-Đọc rành mạch, trôi chảy.
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.(trả lời các câu hỏi; thuộc hai đoạn cuối bài).
-TCTV: Huyền ảo.
-GDHS:Yêu mến cảnh đẹp thiên nhiên, đất nước ta .
25 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4B Tuần 29 Trường Tiểu học Kim Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I.Mục tiêu: -Nhận biết được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật (ND Ghi nhớ).
-Biết vận dụng hiểu biết về cấu tạo bài văn tả con vật để lập dàn s tả một con vật nuôi trong nhà (mục III)
-GDHS: ý thức chăm sóc và bảo vệ con vật.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ một số loại con vật ( phóng to nếu có điều kiện)
-Tranh ảnh vẽ một số loại con vật có ở địa phương mình (chó, mèo, gà, vịt, trâu, bò, lợn ... ) .Bảng phụ hoặc tờ giấy lớn để HS lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả con vật. (BT phần luyện tập)
III. Hoạt động trên lớp (40 phút ).
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới : Giới thiệu bài :
a.Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 : HS đọc đề bài.
-HS đọc bài đọc " Con mèo hung "
-Bài này văn này có mấy doạn?
-Mỗi đoạn văn nói lên điều gì?
-Em hãy phân tích các đoạn và nội dung mỗi đoạn trong bài văn trên?
- Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.
+ Treo bảng ghi kết quả lời giải viết sẵn, chốt lại ý kiến đúng, gọi HS đọc sau đó nhận xét, sửa lỗi và cho điểm từng học sinh
+Phần ghi nhớ :
-HS đọc lại phần ghi nhớ.
b.Phần luyện tập :
Bài 1 : HS đọc đề bài.
-GV kiểm tra sự chuẩn bị cho bài tập.
-Treo tranh ảnh một số con vật nuôi trong nhà.
- Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.
-Nên chọn lập dàn ý một con vật nuôi, gây cho em ấn tượng đặc biệt.
- Nếu trong nhà không nuôi con vật nào, các em có thể lập dàn ý cho bài văn tả một con vật nuôi mà em biết.
- HS lập dàn bài chi tiết cho bài văn.
- Lớp thực hiện lập dàn ý và miêu ta.
+ HS lần lượt đọc kết quả bài làm.
+HS lên dán tờ phiếu lên bảng, đọc
+HS nhận xét và bổ sung nếu có.
+GV nhận xét, ghi điểm một số HS viết bài tốt.
4.Củng cố – dặn dò:Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- 2 HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm bài.
- Bài văn có 4 đoạn.
+2 HS trao đổi và sửa cho nhau, phát biểu.
Đoạn
Đoạn 1: dòng đầu
Đoạn 2: Chà nó có … đáng yêu .
Đoạn 3: Có một hôm ... vuốt của nó.
Đoạn 4 : còn lại
Nội dung
- G thiệu về con mèo sẽ tả.
+ Tả hình dáng, màu sắc con mèo.
+ Tả hoạt động, thói quen của con mèo.
Nêu cảm nghĩ về con mèo
- Hai HS đọc
- HS đọc, lớp đọc thầm.
+Quan sát tranh và chọn một con vật quen thuộc để tả.
+ HS lắng nghe.
+ 2 HS làm vào tờ phiếu lớn. Khi làm xong mang dán bài lên bảng.
+ Tiếp nối nhau đọc kết quả
Mở bài:
Giới thiệu về con mèo (hoàn cảnh, thời gian)
Thân bài:
1. Ngoại hình của con mèo
Bộ lông, Cái đầu, Hai tai, Bốn chân, Cái đuôi, Đôi mắt, Bộ ria
2. Hoạt động chính của con mèo.
Hoạt động bắt chuột
- Động tác rình
- Động tác vồ
Hoạt động đùa giỡn của con mèo
Kết bài :Cảm nghĩ chung về con mèo.
HS lắng nghe nhận xét và bổ sung.
- Lắng nghe và ghi nhớ
.....................................................................................................
Toán ( tiết 145) : LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: Giúp HS:
-Rèn kĩ năng giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
-Học sinh giải đúng các bài tập trong SGK.
