Sau bài học, HS có thể:
- Dựa vào lược đồ, bản đồ nêu được vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô của ba nước này.
- Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Cam-pu-chia và Lào:
+ Lào không giáp biển, địa hình phần lớn là núi và cao nguyên; Cam-pu-chia có địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo.
+ Cam-pu-chia sản xuất và chế biến nhiều lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt, đánh bắt nhiều cá nước ngọt; Lào sản xuất quế, cánh kiến, gỗ và lúa gạo.
- Biết Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
11 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 802 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Địa lí - Tuần 21: Tiết 21: Các nước láng giềng của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả.
-Cho HS mô tả đặc điểm tiêu biểu về địa hình, thiên nhiên của từng khu vực.
- GV kết luận.
c) -Người dân Châu Âu và hoạt động kinh tế:
-Yc HS làm việc cá nhân:
+Nêu số dân của Châu Âu, so sánh với dân số của Châu lục khác.
+Mô tả đặc điểm bên ngoài của người Châu Âu
- Cho HS trình bày
-GV kết luận.
3-Củng cố, Dặn dò:
GV hỏi: Em có biết Việt Nam có mối quan hệ với các nước Châu Âu nào không?
GV nhận xét tiết học.
Về nhà :HS xem lại bài, tìm hiểu về các nước Liên bang Nga, Pháp.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
-HS làm việc theo cặp, xem bản đồ, đọc sgk và thực hiện yc.
-Đại diện trình bày, các cặp khác bổ sung.
-HS làm việc theo nhóm 6 cùng xem lược đồ, thảo luận, hoàn thành bảng thống kê.
-Một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung.
-HS nối tiếp phát biểu.
-HS làm việc cá nhân, đọc sgk, nêu ý kiến của mình.
-Từng HS trình bày, các HS khác bổ sung.
TUẦN 23 Ngày dạy: / /
Tiết: 23 MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU ÂU.
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của hai quốc gia Pháp và Liên bang Nga:
+ Liên bang Nga nằm ở cả châu Á và châu Âu, có diện tích lớn nhất thế giới và dân số khá đông. Tài nguyên thiên nhiên giàu có tạo điều kiện thuận lợi để Nga phát triển kinh tế.
+ Nước Pháp nằm ở tây Âu, là nước phát triển công nghiệp, nông nghiệp và du lịch.
- Chỉ vị trí và thủ đô của Nga, Pháp trên bản đồ.
* GD SDNLTK:
- Liên bang Nga có nhiều tài nguyên khoáng sản nhất là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá.
II- Chuẩn bị:
- Lược đồ một số nước Châu Âu, hình minh hoạ sgk. Phiếu học tập của HS.
III- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định tổ chức:
2 Bài cũ :
- 3 HS lần lượt trả lời các câu hỏi về bài Châu Âu.
2- Bài mới :
a) - Liên bang Nga:
- Yc HS làm việc cá nhân:
Xem lược đồ kinh tế 1 số nước Châu Á, Châu Âu. Điền các thông tin thích hợp vào bảng thống kê.
-GV theo dõi, giúp đỡ HS.
-Yc HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
Hỏi:Vì sao khí hậu của Nga nhất là phần thuộc Châu Á rất lạnh? Khí hậu khô và lạnh tác động đến cảnh quan thiên nhiên ntn?
-HS làm việc cá nhân, 1 HS lên bảng làm.
-HS trình bày, HS khác bổ sung.
-Yc HS dựa vào bảng thống kê trình bày các yếu tố địa lý tự nhiên và sản phẩm chính của các ngành sản xuất của Liên Bang Nga.
-GV nhận xét, kết luận.
* GD SDNLTK:
- Liên bang Nga có nhiều tài nguyên khoáng sản nhất là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá.
b) - Pháp:
-Yc HS làm việc theo cặp thảo luận để hoàn thành phiếu học tập, GV phát phiếu lớn cho 2 cặp.
- Cho đại diện cặp báo cáo kết quả.
- GV sửa chữa, hoàn chỉnh phiếu học tập của HS.
-Yc HS trình bày đặc điểm tự nhiên và các sản phẩm của các ngành sản xuất ở Pháp.
-GV kết luận.
3-Củng cố, Dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Về nhà :HS xem lại bài, chuẩn bị ôn tập.
-HS trả lời.
-HS nối tiếp phát biểu.
-HS làm việc theo cặp hoàn thành phiếu học tập.
