I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Củng cố cách viết số có nhiều chữ số, xác định giá trị của chữ số trong số. Cách đổi đơn vị đo khối lượng, đơn vị đo thời gian
- Rèn kĩ năng tính toán chính xác.
II. Đồ dùng dạy - học:
- HS: Bảng con, BTTN Toán
12 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4C (Buổi 2) Tuần 7 Trường Tiểu học Liên Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo dõi câu hỏi gợi ý+ Quan sát tranh
- HS làm bài theo cặp
- Từng cặp kể vắn tắt truyện đã chuẩn bị
- HS thi kể trước lớp
- Lớp bình chọn bạn làm bài hay nhất.
______________________________________________________________________
Thứ tư ngày 6 tháng 10 năm 2011
Toán(Rkn)
LUYỆN TẬP VỀ PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Củng cố cách thực hiện phép cộng, phép trừ và cách thử lại phép cộng, phép trừ.
- Củng cố về dạng toán trung bình cộng.
- Rèn kĩ năng tính và trình bày bài.
II. Đồ dùng dạy - học:
- HS: Bảng con, BTTN Toán
III.Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài.
(BTT. T. 37 )
Bài 1: Tính rồi thử lại.
- GV HD HS làm bài ra bảng con.
- Nhận xét, chữa bài
- Yêu cầu HS nêu các bước tính, cách thử lại phép cộng .
- Chốt lại cách làm.
Bài 2: Giải toán
- HD HS làm vở
- Cho lớp làm vở, gọi 2 HS làm bảng
- Nhận xét, chữa bài
Bài 3: Giải toán
TBC của 3 số là 43 756, số thứ nhất là 69 708, số thứ hai bằng 1/2 số thứ nhất. Tìm số thứ ba.
- Yêu cầu HS nêu cách làm, làm vở. Gọi 2 HS làm bảng.
- Theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Chấm, chữa bài, nhận xét
3. Củng cố-Dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về ôn bài, chuẩn bị bài giờ sau.
-1 HS đọc yêu cầu BT, HS cả lớp làm bài ra bảng con KQ là:
a. 79680 ; b. 71990; c. 90 102; d. 7784
+Khi thử lại phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng.
+ Khi thử lại phép trừ ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ, nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng.
- HS nêu yêu cầu và nêu cách làm , HS làm vở - 2HS lên bảng làm bài.
Giờ thứ hai ô tô đó chạy được là:
42 640 – 6280 = 36 280 (km)
Trong hai giờ ô tô đó chạy được là:
42 640 + 36 280 = 78 400 (km)
Đáp số: 78 400 km
- Nhận xét, bổ sung
- HS đọc, phân tích đề bài, nêu cách làm.
Lớp làm vở, 2 HS làm bảng.
Bài giải
Tổng ba số là: 43 756 x 3 = 131 268
Số thứ hai là: 69 708 : 2 = 34 854
Số thứ ba là:
131 268 - 69 708 - 34 854 = 26 706
Đáp số: 26 706
_______________________________________
Toán(Rkn)
BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ
I. Mục tiêu:Giúp HS:
- Củng cố biểu thức có chứa hai chữ, biết cách tính giá trị của biểu thức có chứa hai chữ. Củng cố dạng toán Tìm số trung bình cộng.
- Rèn kĩ năng tính giá trị của biểu thức.
- Giáo dục học sinh tính tự giác.
II.Đồ dùng dạy - học:
- HS: Vở bài tập Toán.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1:Tính giá trị của biểu thức
- Cho Hs làm vở, gọi 2 HS làm phần a; 2 HS làm phần b(mỗi HS 2 biểu thức)
- Theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 2: Đội 1 trồng được 428 cây, đội 2 trồng được 316 cây, đội 3 trồng được 372 cây, đội 4 trồng được 364 cây. Hỏi trung bình mỗi đội trồng được bao nhiêu cây?
- Cho HS làm vở, gọi 1 HS làm bảng.
- Nhận xét, chữa bài
Bài 3: Tính giá trị của biểu thức
a. Biểu thức a + b với a = 1497, b = 568
b. Biểu thức a x b với a = 6315, b = 6
- Yêu cầu HS làm vở, gọi 2 HS làm bảng.
- Chấm, chữa bài.
3. Củng cố-Dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về ôn bài, chuẩn bị bài giờ sau.
- HS đọc bài, nêu cách làm,làm vở + làm bảng.
