HS. -HS hát, đọc thơ,...về chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam. Củng cố, dặn dò:(4p) GV nhận xét tiết học.Về nhà tìm hiểu và sưu tầm thêm về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Địa lí: Ôn tập. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (4p) MT: Ôn lại kiến thức cũ -H:Nhận xét về diện tích và dân số của Liên bang Nga. Kể tên những sản phẩm công nghiệp chính của Liên bang Nga và Pháp. GV nhận xét + Ghi điểm Bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học Hoạt động 1: (15p) Quan sát bản đồ MT: Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của châu Á, châu Âu. Đọc đúng tên và chỉ đúng vị trí của 4 dãy núi Hi-ma-lay-a, Trường Sơn, U-ran, An-pơ trên bản đồ tự nhiên thế giới. ĐD: Bản đồ tự nhiên Thế giới. PP: Quan sát, động não, thảo luận. Bước 1: -GV treo bản đồ Tự nhiên Thế giới lên bảng. GV: Các em hãy quan sát bản đồ và lên bảng mô tả vị trí địa lí, giới hạn của châu Á, châu Âu trên bản đồ. -Gọi vài HS lên bảng chỉ, HS dưới lớp nhận xét, đánh giá. -GV ghi bảng tên củ 4 dãy núi: Hi-ma-lay-a, Trường Sơn, U-ran, An-pơ. GV yêu cầu HS cho biết tên các dãy núi này nằm ở địa phận châu nào? -Gọi HS lên bảng chỉ vị trí của các dãy núi đã cho trên bản đồ, HS dưới lớp nhận xét, đánh giá. Bước 2: GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. Hoạt động 2: (15p) Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” MT: Biết hệ thống hoá các kiến thức cơ bản đã học về châu Á, châu Âu. Biết so sánh ở mức độ đơn giản để thấy được sự khác biệt giữa 2 châu lục. ĐD: Phiếu in bài tập ở SGK PP: Quan sát, động não, thảo luận. Bước 1: GV phát cho mỗi nhóm 1 phiếu có in bảng như SGK. Bước 2: -Các nhóm chọn các ý a, b,c, d,...để điền vào phiếu. -Nhóm nào điền xong thì lên dán trên bảng. Bước 3: -Tổ chức cho các nhóm nhận xét, đánh giá, cụ thể: Nhóm nào xong trước, làm đúng thì nhóm đó thắng cuộc. Từ bài tập trên , GV cho các em nhận xét đúng về các tiêu chí của bài tập đã đề ra: về diện tích,khí hậu, địa hình, chủng tộc, hoạt động kinh tế. -GV cho HS liên hệ Việt Nam về địa hình, khí hậu, kinh tế,... Củng cố, dặn dò: (2p) GV nhận xét tiết học. Về nhà ôn lại bài học về châu Á, châu Âu. Làm bài ở phần bài tập

File đính kèm:

  • docTuan 24.doc
Giáo án liên quan