Ôn tâng và phát cầu băng mu bàn chân, Yêu cầu nâng cao thành tích hơn giờ trước hoặc đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay (trên vai), yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác.
- Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”. yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
II - ĐỊA ĐIỂM , PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: Trên sân trường hoặc trong nhà tập, Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- phương tiện: GV và cán sự mỗi người một còi, mỗi HS một quả cầu, mỗi tổ tối thiểu có 3 5 quả bóng rổ số 5, chuẩn bị bảng rổ hoặc sân đá cầu có căng lưới và kẻ sân để tổ chức trò chơi.
6 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 903 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Thể dục: Môn thể thao tự chọn trò chơi “lò cò tiếp sức”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai, cổ tay: 1-2 phút.
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chùng
# Đội hình tập theo sân đã chuẩn bị hoặc có thể tập theo hai hàng ngang phát cầu cho nhau. phương pháp như bài 55 hoặc do GV sáng tạo.
- Đứng vỗ tay và hát (do GV chọn):2 phút.
- Một số động tác hồi tĩnh (do Gv chọn): 1-2 phút.
Toán
Ôn tập về đo thể tích
I. Mục tiêu
Giúp HS củng cố về quan hệ giữa mét khối, đề xi mét khối, xăng ti mét khối; viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân; chuyển đổi số đo thể tích.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng học nhóm ghi sẵn bài tập 1
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
Yêu cầu HS lam bài 2
Giáo viên nhận xét
B. Dạy học bài mới
Bài 1
Đính bảng nhóm ghi bài tập 1
Yêu cầu HS đọc bài
Cùng lớp hoàn thành bài tập 1, gv hướng dân kĩ cách chuyển dấu phẩy khi chuyển đơn vị
Yêu cầu HS đọc lại kết quả
? trong hai đơn vị đo thể tích liền kề nhau thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé? ..
Bài 2
Yêu cầu HS đọc bài
Yêu cầu HS tự lam bài
Giáo viên nhận xét
Bài 3
Yêu cầu HS đọc bài
a, Có đơn vị là m3
6m3272dm3 = 6,272 m3
Yêu cầu HS lam bài
Giáo viên nhận xét
Củng cố, dặn dò.
HS làm bài
+1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
+Lớp cùng nhau làm dưới sự điều khiên của giáo viên
+ 1HS đọc bài
+ Gấp 1000 lần đơn vị bé.
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
2HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
Lớp nhận xét chữa bài
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
2HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
Lớp nhận xét chữa bài
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Nam và nữ
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mở rộng vốn từ: biết từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ. Giải thích được nghĩa các từ đó. biết trao đỏi về những phẩm chất quan trọng mà một người nam, một người nữ cần có.
2. biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam và nữ, về quan niệm bình đẳng nam nữ. Xác định được thái độ đúng đắn: Không coi thường phụ nữ.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng học nhóm ghi
+ Phẩm chất quan trọng nhất của người nam giới: Dũng cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng được với mọi hoàn cảnh
+ Phẩm chất quan trọng nhất của người phụ nữ: Dịu dàng, khoan dung, cần mẫn và biết quan tâm đến mọi người.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
Yêu cầu HS lam bài tập 1,2 tiết luyện từ và câu hôm trước.