-GDHS: Tính cẩn thận, chính xác.
II. Hoạt động dạy – học chủ yếu ( 40 phút ).
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ: HS lên bảng làm BT tiết 144. GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới: Giới thiệu bài:
Bài tập 1:Viết số thích hợp vào ô trống
- HS tự làm bài.
+ Gv nhận xét cho điểm
Bài tập 2: GV yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài
+ Gv hướng dẫn HS cách làm
+ GV mời học sinh lên giải
+ GV nhận xét cho điểm
Bài tập 3:
-Học sinh đọc yêu cầu đề bài
+ Gv hướng dẫn học sinh cách làm
+ GV mời học sinh lên giải
+ Gv nhận xét cho điểm
Bài 4: GV yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài
+ Gv hướng dẫn học sinh cách làm
+ GV mời học sinh lên giải
+ Gv nhận xét cho điểm
4.Củng cố - Dặn dò: HS về nhà xem lại bài và làm VBT.
- Chuẩn bị bài: Tỉ lệ bản đồ.
- GV nhận xét.
-1 HS lên bảng thực hiện, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe.
- HS làm bài.
Hiệu hai số
Tỉ số hai số
Số bé
Số lớn
15
36
30
12
45
48
+ HS lên bảng giải
Giải
Hiệu số phần bằng nhau là: 10 – 1 = 9 (phần)
Số thứ nhất là: 738 : 9 x 10 = 820
Số thứ hai là: 820 – 783 = 82
Đáp số: số thứ nhất: 820; Số thứ hai: 82
- 1HS đọc yêu cầu.
+ HS lên bảng thực hiện.
Ở dưới làm vào vở
Giải
Tổng số 2 túi gạo : 10 + 12 = 22 (túi)
Mỗi túi chứa là: 220 : 22 = 10 (kg)
Số kg gạo nếp là: 10 x 10 = 100 (kg)
Số kg gạo tẻlà: 12 x10 = 120 (kg)
Đáp số: gạo nếp:100 kg gạo; Gạo tẻ: 120 kg gạo
- 1 HS đọc yêu cầu.
+ HS lên bảng thực hiện, lớp làm vào vở
Giải
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 5 = 8 (phần)
Đoạn đường từ nhà A đến hiệu sách:
840 : 8 x 3 = 315 (m)
Đoạn đường từ hiệu sách đến trường là:
840 – 315 = 525 (m)
Đáp số: Đoạn đường đầu: 315m
Đoạn đường sau: 525 m
.......................................................................................................
Khoa học (tiết 58 ) :NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT
I.Mục tiêu: - Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau.
*KNS : Kĩ năng hợp tác trong nhóm nhỏ.
- Kĩ năng trình bày sản phẩm thu thập được các thông tin về chúng.
II.Đồ dùng dạy học: SGK, tranh trong sách .
III.Phương pháp , kĩ thuật dạy học tích cực :Làm việc theo nhóm; quan sát; báo cáo
III.Các hoạt động dạy học (35 phút ).
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ôn định tổ chức :
2.Bài cũ: Thực vật cần gì để sống?
-Hãy cho biết thực vật cần gì để sống?
-GV nhận xét, chấm điểm.
3.Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau
-HS tập hợp tranh ảnh (hoặc cây hay lá cây thật) của những cây sống ở nơi khô hạn, nơi ẩm ướt, sống dưới nước mà các thành viên trong nhóm đã sưu tầm
KNS:Kĩ năng hợp tác trong nhóm nhỏ
-GV quan sát
Kết luận của GV: Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được khô hạn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu về nước của một cây về những giai đoạn phát triển khác nhau và ứng dụng trong trồng trọt
-KNS: Kĩ năng trình bày sản phẩm thu thập được các thông tin về chúng.
- HS quan sát các hình trang 117 và trả lời câu hỏi: Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước?
-HS tìm thêm các ví dụ khác chứng tỏ cùng một cây nhưng ở những giai đoạn phát triển khác nhau sẽ cần những lượng nước khác nhau và ứng dụng của những hiểu biết đó trong trồng trọt
Kết luận của GV:
- HS nêu lại bài học
4.Củng cố – Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
-Chuẩn bị bài: Nhu cầu chất khoáng của thực vật. GV nhận xét.
