MỤC TIÊU
- Ôn tâng cầu bằng đùi, bằng mu bàn chân, phát cầu bằng mu bàn chân hoặc đứng ném bóng vào rổ băng hai tay (trước ngực). Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng và nâng cao thành tích.
- Chơi trò chơi “Nhảy đúng , nhảy nhanh”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II - ĐỊA ĐIỂM , PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: Trên sân trường hay trong nhà tập. vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- phương tiện: GV và cán sự một còi, mỗi HS một quả cầu, mỗi tổ tối thiểu phải có 3-4 quả bóng rổ số 5, chuẩn bị bảng rổ hoặc sân đá cầu có căng lưới và kẻ sân để tổ chức trò chơi.
5 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 806 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Thể dục: Môn thể thao tự chon trò chơi “nhảy đúng, nhảy nhanh”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 3 ngày 03 tháng 04 năm 2007
Thể dục
môn thể thao tự chon
trò chơi “nhảy đúng, nhảy nhanh”
I – mục tiêu
- Ôn tâng cầu bằng đùi, bằng mu bàn chân, phát cầu bằng mu bàn chân hoặc đứng ném bóng vào rổ băng hai tay (trước ngực). Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng và nâng cao thành tích.
- Chơi trò chơi “Nhảy đúng , nhảy nhanh”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II - địa điểm , phương tiện
- Địa điểm: Trên sân trường hay trong nhà tập. vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- phương tiện: GV và cán sự một còi, mỗi HS một quả cầu, mỗi tổ tối thiểu phải có 3-4 quả bóng rổ số 5, chuẩn bị bảng rổ hoặc sân đá cầu có căng lưới và kẻ sân để tổ chức trò chơi.
III – nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.phần mở đầu :6-10 phút
- GV nhận lớp , phổ biến nhiệm vụ, Yêu cầu bài học: 1 phút.
* Trò chơi khởi động (do GV chọn): 1-2 phút.
* kiểm tra bài cũ (nội dung do GV chọn): 1 phút.
2. phần cơ bản: 18-22 phút
# Ôn tâng cầu bằng đùi: 3-4 phút.
# Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân:
# Ôn phát cầu bằng mu bàn chân:
b) Trò chơi “Nhảy đúng , Nhảy nhanh”:5-6 phút
3.phần kết thúc: 4-6 phút
- GV cùng HS hệ thống bài: 1-2 phút.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả bài học, giao bài về nhà: tập đá cầu hoặc ném bóng trúng đích.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiêntheo một hàng dọc hoặc chạy theo vòng tròn trong sân:150-200m.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu: 1 phút.
- Xoay các khớp cổ chân , tay, khớp gối, vai: 1-2 phút.
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung
# Đội hình tập theo hàng ngang từng tổ do tổ trưởng điều khiển, khoảng cách giữa các em 1,5m
# Đội hình tập và phương pháp dạy như tâng cầu bằng đùi.
# Đội hình tập theo địa hìnhthực tế trên sânđã chuẩn bị hoặc có thể tập theo hai hàng ngang phát cầu cho nhau. phương pháp dạy như bài 55 hoặc do GV sáng tạo.
- Đi đều theo 2-4 hàng dọc và hát (do GV chọn):2 phút.
- Một số động tác hồi tĩnh (do Gv chọn): 1-2 phút.
Toán
Ôn tập về số thập phân
I. Mục tiêu
Giúp HS củng cố đọc, viết, so sánh các số thập phân.
II. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hướng dẫn HS làm bài
Bài 1
Yêu cầu HS đọc bài
Yêu cầu HS lam bài theo cặp
Ggiáo viên nhận xét, và củng cố
Bài 2
Yêu cầu hs lấy bảng cá nhân để làm
GV đọc để HS viết vào bảng
Giáo viên nhận xét
Bài 3
Yêu cầu HS đọc bài
Yêu cầu HS lam bài
Giáo viên nhận xét
Bài 4
Yêu cầu HS đọc bài
Yêu cầu HS lam bài theo cặp
Giáo viên nhận xét
Bài 5
? Hãy nêu YC của đề bài.
? Hãy nêu cách so sánh hai số thập phân
Yêu cầu HS lam bài
Giáo viên nhận xét
Củng cố, dặn dò.