Giáo viên nhận xét
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1
Yêu cầu HS đọc bài
Yêu cầu HS lam bài theo cặp đôi
Gọi HS phát biểu
YC giải thích
2HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
Yêu cầu HS đọc bài
2HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
HS phát biểu ý kiến, lớp nhận xét bổ sung
Dũng cảm: Gan dạ không sợ nguỷ hiểm, gan khổ
Cao thượng: cao cả, vượt lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen
Năng nổ: Ham hoạt động, hăng hái và chr động trong mọi công việc chung
Dịu dàng: Êm ái nhẹ nhàng, gây cảm giác dễ chịu
Khoan dung: rộng lượng tha thứ cho người có lỗi lầm
Cần mẫn: Siêng năng và danh lợi
Bài 2
HS đọc yêu cầu của bài tập
Yêu cầu HS đọc bài
Yêu cầu HS lam bài theo cặp
Giáo viên nhận xét
Bài 3
Yêu cầu HS đọc bài
Phát bảng học nhóm, bút dạ
Yêu cầu HS lam bài theo nhóm
YC đính kết quả và giải thích
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
2HS làm bài ở bảng, lớp làm vào vở
Lớp nhận xét
1HS đọc bài, lớp theo dõi SGK
Nhận bút và bảng
HS làm bài hteo nhóm
Lớp nhận xét chữa bài
Giáo viên nhận xét kết luận
C.a: Thể hiên một quan điẻm đúng đắn: Kông coi thường con gái, xem con nào cũng quý, miễn là có tình nghĩa, hiếu thảo với bố mẹ
C.b: Thể hiện quan niệm lạc hậu, sai lầm, trọng con trai, khinh miệt con gái
Yêu cầu HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ tục ngữ
Củng cố, dặn dò.
Lịch sử
Xây dựng nhà máy Thủy điện Hòa Bình
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
- Việc xây dựng NM Thủy điện Hòa Bình nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng lúc đó.
- Nhà máy Thủy điện Hòa Bình là kết quả của sự lao động sáng tạo, quên mình của cán bộ, công nhân hai nước Việt - Xô.
- Nhà máy Thủy Điện Hòa Bình là một trong những thành tựu nổi bật của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta trong 20 năm sau khi đất nước thống nhất.
II -Đồ dùng dạy học
- ảnh tư liệu về nhà máy thủy điện Hòa Bình.
- Bản đồ hành chính Việt Nam (để xác định địa danh Hòa Bình).
III –Các hoạt động dạy-học chủ yếu
* Hoạt động 1
- GV giới thiệu bài:
+ Nêu đặc điểm của đất nước ta sau năm 1975 là: Cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. trong quá trình đó, mọi hoạt động sản xuất và đời sống rất cần điện. Một trong những công trình xây dựng vĩ đại kéo dài suất 15 năm là công trình xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình.
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây dựng năm nào ? ở đâu ? trong thời gian bao lâu ?
+ Trên công trường xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình, công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã làm việc với tinh thần như thế nào ?
+ Những đóng góp của nhà máy thủy điện Hòa Bình đối với nước ta.
* Hoạt động 2
- HS thảo luận các ý:
+ nhà máy được chính thức khởi công xây dưng tổng thể vào ngày 6-11-1979 (ngày 7-11 là ngày kỉ niệm Cách mạng tháng mười Nga).
lưu ý: sở dĩ phải dùng từ “chính thức” bởi vì từ năm1971 đã có những hoạt động đầu tiên, ngày càng tăng tiến, chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy. đó là hàng loạt công trình được chuẩn bị: kho tàng, bến bãi, đường sá, các nhà máy sản xuất xật liệu, các cơ sở sửa chữa. đặc biệt là xây dựng các khu chung cư lớn bao gồm nhà ở, cửa hàng, trường học, bệnh viện cho 35000 công nhân và gia đình họ .
+ nhà máy được xây dựng trên sông Đà, tại thị xã Hòa Bình (yêu cầu HS chỉ trên bản đồ).
+ sau 15 năm thì hoàn thành (từ năm 1979 đến năm 1994), nhưng có thể nói sau 23 năm, từ năm 1971 đến năm 1994 tức là lâu dài hơn cuộc chiến tranh giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
* Hoạt động 3
- HS đọc SGK, làm việc theo nhóm.
- thảo luận chung cả lớp về nhiệm vụ học tập 2, đi tới các ý sau:
+ suốt ngày đêm có 35000 người và hàng ngàn xe cơ giới làm việc hối hả trong những điều kiện khó khăn, thiếu thốn (trong đó có 800 kĩ sư, công nhân bậc cao của Liên Xô).
+ Tinh thần thi đua lao động, sự hi sinh quên mình của những người công nhân xây dựng.
