LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người
- Biết cư sử lịch sự với mọi người xung quanh.
* GDKNS:
- Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp trong một số tình huống.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, đóng vai
- Kĩ thuật: trình bày ý kiến cá nhân, KT trình bày 1 phút
III. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:
- Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi sắm vai.
45 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4/4 tuần 22, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hiện các quy định không gây ồn nơi công cộng.
- Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống: bịt tai khi nghe âm thanh quá to, đóng cửa để ngăn cách tiếng ồn,
* GDBVMT: HS biết được mối quan hệ giữa con người với môi trường.
* GDKNS:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân, giải pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Phương pháp: Thảo luận nhóm nhỏ
- Kĩ thuật : trình bày ý kiến cá nhân , KT trình bày 1 phút , động não
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chuẩn bị theo nhóm: tranh ảnh về các loại tiếng ồn và việc phòng chống ồn.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định: 2. Bài cũ:
-Âm thanh trong cuộc sống có vai trò như thế nào?
-Việc ghi lại được âm thanh đem lại được lợi ích gì?
-Gv nhận xét, ghi điểm
-Nhận xét chung tuyên dương
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
-GV viết bảng các loại âm thanh và yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, chia chúng thành 2 nhóm: ưa thích và không ưa thích.
-Tại sao em lại ưa thích và không ưa thích những âm thanh đó?
GV: Trong cuộc sống có những âm thanh mà chúng ta không ưa thích. Chúng ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Chúng là loại tiếng ồn có tác hại. Vậy làm thế nào để phòng chống tiếng ồn? Các em sẽ cùng tìm hiểu qua bài: “Âm thanh trong cuộc sống” (tiếp theo)
Hoạt động 1:Tìm hiểu nguồn gây tiếng ồn.
*Mục tiêu: Nhận biết một số loại tiếng ồn.
* Trình bày ý kiến cá nhân
-Tiếng ồn có thể phát ra từ đâu?
-Nơi em ở có những loại tiếng ồn nào?
-Có những âm thanh chúng ta ưa thích và muốn ghi lại để thưởng thức. Tuy nhiên cũng có những âm thanh chúng ta không ưa thích và cần phải tìm cách phòng tránh
* Động não
-Theo em hầu hết tiếng ồn là do tự nhiên hay con người gây ra?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống
*Mục tiêu: Nêu được một số tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống.
*Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân, giải pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
* Thảo luận nhóm/ trình bày 1 phút
-Cách tiến hành:
-GV chia nhóm, giao việc.
-Yêu cầu hs đọc và quan sát các hình trang 88 SGK và tranh ảnh các em sưu tầm được.
? Tiếng ồn có tác hại gì?
+ Câu hỏi GDBVMT: Cần có những biện pháp nào để phòng chống tiếng ồn?
-GV nhận xét tuyên dương.
Kết luận:
Như mục “Bạn cần biết “ trang 89 SGK.
*Hoạt động 3:Nói về việc nên không nên làm để góp phần chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh
*Mục tiêu:Có ý thức và thực hiện một số hoạt độngđơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho con người xung quanh và bản thân.
Cách tiến hành:
-Tổ chức hs thảo luận cặp đôi.
-Cho hs thao luận nhóm những việc nên và không nên làm để phòng chống tiếng ồn ở trường , lớp ở nhà.
4. Củng cố:
-2 hs đọc mục “Bạn cần biết”
-Gần nơi em ở có nhiều tiếng ồn không? Người ta có biện pháp gì để phòng chống?
-GV giáo dục HS Có ý thức và thực hiện một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và cho những người xung quanh.
5. Dặn dò:
-Chuẩn bị bài: Ánh sáng
-Nhận xét tiết học, tuyên dương những hs hăng hái phát biểu ý kiến.
-Nhận xét tiết học
-HS trả lời câu hỏi
-HS trao đổi, thảo luận, chia chúng thành 2 nhóm: ưa thích và không ưa thích.
- HS nêu
-Dựa vào các hình trang 88 SGK trả lời câu hỏi.