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
HS làm vào vở
4HS đọc kq
HS làm bài ở bảng con
3HS giải thích
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
2HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
Lớp nhận xét
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
2HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
Lớp nhận xét
HS nêu
2HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
Lớp nhận xét
Luyện từ và câu
Ôn tập về dấu câu
I. Mục tiêu
- Hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
- Nâng cao kĩ năng sử dụng 3 loại dấu câu trên.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng học nhóm, bút dạ
- VBT
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1
Yêu cầu HS đọc bài “Kỉ lục thế giới”
# Dùng bút chì khoanh tròn vào 3 loại dấu câu: Chấm, chấm hỏi, than, trong mẩu truyện trên.
# Nêu công dụng của mỗi dấu câu
+ 1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
+ 2HS làm bài ở bảng nhóm, lớp làm vào vở
+ 3HS phát biểu, chữa bài, lớp nhận xét
# Dấu chấm: Được đặt cuối câu 1,2,9. Dấu này dùng để kết thúc các câu kể. Các câu 3,6,8 cũng là câu kể, nhưng cuối câu là dấu hai chấm để dẫn lời nhân vật.
# Dấu chấm hỏi: Được đặt ở cuối các câu 7, 11. Dấu câu này để kết thúc các câu hỏi.
# Dấu chấm than: Được dặt ở cuối các câu 4, 5. Dấu câu này để kết thúc các câu cảm và câu cầu khiến.
? Câu chuyện có gì đáng cười?
Bài 2:
Yêu cầu HS đọc bài “ Thiên đường của ...”
? Bài văn nói về điều gì?
# Yêu cầu HS lam bài
Giáo viên nhận xét
Bài 3:
Yêu cầu HS đọc bài “Tỉ số chưa được mở”
Yêu cầu HS tự lam bài .
+ HS trả lời
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
+ Phụ nữ được đề cao, hưởng quyền lợi đặc biệt.
+ lớp nhận xét
+2HS làm bài ở bảng nhóm, lớp làm vào vở
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
2HS làm bài ở bảng nhóm, lớp làm vào vở
+ Chữa bài, giải thích, lớp nhận xét
C1: Là câu hỏi – Phải sửa dấu chấm thành dấu hỏi
C2: Là câu kể - Dữ nguyên dấu chấm
C3: Là câu hỏi - Phải sửa dấu than thành dấu chấm
C4 Là câu kể - Phải sửa dấu chấm hỏi thành dấu chấm
? Tỉ số chưa được mở nghĩa là ntn?
Củng cố, dặn dò.
Hùng được điểm 0 cả hai môn Toán và TV.
Lich sử
Hoàn thành thống nhất đất nước
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
- Những nét chính về cuộc bầu cử và kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI (Quốc hội thống nhất), năm 1976.
- Sự kiện này đánh dấu đất nước ta sau 30 năm lại được thống nhất về mắt nhà nước.
II -Đồ dùng dạy học
ảnh tư liệu về cuộc bầu cử và kì họp Quốc hội khóa VI, năm 1976.
III –Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
? Hãy kể lại sự kiện xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập?
? Why nói “ 30/4/1975 là mốc quan trọng trong Lich sử dân tộc ta?
Giáo viên nhận xét
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
? Hai tấm ảnh gợi cho em nhớ đến sự kiện Lich sử nào của dân tộc ta?
1956 vì sao ta không tiến hành được tổng tuyển cử trên toàn quốc?
HĐ1: Cuộc tổng tuyển cử ngày 25/4/1976
Yêu cầu HS đọc bài
? 25/4/76 trên đất nước ta diễn ra sự kiện gì
? Quang cảnh HN, SG và khắp nơi trên đất nước ta trong ngày này ntn?
?Tinh thần của ND ta trong ngày này ra sao
? KQ của tỏng tuyển cử bầu Quốc hội chung trên cả nước?
? Why nói ngày 25/4/76 là ngày vui nhất của ND ta?
HĐ2: Nội dung quyết định của kì họp thứ nhất, quốc hội khoá VI ý nghĩa của cuộc bầu cử quốc hội thống nhất 1976.
# Hãy thảo luận theo nhóm để tìm hiểu những quyết định quan trong nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI. thống nhất?
Gọi HS trình bày KQ
? Sự kiện bầu cử QH khoá VI gợi cho ta nhớ tới sự kiện Lich sử nào trước đó?
? Những quyết định của kì họp đầu tiên, Qh khoá VI thể hiện điều gì?
Giáo viên nhận xét
Củng cố, dặn dò.
2HS trả lời
+ Các cuộc bầu cử đại biểu Quốc Hội.
+ Mĩ phá hoại Hiệp định Giơ ne vơ
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
+ Cuộc tổng tuyển cử bầu QH chung trong cả nước.