-Đại diện trình bày kết quả, các cặp khác nhận xét, bổ sung
-Từng HS trình bày, các HS khác bổ sung.
TUẦN 24 Ngày dạy: / /
Tiết 24 ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Tìm được vị trí châu Á, châu Âu trên bản đồ.
- Khái quát đặc điểm châu á, châu Âu về: diện tích, địa hình, khí hậu, dân cư, hoạt động kinh tế.
II. CHUẨN BI:
- Bản đồ tự nhiên thế giới. Phiếu học tập cho HS.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. KT bài cũ:
- Gọi 3HS lên bảng trả lời câu hỏi 1,2,3 tr. 114 của bài trước.
3. Bài mới:
* GV giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học
HĐ1 : Trò chơi " Đối đáp nhanh "
-GV chọn 2 đội chơi, mỗi đội 7HS, đứng thành 2 nhóm ở hai bên bảng, giữa bảng treo bản đồ Tự nhiên thế giới.
-Cách chơi: Đội 1 ra câu hỏi về 1 trong các nội dung: Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, các dãy núi lớn, đồng bằng lớn, con sông lớn của châu Âu và châu Á.
-Đội 2 nghe xong câu hỏi dùng bản đồ để trả lời, nếu đúng được bảo toàn số bạn chơi, nếu sai bị loại khỏi trò chơi.
-Sau đó đổi lại đội 2 ra câu hỏi đội 1 trả lời.
-Trò chơi kết thúc khi hết lượt ra câu hỏi, đội nào còn nhiều thành viên sẽ thắng cuộc.
-GV tổng kết trò chơi.
HĐ2: So sánh một số yếu tố tự nhiên và xã hội giữa châu Âu và châu Á.
-Y/c HS kẻ bảng như bài 2 tr. 115 vào vở và tự làm bài tập này.
-GV theo dõi và giúp đỡ HS làm bài.
-Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
-GV nhận xét và kết luận bài làm đúng.
4. Củng cố - dặn dò:
GV tổng kết nội dung về châu Âu và châu Á.
-GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức và kĩ năng đã học về châu Âu và
châu Á, chuẩn bị cho bài sau châu Phi.
Hát
-HS lập thành 2 đội tham gia trò chơi, mỗi đội được hỏi 7 câu hỏi, các bạn dưới lớp làm cổ động viên. VD câu hỏi:
1. Bạn hãy chỉ và nêu vị trí địa lí của châu Á.
2. Bạn hãy chỉ và nêu giới hạn châu Á các phía đông, tây, nam, bắc.
3. Bạn hãy chỉ và nêu các khu vực châu Á.
4. Bạn hãy chỉ và nêu tên dãy núi gọi là "nóc nhà của thế giới "
5.Chỉ dãy núi An-pơ /Uran.
.
-HS làm bài cá nhân. 1HS làm tấm bảng lớp.
-HS nêu câu hỏi khi cần GV giúp đỡ.
-Nhận xét đúng/sai, nếu sai chữa lại.
-Chữa bài (nếu sai).
TUẦN 25 Ngày dạy: / /
Tiết: 25 CHÂU PHI
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi:
Châu Phi ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á, đường xích đạo đi ngang giữa châu lục.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:
+ Địa hình chủ yếu là cao nguyên.
+ Khí hậu nóng và khô.
+ Đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa van.
- Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Phi.
- Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra trên bản đồ (lược đồ).
Học sinh khá, giỏi:
- Giải thích vì sao châu Phi có khí hậu khô và nóng bậc nhất thế giời: vì nằm trong vòng đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, lại không có biển ăn sâu vào đất liền.
- Dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu Phi.
II- Chuẩn bị:
- Bản đồ tự nhiên châu Phi. Quả địa cầu. Phiếu học tập của HS.
III- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định tổ chức, Bài cũ :
3 HS lần lượt trả lời các câu hỏi
-Nêu những nét chính về châu Á.
- Nêu những nét chính về châu Âu.
2- Bài mới :
* Giới thiệu bài: Nêu tên bài học
HĐ1:Vị trí địa lí và giới hạn châu Phi:
- GV treo bản đồ tự nhiên thế giới.
-Yc HS làm việc cá nhân, xem lược đồ tự nhiên châu Phi và cho biết:
+ Châu Phi nằm ở vị trí nào trên trái đất.
+ Châu Phi giáp các châu lục, biển và đại dương nào?
