Chuyên đề I: Bồi dưỡng hs giỏi Toán - Tiếng việt

A- Công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi Toán, Tiếng Việt ở Tiểu học:

Hoạt động 1: HV thảo luận nhóm

Câu hỏi thảo luận:

* Đồng chí hãy nêu công tác bồi dưỡng HSG môn Toán, môn Tiếng Việt ớ đơn vị đồng chí?

* Thời gian thảo luận: khoảng 10 phút.

Thông tin phản hồi HĐ1:

1. Quán triệt việc nhận thức tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở Tiểu học.

 - Đây là một biện pháp đầu tiên vô cùng quan trọng. Nó quyết định việc tổ chức bồi dưỡng môn Toán, TViệt cho học sinh giỏi đi đúng hướng và có hiệu quả. Tất cả cán bộ, giáo viên cần được học tập và quán triệt để thông suốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác bồi dưỡng nhân tài.

 - Đồng thời cũng cần xây dựng sự hiểu biết của các bậc phụ huynh học sinh về công tác bồi dưỡng nhân tài thông qua các sinh hoạt chính trị, vận động tuyên truyền, tuyên dương thành tích.

 

doc16 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề I: Bồi dưỡng hs giỏi Toán - Tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 (cm) Tổng hai đáy AM và CD là: 10 + 20 = 30 (cm) Chiều cao của hình thang ABCD là: 50 2 : 5 = 20 (cm) Diện tích hình thang AMCD là: 30 20 : 2 = 300 (cm2) Đáp số: 300 cm2. Bài 13: Vốn của tháng này so với tháng liền trước là: 100 + 1,9 = 101,9 (%) Tiền vốn đầu tháng thứ hai là: (đồng) Tiền vốn đầu tháng thứ ba là: (đồng) Tiền vốn và lãi sau ba tháng là: (đồng) Đáp số: 6348539,154 đồng. Bài 14: Đây là trường hợp trồng cây trên đường thẳng, có trồng cây ở cả hai đầu đường nên số cây bằng số khoảng cách cộng với 1. Số thanh lan can của cầu là: (45: 3 + 1) 2 = 32 (thanh) Đáp số: 32 thanh. Hoạt động 4: Giải bài tập Tiếng Việt * Hình thức: HV giải bài cá nhân I- Bài tập: Bài 1: a, Điền các tiếng thích hợp có vần chứa ia, ya, iê, vào chỗ chấm để hoàn chỉnh đoạn thơ sau: Mênh mang trang giấy trắng phau Dạy em... thức xa sâu bộn bề Ngọn đèn sáng giữa trời... Như ngôi sao nhỏ dọi về... vui Tủ sách im lặng thế thôi Kể bao... lạ trên đời cho em. b, điền tiếng chứa tr hoặc ch để hoàn chỉnh câu chuyện sau đây: Miệng và Chân ... cãi rất lâu. ...nói: - Tôi hết đi lại..., phải... bao điều đau đớn, nhưng đến đâu, cứ có gì ngon là anh lại được xơi tất. Thật bất công quá! Miệng từ tốn... lời: - Anh nói... mà lạ thế! Nếu tôi ngừng ăn, thì liệu anh có bước nổi nữa không nào? Bài 2: a, Phân tích các tên chỉ tổ chức, cơ quan, đơn vị sau đây thành các bộ phận cấu tạo: - Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - Công ty Gang thép Thái Nguyên - Tổng công ty Cao su Việt Nam - Dự án Xây dựng khu nhà ở tái định cư b, Viết lại những tên riêng chỉ tổ chức, cơ quan, đơn vị trong bản tin sau theo quy tắc viết hoa: Vừa qua, bộ văn hoá – thông tin, trường cán bộ quản lí văn hoá thông tin phối hợp với học viện báo chí – tuyên truyền tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí khu vực phía Bắc tại Hà Nội. Bài 3: Cho biết cấu tạo vần của các tiếng gạch chân trong câu lục bát sau: Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Tiếng Vần Âm đệm Âm chính Âm cuối Bài 4: Xác định danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau: Rõng nói cßn ch×m ®¾m trong mµn ®ªm. Trong bÇu kh«ng khÝ ®Çy h¬i Èm vµ lµnh l¹nh, mäi ng­êi ®ang ngon giÊc trong chiÕc ch¨n ®¬n. Bçng mét con gµ trèng vç c¸nh phµnh ph¹ch cÊt tiÕng g¸y lanh l¶nh ë ®Çu b¶n. Bài 5: Phân các câu dưới đây thành hai loại: câu đơn và câu ghép. a, Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển. b, Lương Ngọc Quyến hy sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi. c, Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. d, Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa. Bài 6: Vạch ranh giới giữa các vế câu trong từng câu ghép tìm được ở bài tập 5. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng vế câu. Bài 7: Đọc đoạn văn sau: Biển luôn thay đổi theo màu sắc mây trời... Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ... Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. a, Tìm các từ ghép trong đoạn văn trên, rồi chia thành hai nhóm: từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại. b, Tìm các từ láy trong đoạn văn trên rồi chia thành ba nhóm: từ láy âm đầu, láy vần, láy tiếng. Bài 8: Cho các từ: ngóng, gan dạ, gan góc, trông, quả cảm, dũng cảm, mong, đợi, ngọt, đắng, trắng, sáng, vui, tối, đen, chú bác, buồn, bàn đá, đường mật, bác bỏ, đường xá, bàn luận, qua đời, giang sơn, tạ thế, tổ quốc. Hãy sắp xếp các từ trên thành ba nhóm: a, Từ đồng nghĩa b, Cặp từ trái nghĩa c, Cặp từ đồng âm Bài 9: a, Mỗi câu dưới đây có mấy cách hiểu? Hãy diễn đạt cho rõ nghĩa từng cách hiểu ấy (có thể thêm một vài từ). - Mời các anh chị ngồi vào bàn. - Đem cá về kho! b, Viết lại cho rõ nội dung từng câu dưới đây (có thể thêm một vài từ): - Đầu gối đầu gối. - Vôi tôi tôi tôi. Bài 10: Trong những câu nào dưới đây, các từ đi, chạy mang nghĩa gốc và trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển? a, Đi - Nó chạy còn tôi đi. - Anh đi ô tô, còn tôi đi xe đạp. - Cụ ốm nặng, đã đi hôm qua rồi. - Anh đi con mã, còn tôi đi con tốt. - Ghế thấp quá, không đi được với bàn. b, Chạy: - Cầu thủ chạy đón quả bóng. - Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại. - Đồng hồ này chạy chậm. - Nhà ấy chạy ăn từng bữa. - Con đường mới mở chạy qua làng tôi. Bài 11: a, Tìm những từ chỉ tên cướp biển trong đoạn trích dưới đây: Tên chúa tàu ấy cao lớn, vạm vỡ, da lưng sạm như gạch nung. Trên má hắn có một vết sẹo chém dọc xuống, trắng bệch. Cơn tức giận của tên cướp thật dữ dội. Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm. Bác sĩ Ly vẫn dõng dạc và quả quyết... Trông bác sĩ lúc này với gã kia thật khác nhau một trời một vực. Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng. Hai người gườm gườm nhìn nhau. Rốt cục, tên cướp biển cúi gằm mặt, tra dao vào, ngồi xuống, làu bàu trong cổ họng. Một lát sau, bác sĩ lên ngựa. Từ đêm ấy, tên chúa tàu im như thóc. b, Việc dùng nhiều từ ngữ thay thế cho nhau như vậy (các từ ngữ cùng chỉ một đối tượng là tên cướp biển) có tác dụng gì? Bài 12: Xác định chức năng ngữ pháp (làm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ) của đại từ tôi trong từng câu dưới đây: a, Đơn vị đi qua tôi ngoái đầu nhìn lại Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi. (Giang Nam) b, Đây là quyển sách của tôi. c, Cả nhà rất yêu quý tôi. d, Người về đích sớm nhất trong cuộc thi chạy việt dã hôm ấy là tôi. Bài 13: Trong bài Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết: Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy... Đ/c hiểu đoạn thơ trên như thế nào? Hình ảnh đối lập trong đoạn thơ gợi cho ta những suy nghĩ gì? Bài 14: Trong bài Tiếng chim buổi sáng, nhà thơ Định Hải viết: Tiếng chim lay động lá cành Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng Tiếng chim vỗ cánh bầy ong Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm... Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả tiếng chim buổi sáng? Biện pháp nghệ thuật đó giúp ta cảm nhận được tiếng chim buổi sáng có ý nghĩa như thế nào? II- Gợi ý giải bài tập Bài 1: Thứ tự các tiếng cần điền: a, kiến, khuya, chia, điều. b, tranh, Chân, chạy, chịu, trả, chi. Bài 2: a, - Hội/ Khoa học lịch sử/ Việt Nam - Công ty/ Gang thép/ Thái Nguyên - Tổng công ty/ Cao su/ Việt Nam - Dự án/ Xây dựng khu nhà ở tái định cư b, - Bộ Văn hoá – Thông tin - Trường Cán bộ quản lí văn hoá thông tin - Học viện Báo chí – Tuyên truyền Bài 3: Tiếng Vần Âm đệm Âm chính Âm cuối xuân u â n nở ơ rừng ư ng đan a n chuốt uô t từng ư ng Bài 4: - Danh từ: rừng núi, màn đêm, bầu, không khí, hơi ẩm, người, chiếc, chăn đơn, con, gà trống, cánh, tiếng gáy, đầu, bản. - Động từ: chìm đắm, ngon giấc, vỗ, cất. - Tính từ: đầy, lành lạnh, phành phạch, lanh lảnh. Bài 5: - Câu đơn: a, c - Câu ghép: b, d Bài 6: b, Lương Ngọc Quyến hy sinh// nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi. d, Mưa rào rào trên sân gạch,// mưa đồm độp trên phên nứa. Bài 7: a, Các từ ghép: đục ngầu, con người, thay đổi, màu sắc, mây trời, mây mưa, dông gió, giận dữ, buồn vui, tẻ nhạt. Từ ghép có nghĩa phân loại Từ ghép có nghĩa tổng hợp đục ngầu, con người thay đổi, màu sắc, mây trời, mây mưa, dông gió, giận dữ, buồn vui, tẻ nhạt b, Các từ láy: xám xịt, nặng nề, lạnh lùng, hả hê, gắt gỏng, sôi nổi, ầm ầm. Láy âm đầu Láy vần Láy tiếng xám xịt, nặng nề, lạnh lùng, hả hê, gắt gỏng sôi nổi ầm ầm Bài 8: a, Từ đồng nghĩa: - ngóng, trông, mong, đợi - giang sơn, tổ quốc - qua đời, tạ thế - gan dạ, gan góc, quả cảm, dũng cảm a, Cặp từ trái nghĩa: ngọt - đắng; sáng - tối; trắng – đen; vui - buồn c, Cặp từ đồng âm: bàn đá – bàn luận; chú bác – bác bỏ; đường mật - đường xá. Bài 9: a, Mỗi câu có hai cách hiểu: - Câu 1: + Mời các anh chị ngồi vào bàn để ăn cơm. + Mời các anh chị ngồi vào để bàn công việc. - Câu 2: + Đem cá về cất vào kho để dự trữ. + Đem cá về để kho lên ăn. b, Có thể viết lại như sau: - Đầu nó gối lên đầu gối tôi. Hoặc: Đầu em bé gối lên đầu gối mẹ. - Vôi của tôi thì tôi tự tôi lấy. Bài 10: a, Nó chạy còn tôi đi từ đi mang nghĩa gốc. Từ đi trong các câu còn lại mang nghĩa chuyển. b, Từ chạy trong câu đầu tiên mang nghĩa gốc, trong các câu còn lại mang nghĩa chuyển. Bài 11: a, Những từ chỉ tên cướp biển: tên chúa tàu, hắn, tên cướp, gã, tên cướp biển. b, Tác dụng: tránh lặp từ, giúp cho diễn đạt sinh động hơn, rõ ý mà vẫn đảm bảo sự liên kết. Bài 12: a, Tôi1 là chủ ngữ. Tôi2 là định ngữ. b, Tôi là định ngữ. c, Tôi là bổ ngữ. d, Tôi là vị ngữ. Bài 13: Hạt gạo của làng quê ta đã từng phải trải qua biết bao khó khăn thử thách của thiên nhiên: nào là bão tháng bảy (thường là bão to), nào là mưa tháng ba (thường là mưa lớn). Hạt gạo còn được làm ra từ những giọt mồ hôi của người mẹ hiền trên cánh đồng nắng lửa: “Giọt mồ hôi sa/ Những trưa tháng sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy...” Hình ảnh đối lập ở hai dòng thơ cuối “Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy” gợi cho ta nghĩ đến sự vất vả, gian truân của người mẹ khó có gì sánh nổi. Càng cảm nhận sâu sắc được nỗi vất vả của người mẹ để làm ra hạt gạo, ta càng thêm yêu thương mẹ biết bao nhiêu! Bài 14: Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá để miêu tả tiếng chim buổi sáng (các động từ: lay, đánh thức gợi cho ta nghĩ đến những hoạt động của người). Biện pháp nhân hoá giúp ta cảm nhận được tiếng chim buổi sáng có ý nghĩa thật sâu sắc: Tiếng chim không chỉ làm cho những sự vật xung quanh trở nên tràn đầy sức sống (lay động lá cành, đánh thức chồi xanh) mà còn thôi thúc chúng đem lại những lợi ích thiết thực cho mọi người (vỗ cánh bầy ong đi tìm mật cho đời, tha nắng rải đồng vàng thơm- làm nên những hạt lúa vàng nuôi sống con người). ˜™–—˜™–—˜™–—

File đính kèm:

  • docChuyen de BDHSH Tieu hoc.doc