-động cơ, ô tô, ti vi, chơ,
-HS nêu
-Lắng nghe
-Hầu hết tiếng ồn đều do con người tạo ra.
-HS quan sát hình thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
-Thảo luận nêu các biện pháp.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Cả lớp nhận xét,bổ sung
-Gây chói tai, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, ảnh hưởng tới tai.
+Có quy định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng. Sử dụng tiếng ồn ngăn cách làm giảm tiếng ồn đến tai, Trồng nhiều cây xanh.
-HS thảo luận trình bày.
-Nên: Đi lại, nói năng nhẹ nhàng. Chỉ nói khi thật cần thiết.
-Không nên: Nói to, nói nhiều, cười đùa, la hét, tạo tiếng động lớn, đập mạnh vật gì đó
-2 hs đọc
-HS trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
Địa lý
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở ĐBNB:
+Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái.
+ Nuôi trồng và chế biến thủy sản.
+ Chế biến lương thực.
* Mục tiêu riêng:
+ HS khá, giỏi:
Biết những thuận lợi để ĐBNB trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước: đất đai màu mở, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động.
+ GDBVMT: Sự thích nghi và cải tạo môi trường ở miền đồng bằng.
II. CHUẨN BỊ:
- BĐ nông nghiệp VN.
-Tranh, ảnh về sản xuất nông nghiệp, nuôi và đánh bắt cá tôm ở ĐB Nam Bộ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định:
2. KTBC:
-Nhà cửa của người dân ở ĐB Nam Bộ có đặc điểm gì ?
-Người dân ở ĐB Nam Bộ thường tổ chức lễ hội trong dịp nào? Lễ hội có những hoạt động gì ?
-GV nhận xét, ghi điểm .
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ở những bài trước, các em đã được học đặc điểm về tự nhiên và đặc điểm của các dân tộc sinh sống ở ĐBNB. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về hoạt về “Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ”.
b. Phát triển bài :
-GV cho HS quan sát BĐ nông nghiệp, kể tên các cây trồng ở ĐB Nam Bộ và cho biết loại cây nào được trồng nhiều hơn ở đây?
1/.Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước:
*Hoạt động cả lớp:
GV cho HS dựa vào kênh chữ trong SGK, cho biết :
-ĐB Nam bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước ?
-Lúa gạo, trái cây ở ĐB NB được tiêu thụ ở những đâu ?
GV nhận xét, kết luận.
*Hoạt động nhóm:
-GV cho HS dựa vào tranh, ảnh trả lời các câu hỏi sau :
+ Kể tên các loại trái cây ở ĐB Nam Bộ .
+ Kể tên các công việc trong thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu ở ĐB Nam Bộ .
- Nêu những thuận lợi để ĐBNB trở thành vùng khuất khẩu lúa gạo, trái cây lớn nhất cả nước?
(Dành cho HS khá, giỏi)
*GV nhận xét và mô tả thêm về các vườn cây ăn trái của ĐB Nam Bộ: ĐB Nam Bộ là nơi xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước. Nhờ ĐB này, nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu nhiều gạo bậc nhất thế giới.
2/Nơi sản xuất nhiều thủy sản nhất cả nước:
GV giải thích từ thủy sản, hải sản .
* Hoạt động nhóm:
GV cho HS các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh thảo luận theo gợi ý :
+Kể tên một số loại thủy sản được nuôi nhiều ở đây.
+Thủy sản của ĐB được tiêu thụ ở đâu ?
+Điều kiện nào làm cho ĐBNB sản xuất thủy sản lớn nhất cả nước? (Dành cho HS khá, giỏi )
- GDBVMT: Để bảo vệ nguồn tài nguyên thuỷ sản ở đồng bằng Nam Bộ chúng ta phải làm gì?
-GV nhận xét và mô tả thêm về việc nuôi cá, tôm ở ĐB này
4. Củng cố:
-GV cho HS đọc bài học trong khung.
-GV tổ chức cho HS điền mũi tên nối các ô của sơ đồ sau để xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên với hoạt động sản xuất của con người .