+ ... Cả nước ngập cờ hoa iểu ngữ.
+ Phấn khởi thực hiện quyền công dân ...
+ Kết thúc tốt đẹp, 98,0/o tổng số cử tri ...
+ Dân tộc ta hoàn thành sự ngiệp thống nhất dất nước sau bao nhiêu năm dài chiến tranh hi sinh gian khổ
+ Tên nước là: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ..
+ QĐ: Quốc huy.
+ Quốc kì: Lá cờ đỏ sao vàng năm cánh
+ Quốc ca: Tiến quân ca
+ Thủ đô: Hà Nội
+ Đổi tên TPSG-GĐ thành TPHCM
HS bổ sung
+ Cách mạng tháng tám thành công, Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập ....
+ Thể hiện sự thống nhất đất nước cả về mặt lãnh thổ và Nhà nước.
Kể chuyện
Lớp trưởng lớp tôi
I –Mục đích, yêu cầu
- Dựa vào lời kể của thầy (cô) và tranh mình họa, kể lại được từng loại câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi và kể lại được toàn chuyện theo lời một nhân vật (Quốc, lâm hoặc vân).
- Hiểu câu chuyện; biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện (khen ngợi một lớp trưởng nữ vừa học giỏi vừa chu đáo, xốc xác công việc của lớp, khiến các bạn nam trong lớp ai cũng nể phục).
II -Đồ dùng dạy-học
- Tranh minh họa truyện trong SGK (phóng to tranh, nếu có điều kiện).
- Bảng phụ ghi tên các nhân vật trong câu chuyện (nhân vật “tôi”, lam “voi”, quốc “lém”, lớp trưởng vân); các từ ngữ khó (hớt hải, xốc xác, củ mỉ cù mi...).
III –Các hoạt động dạy-học
A –Kiểm tra bài cũ
HS kể lại câu chuyện nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo.
B –Dạy bài mới
1. Giới thiệu câu chuyện (SGK)
2. GV kể chuyện
- GV kể lần 1- HS nghe. Kể xong lần 1, GV mở bảng phụ giới thiệu tên các nhân vật trong câu chuyện (nhân vật “tôi”, lâm “voi”, quốc “lém”, lớp trưởng vân); giải nghĩa một số từ ngữ khó: hớt hải, xốc vác, củ mỉ củ mi (được giải thích sau nội dung chuyện-SGV)...
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa phóng to dán (treo) trên bảng lớp hoặc yêu cầu HS vừa lắng nghe GV kể vừa quan sát từng tranh minh họa trong SGK.
- GV kể làn 3 (nếu cần).
h3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
Một HS đọc 3 yêu cầu của tiết KC. GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu:
a) Yêu cầu 1
- Một HS đọc lại yêu cầu 1.
- GV yêu cầu HS quan sát lần lượt từng tranh minh họa truyện, kể lại với bạn bên cạnh nội dung từng đoạn câu chuyện trong tranh.
- HS trong lớp xung phong kể lần lượt từng đoạn câu chuyện theo tranh (kể vắn tắt, kể tỉ mỉ). GV bổ sung, góp ý nhanh; cho điểm HS kể tốt.
b) Yêu cầu 2,3
- Một HS đọc lại yêu cầu 2,3.
- GV giải thích: Truyện có 4 nhân vật: nhân vật “tôi”, lâm “voi”, quốc “lém”, vân. nhân vật “tôi” đã nhập vai nên các em chỉ chọn nhập vai nhân vật quốc, lâm hoặc van – xưng “tôi”, kể lại câu chuyện theo cách nhìn, cách nghĩ của 1 trong 3 nhân vật đó.
- GV mời một HS làm mẫu: nói tên nhân vật em chọn nhập vai; kể 2,3 câu mở đầu
- Từng HS “nhập vai” nhân vật, KC cùng bạn bên cạnh; trao đổi về ý nghĩa câu chuyện, về bài học mình rút ra.
- HS thi KC. mỗi HS nhập vai kể xong câu chuyện đều cùng các bạn trao đổi, đối thoại. cả lớp va GV giải thích, tính điểm, cuối cùng bình chọn người thực hiện bài tập KC nhập vai đúng và hay nhất, người trả lời câu hỏi đúng nhất.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể chuyện hay, hiểu ý nghĩa câu chuyện, biết rút ra cho mình bài học đúng đắn từ câu chuyện.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân; đọc trước nội dung của tiết KC đã nghe, đã đọc ở tuần 30 để tìm được câu chuyện về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
File đính kèm:
- Thu 3 (2).doc