+ Đường xích đạo đi qua phần lãnh thổ nào của châu Phi?
- GV cho HS trình bày.
- GV theo dõi, nhận xét.
- Cho HS xem bảng thống kê để:
+ Tìm số đo diện tích của châu Phi.
+ So sánh diện tích của châu Phi với các châu lục khác.
- Cho HS trả lời, nhận xét bổ sung.
- GV kết luận.
- HĐ2: Địa hình châu Phi:
-GV cho HS làm việc theo cặp: quan sát lược đồ và trả lời câu hỏi.
+ Lục địa châu Phi có chiều cao ntn so với mực nước biển?
+ Kể tên và nêu các cao nguyên ở châu Phi.
+ Kể tên và nêu vị trí các sông lớn, hồ lớn.
- Gọi HS trình bày, bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận, tổng kết.
HĐ3: Khí hậu và cảnh quan châu Phi:
- Yc HS làm việc theo nhóm cùng đọc sgk, thảo luận để hoàn thành phiếu học tập.
- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Hỏi: + Vì sao ở hoang mạc Xa- ha- ra thực vật và động vật rất nghèo nàn?
+ Vì sao ở xa- van động vật chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ?.
- GV tổng kết.
3-Củng cố, Dặn dò:
GV tổng kết về nội dung Châu Phi, nhận xét tiết học.
Về nhà :HS ôn lại các kiến thức đã học, chuẩn bị cho bài Châu Phi.
- HS xem lược đồ, quả địa cầu và trả lời.
- HS trình bày.
- HS xem và trả lời.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc theo cặp quan sát lược đồ và trả lời.
-HS trình bày.
-HS nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS trả lời.
TUẦN 26 Ngày dạy: / /
Tiết: 26 CHÂU PHI “tiếp theo”.
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân Châu Phi:
+ Châu lục có dân cư chủ yếu là người da đen.
+ Trồng cây công nghiệp nhiệt đới, khai thác khoáng sản.
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Ai Cập: nền văn minh cổ đại, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ.
- Chỉ và đọc trên bản đồ tên nước, tên thủ đô của Ai Cập.
* GD SDNLTK:
- Khai thác khoáng sản ở Châu Phi trong đó có dầu khí.
II- Chuẩn bị:
- Bản đồ kinh tế Châu Phi. Các hình minh hoạ sgk. Phiếu học tập của HS.
III- Các hoạt động dạy học :
:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Ổn định tổ chức:
2 Bài cũ :
- 3 HS lần lượt trả lời các câu hỏi về Châu Phi.
3- Bài mới
* Giới thiệu bài: Nêu tên bài học
1- HĐ1: Dân cư Châu Phi:
-Yc HS làm việc cá nhân, mở trang 103, đọc bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục:
+ Nêu số dân Châu Phi
+ So sánh số dân Châu Phi với các châu lục khác.
+ Người dân Châu Phi sinh sống chủ yếu ở vùng nào?
- GV cho HS trình bày.
- GV kết luận.
2- HĐ2: Kinh tế Châu Phi:
-GV cho HS làm việc theo cặp để trao đổi và hoàn thành bài tập sau.
a)Châu Phi là châu lục có nền kinh tế phát triển
b)Hầu hết các nước châu Phi chỉ tập trung vào khai thác khoáng sản và trồng cây công nghiệp nhiệt đới.
c) Đời sống người dân Châu Phi còn rất nhiều khó khăn.
- Gọi HS trình bày, bổ sung.
- GV nhận xét.
- Yc HS nêu và chỉ trên bản đồ các nước Châu Phi có nền kinh tế phát triển hơn cả.
- GV kết luận.
* GD SDNLTK:
- Khai thác khoáng sản ở Châu Phi trong đó có dầu khí.
HĐ3: AI Cập:
- Yc HS làm việc theo nhóm cùng đọc sgk, thảo luận để hoàn thành bảng thống kê về AI Cập.
- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- GV tổng kết.
3-Củng cố, Dặn dò:
GV tổng kết, nhận xét tiết học.
Về nhà :HS ôn lại các kiến thức đã học, chuẩn bị cho bài sau.
- HS thực hiện theo Yc.
- HS trình bày.
- HS làm việc theo cặp và trả lời.
a) sai, b) đúng, c) đúng
-HS trình bày, nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS lắng nghe
File đính kèm:
- GA ĐL5_T21- 26.doc