+ nếu a = 2, b = 1 thì a - b = 2 - 1 = 1
+ nếu m = 6, n = 3 thì: m + n = 6 + 3 = 9
m - n = 6 - 3 = 3
m x n = 6 x 3 = 18
m : n = 6 : 3 = 2
- Nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu- nêu cách giải, làm vở, 1 HS làm bảng.
Bài giải:
Trung bình mỗi đội trồng được số cây là:
(428 + 316 + 372 + 364) : 4 = 370 (cây)
Đáp số: 370 cây
Nhận xét, bổ sung
- Đọc bài, nêu cách làm, làm vở và làm bảng.
a. Nếu a = 1497, b = 568 thì a + b
= 1497 + 568 = 2065
b. Nếu a = 6315, b = 6 thì a x b
= 6315 x 6 = 37890
- Nhận xét, chữa bài
_______________________________________
Tiếng việt (Rkn)
LUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
- HS kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng. Hiểu truyện, trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
- Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
- Rèn kĩ năng kể chuyện tự nhiên, rõ ràng.
II. Đồ dùng dạy - học
- GV + HS: Một số truyện viết về lòng tự trọng.
III.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS kể chuyện.
* HĐ1: HD hiểu yêu cầu đề bài
- GV viết đề bài lên bảng, gạch dưới trọng tâm, giúp HS xác định đúng yêu cầu.
- Nhận xét, đánh giá.
* HĐ2: Học sinh thực hành kể chuyện, nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Tổ chức kể trong nhóm đôi.
- GV gợi ý kể theo đoạn
- Thi kể trước lớp
- Biểu dương HS kể hay, ham đọc truyện
3. Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét tiết học,
- Chuẩn bị bài tập KC tuần sau.
- 1-2 em đọc yêu cầu đề bài
- Gạch dưới các từ trọng tâm
- 4 em nối tiếp đọc các gợi ý 1,2,3,4 SGK(T. 58-59).
- HS nối tiếp nêu câu chuyện định kể.
- 1 em kể mẫu, lớp nhận xét.
- Mỗi bàn làm 1nhóm tập kể
- Kể theo cặp
- 1-2 em kể theo đoạn (nếu chuyện dài)
- HS xung phong kể trước lớp
- 1-2 em đọc tiêu chuẩn
- Mỗi tổ cử 2 HS thi kể trước lớp
- Lớp bình chọn HS kể hay nhất.
______________________________________________________________________
Thứ năm ngày 7 tháng 10 năm 2011
Toán(Rkn)
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG
I. Mục tiêu:
- Củng cố tính chất giao hoán của phép cộng.
- Biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng để thực hành tính .
- Giáo dục học sinh biết vận dụng làm bài tập về tính chất giao hoán của phép cộng .
II. Đồ dùng dạy -học:
- HS: Vở BTT+ BTTN Toán.
III .Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài.
( Vở BTT- T.39 và BTTN Toán- T.21 )
Bài 1:Viết số hoặc chữ số thích hợp vào chỗ chấm
- Theo dõi, kiểm tra HS dưới lớp.
- Nhận xét, chữa bài
Bài 2: Đặt tính, tính rồi dùng tính chất giao hoán để thử lại
- Yêu cầu HS tự làm bài, gọi 2 HS làm bảng
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3: Điền dấu ; = vào chỗ chấm.
-Cho HS làm vở
- Gọi HS chữa bài và nêu cách làm.
- Nhận xét chữa bài.
3.Củng cố- Dặn dò:
- GV yêu cầu HS nhắc lại công thức và quy tắc của tính chất giao hoán của phép cộng.
- GV tổng kết giờ học.
- 2 HS lên bảng làm bài- nêu cách làm, HS dưới lớp làm vở.
a. 25 + 41 = 41 + 25 b. a + b = b + a
96 + 72 = 72 + 96 a + 0 = 0 + a =a
68 + 14 = 14 + 68 0 + b = b + 0 =b
- Nhận xét, bổ sung
- HS đọc bài tập
- 2 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính 1 phần, lớp làm vở.
a. KQ là: 832 b. KQ là: 8933
- HS đọc bài, nêu cách làm.
- HS làm vở rồi nối tiếp chữa bài.