-HS trả lời.
-HS nhận xét.
-Nhóm trưởng tập hợp tranh ảnh đã sưu tầm được.
-Nhóm cùng nhau làm các phiếu ghi lại nhu cầu về nước của những cây đó. Phân loại các cây thành 4 nhóm và dán vào các giấy khổ to: nhóm cây sống dưới nước, nhóm cây sống trên cạn chịu được khô hạn, nhóm cây sống trên cạn ưa ẩm ướt, nhóm cây sống cả trên cạn và dưới nước
-Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình. Sau đó đi xem sản phẩm của các nhóm khác và đánh giá lẫn nhau
- HS lắng nghe
-HS quan sát và trả lời câu hỏi: cây lúa cần nhiều nước khi lúa đang làm đòng, lúa mới cấy)
-HS tìm thêm các ví dụ khác.
HS lắng nghe
- 2-4HS đọc lại.
- Lắng nghe và ghi nhớ
.......................................................................................................
An toàn giao thông ( tiết 4 ) : Bài 4: LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN
I.Mục tiêu: -HS biết giải thích so sánh điều kiện con đường an toàn và không an toàn.
-Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được con đường đảm bảo an toàn đi tới trường . Lựa chọn đường đi an toàn nhất để đến trường.
- Phân tích được các lí do an toàn hay không an toàn.
- Có ý thức và thói quen chỉ khi đi con đường an toàn dù có phải đi vòng xa hơn.
II. Chuẩn bị: GV : sơ đồ; tranh trong SGK
III. Hoạt động dạy học ( 35 phút ).
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Ôn bài cũ và giới thiệu bài mới.
-Theo em, để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải đi như thế nào?
-Chiếc xe đạp đảm bảo an toàn là chiếc xe như thế nào?
-GV nhận xét, giới thiệu bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu đường an toàn.
-Điều kiện con đường an toàn ? Đường kém an toàn ?
-GV cùng HS nhận xét
Hoạt động 3: Chọn con đường an toàn đi đến trường.
-GV dùng sơ đồ về con đường từ nhà đến trường có hai hoặc 3 đường đi, trong đó mỗi đoạn đường có những tình huống khác nhau
-GV chọn 2 điểm trên sơ đồ, gọi 1,2 HS chỉ ra con đường đi từ A đến B đảm bảo an toàn hơn. HS phân tích có đường đi khác nhưng không được an toàn. Vì lí do gì?
Hoạt động 4: Hoạt động bổ trợ
-HS vẽ con đường từ nhà đến trường. Xác định được phải đi qua mấy điểm hoặc đoạn đường an toàn và mấy điểm không an toàn.
+Gọi 2 HS lên giới thiệu
+GVKL: Nếu đi bộ hoặc đi xe đạp các em phải lựa chọn con đường đi an toàn.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.
-GV cùng HS hệ thống bài
-GV dặn dò, nhận xét
-HS trả lời
-Con đường an toàn là con đường là con đường thẳng và bằng phẳng, mặt đường có kẻ phân chia các làn xe chạy, co các biển báo hiệu giao thông , ở ngã tư có đèn tín hiệu giao thông và vạch đi bộ ngang qua đường.
-HS chỉ theo sơ đồ
Bệnh viện Trường học(B)
Uỷ ban Chợ
Nhà (A) Sân vận động
-HS chỉ con đương an toàn từ nhà mình đến trường.
2 HS lên giới thiệu
- Lắng nghe và ghi nhớ
..............................................................................................
SINH HOẠT TUẦN 29
I.DỰ KIẾN ĐÁNH GIÁ:
- Lớp trưởng báo cáo việc chuyên cần và tình hình chung lớp của các bạn.
- Lớp phó học tập báo cáo việc học tập của các bạn.
- Lớp phó lao động báo cáo việc vệ sinh trong, ngoài lớp học.
a.Ưu điểm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
b.Tồn tại:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
II.KẾ HOẠCH TUẦN 30
…….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- GA Lop 4 T29(1).doc