-GV giáo dục HS có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên và những sản phẩm do người làm ra .
-Yêu thích lao động .
5. Dặn dò:
-NX tiết học và dặn HS chuẩn bị bài tiết sau tiếp theo.
-HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
-HS nhắc lại tựa bài
-HS quan sát BĐ.
-HS trả lời
-Trong nước và xuất khẩu
-HS theo dõi
-HS các nhóm thảo luận và trả lời:
+ Xoài, chôm chôm, măng cụt,
+ Gặt lúa, tuốt lúa, phơi thóc, xay xát gạo và đóng bao, xếp gạo lên tàu để xuất khẩu.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
-Nhờ có đất đai màu mở, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động nên ĐBNB , lúa gạo trái cây của đồng bằng đã được xuất khẩu và cung cấp cho nhiều nơi trong nước.
-HS lắng nghe .
-HS thảo luận .
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Nhờ có mạng lưới sông ngòi dày đặc cùng với vùng biển rộng lớn là điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản.
- Để bảo vệ nguồn tài nguyên thuỷ sản của đồng bằng Nam Bộ chúng ta phải hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp ,tránh đánh bắt thuỷ sản bằng điện, phải tạo môi trường nước không bị ô nhiễm
-3 HS đọc bài
-HS lên điền vào bảng.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
SINH HOẠT TUẦN 22
I. MỤC TIÊU:
- HS nhận ra ưu, khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
- Biết suy nghĩ để nêu ra ý tưởng xây dựng phương hướng cho hoạt động tập thể lớp.
- Thông qua phương hướng thực hiện của cả lớp, HS định hướng được các bước tu dưỡng và rèn luyện bản thân
- Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin phát biểu trước lớp.
- Có ý thức tự sửa sai khuyết điểm mắc phải và biết phát huy những mặt tích cực của bản thân, có tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn.
II. CHUẨN BỊ:
- Công tác tuần 22
III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
Ổn định: Trò chơi vận động
Tổng kết hoạt động tuần 22
2.1. Lớp trưởng báo cáo các mặt: học tập, đạo đức, chuyên cần, vệ sinh, chuyên cần.
- HS có ý kiến bổ sung
- GV giải đáp thắc mắc
- GV nhận xét chung cả lớp.
a/ Học tập:
b/ Đạo đức:
c/ Chuyên cần:
d/ Lao động – Vệ sinh:
2.2. GV – HS bình chọn HS danh dự trong tuần:
-HS xuất sắc:
-HS tiến bộ:
- GV tuyên dương những em có cố gắng đạt kết quả tốt trong tuần và nhắc nhở những em chưa ngoan.
3. Xây dựng phương hướng tuần 23
- HS thảo luận nhóm đề xuất các mặt hoạt động và chủ điểm hoạt động trong tuần (chào mừng ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3-2-1930 / 3-2-2014)
- Đại diện nhóm phát biểu.
- GV chốt lại:
Chủ điểm: Học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.
a/ Đạo đức:
- Thực hiện theo 5 điều Bác dạy, nội qui trường, lớp.
b/ Học tập:
- Duy trì nề nếp, truy bài đầu giờ.
- Thực hiện “Đôi bạn cùng tiến” giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Học bài và chuẩn bị bài đầy đủ
- Tiếp tục duy trì học nhóm, giúp đỡ nhau trong học tập.
- Rèn chữ viết
c/ Chuyên cần:
- Duy trì sĩ số
- Đi học đầy đủ, đúng giờ
d/ Lao động, vệ sinh
- Thực hiện theo lịch phân công lao động của lớp.
- VS trường lớp và cá nhân sạch sẽ.
- Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp
- Không xả rác bừa bãi
e/ Phong trào:
- Tham gia đầy đủ các phong trào của Đội.
5. GV giải đáp thắc mắc:
6.Tổ chức thi hát:
- Hát một bài hát quen thuộc kết hợp vận động hoặc chơi trò chơi gắn liền với các bài hát đã học.
File đính kèm:
- giao an lop 4 tuan 22 nam hoc 2013 2014.doc