4307 + 948 = 948 + 4307
8524 + 1324 < 1324 + 8542
2746 + 64 < 2746 + 70
927 + 398 > 389 + 927
______________________________________
Tiếng việt (Rkn)
LUYỆN VIẾT TÊN NGƯỜI TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I. Mục tiêu :
- Củng cố về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. Biết viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Rèn kĩ năng viết đúng tên người và tên địa lí Việt Nam .
II. Đồ dùng dạy- học
- HS Vở RKN, SGK
- GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam
III.Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1: Viết đúng tên các phố trong bài ca dao.
- Yêu cầu mỗi bàn làm 7 dòng thơ.
+ Tìm những tên địa lí trong bài?
+ Viết đúng những tên đó ra bảng con.
+ Tại sao các tên này phải viết hoa?
Bài 2:
- Em hãy nêu tên các huyện thuộc tỉnh em đang ở
- Yêu cầu HS viết đúng tên các huyện trong tỉnh.
- Em hãy nêu tên các xã của huyện ta?
- Yêu cầu HS viết đúng tên các xã.
- Ở tỉnh ta có địa điểm du lịch, di tích lịch sử hay danh lam thắng cảnh nổi tiếng nào? Viết đúng các tên đó.
- Nhận xét, chữa bài.
- Yêu cầu HS viết lại vào vở
Bài 3: Viết địa chỉ gia đình mình( thôn, xã, huyện, tỉnh)
- Yêu cầu HS làm vở, gọi 2 HS làm bảng.
- Chấm. chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc học thuộc ghi nhớ. Sưu tầm tên 1 số nước và thủ đô các nước trên thế giới .
- 1 em đọc yêu cầu
Trao đổi cặp, làm bài.
Vài em nêu kết quả thảo luận.
HS Viết bảng con
Đây là tên riêng các phố ở Hà Nội.
- HS nối tiếp nêu miệng, 3 em ghi lại các tên đó ra bảng nhóm
- HS nối tiếp lên bảng viết, lớp viết vở
- HS nối tiếp nêu miệng, 3 em ghi lại các tên đó ra bảng nhóm
- HS nối tiếp lên bảng viết, lớp viết vở
- Thảo luận theo bàn làm bài- nêu miệng,
2-3 em đại diện làm bảng.
suối Mỡ, đập Khuôn Thần, suối Tóp, đền Hoàng Hoa Thám, đình chùa Giã, chùa Dương Sơn, đình Cao Thượng....
- Nhận xét bổ sung.
- Viết bài vào vở
- Làm vở + làm bảng.
Nhận xét, bổ sung.
_________________________________________
Tiếng việt (Rkn)
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu:
- Dựa vào hiểu biết về đoạn văn đã học, bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện “Vào nghề: gồm nhiều đoạn ( có sẵn cốt truyện).
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn kể chuyện .
II. Đồ dùng dạy- học
- GV: Tranh minh hoạ cốt truyện Vào nghề
- HS: Vở T. Việt RKN.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài.
* HĐ1: Tìm hiểu truyện.
- GV giới thiệu tranh minh hoạ
- Em hãy nêu các sự việc chính?
- GV chốt lại 4 sự việc
*HĐ2: HD làm bài
- Gọi học sinh đọc truyện.
- Gọi học sinh lần lượt đọc cốt truyện của đoạn định hoàn chỉnh
- Yêu cầu HS dựa vào cốt truyện để phát triển thêm cho đoạn văn.
- Gọi học sinh đọc kết quả bài làm
- GV KL những học sinh hoàn chỉnh đoạn văn hay nhất.
3.Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá giờ học
- HS nêu:
+ Sự việc 1: Va- li- a mơ ước thành diễn viên xiếc…
+ Sự việc 2: Cô bé xin học nghề ở rạp xiếc,được giao quét chuồng ngựa.
+ Sự việc 3: Cô bé giữ chuồng ngựa thật sạch sẽ, làm quen với chú ngựa.
+ Sự việc 4: Va- li- a trở thành diễn viên xiếc giỏi với tiết mục Phi ngựa đánh đàn.
- 2-3 HS đọc.
- 4 em nối tiếp nhau đọc 4 đoạn văn chưa hoàn chỉnh của truyện Vào nghề
- HS đọc thầm lại bài văn, lựa chọn để viết hoàn chỉnh 1 đoạn.
- Nhiều em đọc bài đã hoàn chỉnh - Lớp nhận xét
- Bình chọn đoạn hay nhất
- HS viết lại các đoạn văn hoàn chỉnh vào vở.
File đính kèm:
- TUAN - 7.doc