- GV nhấn mạnh: Sự hi sinh tuổi xuân, cống hiến sức trẻ và tài năng cho đất nước của hàng ngàn cán bộ công nhân hai nước, trong đó có 168 người đã hi sinh vì dòng điện chúng ta đang dùng hôm nay. ngày nay, đến thăm nhà máy thủy điện Hòa Bình, chúng ta sẽ thấy đài tưởng niệm, tưởng nhớ đến 168 người, trong đó có 11 công nhân Liện Xô, đã hi sinh trên công trường xây dựng.
* Hoạt động 4
- HS đọc SGK, nêu ý chính vào phiếu học tập.
- thảo luận, đi tới các ý sau:
+ Hạn chế lũ lụt cho đồng bằng Bắc Bộ (chỉ bản đồ, nếu có thời gian, trình bày về những cơn lũ khủng khiếp ở đồng bằng Bắc Bộ).
+ Cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ rừng núi tới đồng bằng, nông thôn đến thành phố, phục vụ cho sản xuất và đời sống.
+ nhà máy thủy điện Hòa Bình là công trình tiêu biểu đầu tiên, thể hiện thành quả của công cuộc xây dựng CNXH.
* Hoạt động 5
- GV nhấn mạnh ý: nhà máy thủy điện Hòa Bình là thành tựu nổi bật trong 20 năm, sau khi thống nhất đất nước.
- HS nêu cảm nghĩ sau khi đọc bài này (lưu ý tinh thần lao động của kĩ sư, công nhân).
- HS nêu một số nhà máy thủy điện lớn của đất nước đã và đang được xây dựng.
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã học
I –Mục đích, yêu cầu
- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
- Hiểu và biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II -Đồ dùng dạy-học
- Một số sách, truyện, bài báo, sách truyện đọc lớp 5,...viết về các nữ anh hùng, các phụ nữ có tài.
- Bảng lớp viết đề bài.
III –Các hoạt động dạy-học
A –Kiểm tra bài cũ
Một hoặc hai HS kể một vài đoạn của câu chuyện lớp trưởng lớp tôi, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện và bài học các em rút ra.
B –Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài (SGK)
2. Hướng dẫn HS kể chuyện
a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
- Một HS đọc đề bài viết trên bảng lớp, GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý:
Kể chuyện em đã nghe,đã học về một nữ anh hùng, hoặc một phụ nữ có tài.
- Bốn HS tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 1 – 2 – 3 – 4 (tìm truyện về phụ nữ - lập dàn ý cho câu chuyện – Dựa vào dàn ý, kể thành lời – trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện). cả lớp theo giõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại gợi ý 1. GV nhắc HS: một số truyện được nêu trong gợi ý là truyện trong SGK (trưng trắc, trưng nhị, con gái, lớp trưởng lớp tôi). các em nên kể chuyện về những anh hùng hoặc những phụ nữ có tài qua những câu chuyện đã nghe hoặc đã học ngoài nhà trường.
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị trước ở nhà cho tiết học này như thế nào theo lời dặn của thầy, cô; mời một số HS tiếp nối nhau nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể (kết hợp giới thiệu truyện các em mang đến lớp – nếu có). nói rõ đó là câu chuyện về một nữ anh hùng hay một phụ nữ có tài, người đó là ai.
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
Trước khi HS thực hành KC, GV mời một HS đọc lại gợi ý 2. mỗi HS gạch nhanh trên giấy nháp dàn ý câu chuyện sẽ kể.
- HS cùng bạn bên cạnh KC, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
GV nhắc HS: cố gắng kể thật tự nhiên, có thể kết hợp động tác, điệu bộ cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
- HS thi KC trước lớp:
+ HS xung phong KC hoặc cử đại diện thi kể. mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trao đổi, giao lưu cùng các bạn trong lớp về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
+ Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm cho HS về các mặt : nội dung câu chuyện (HS tìm được truỵên ngoài SGK được cộng thêm điểm)- cách kể – khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
+ Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất; bạn KC tự nhiên, hấp dẫn nhất; bạn đặt câu hỏi thú vị nhất.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS đọc trước đề bài và gợi ý của tiết KC được chứng kiến hoặc tham gia tuần 31 để tìm được câu chuyện kể về việc làm tốt của bạn em.
File đính kèm:
- Thu 3.doc