Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 (Tiết 4)

- Đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân

- Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

- Em Sang đọc lưu loát một đoạn của bài.

II Đồ dùng dạy học

 

doc24 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 (Tiết 4), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giới thiệu nhân vật và việc làm tốt của nhân vật trong câu chuyện định kể. 3. Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: a) Kể chuyện theo cặp -Cho HS kể chuyện theo cặp, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện -GV đến từng nhóm giúp đỡ, hướng dẫn. b) Thi kể chuyện trước lớp: -Các nhóm cử đại diện lên thi kể. Mỗi HS kể xong, GV và các HS khác đặt câu hỏi cho người kể để tìm hiểu về nội dung, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện. -Cả lớp và GV nhận xét sau khi mỗi HS kể: +Nội dung câu chuyện có hay không? +Cách kể: giọng điệu, cử chỉ, +Cách dùng từ, đặt câu. -Cả lớp và GV bình chọn: +Bạn có câu chuyện hay nhất. +Bạn kể chuyện có tiến bộ nhất. -HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. -Đại diện các nhóm lên thi kể, khi kể xong thì trả lời câu hỏi của GV và của bạn. -Cả lớp bình chọn theo sự hướng dẫn của GV. 3-Củng cố-dặn dò: -GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. -Dặn HS chuẩn bị trước cho tiết KC tuần sau. * * * Rút kinh nghiệm: ... ======================= ======================== Ngày soạn: 6/4/2012 Ngày dạy: Thứ sáu 13/4/2012 Tiết 1 Môn: Luyện từ và câu Bài: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) I/ Mục tiêu: -Tiếp tục ôn luyện, củng cố kiến thức về dấu phẩy: Nắm được 3 tác dụng của dấu phẩy,(BT1).biết phân tích và sửa những dấu phẩy dùng sai(BT2,3). II/ Đồ dùng dạy học: -HS vở bài tập. -GV ghi sẵn bài 3 lên bảng. III/ Các hoạt động dạy học: A-Kiểm tra bài cũ: GV cho HS làm lại BT 1 tiết LTVC trước. B- Dạy bài mới: 1-Giới thiệu bài: 2- Hướng dẫn HS làm bài tập: *Bài tập 1 (133): -Mời HS nêu lại tác dụng của dấu phẩy. -,Cho HS suy nghĩ làm việc cá nhânvào vở bài tập, -Mời một số học sinh trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. *Bài tập 2 (133): -Gọi HS đọc mẩu chuyện Anh chàng láu lỉnh. -GV ghi câu xã phê lên bảng. Bò cày không được thịt. -Gọi HS lên thêm dấu câu theo yêu cầu a. -Gọi HS lên ghi theo yêu cầu b. *Bài tập 3 (134): -Mời 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. -GV lưu ý HS đoạn văn trên có 3 dấu phẩy bị đặt sai vị trí các em cần phát hiện và sửa lại cho đúng. -Cho HS làm bài theo nhóm . -Mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV chốt lại lời giải đúng. *Lời giải : Các câu văn TD của dấu phẩy +Từ những năm 30tân thời. Ngăn cách TN với CN và VN +Chiếc áo tân thời trẻ trung. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. Trong tà áo dài thanh thoát hơn. Ngăn cách TN với CN và VN. Ngăn cách các chức vụ trong câu. +Những đợt sóng vòi rồng. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. +Con tàu chìm các bao lơn. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. *Lời giải: Lời phê của xã Bò cày không được thịt. Anh hàng thịt đã thêm Bò cày không được, thịt. Lời phê trong đơn cần được viết như thế nào để anh hàng thịt không thể chữa một cách dễ dàng. Bò cày, không được thịt. *Lời giải: -Sách ghi-nét ghi nhận chị Ca-rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh. (bỏ 1 dấu phẩy dùng thừa) -Cuối mùa hè năm 1994, chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ-lin, bang Ma-chi-gân, nước Mĩ. (đặt lại vị trí một dấu phẩy) -Để có thể đưa chị đến bệnh viện, người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả. (đặt lại vị trí một dấu phẩy). 3-Củng cố, dặn dò: -HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy. -GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. * * * Rút kinh nghiệm: . Tiết 2 Môn: Tập làm văn Bài: ôn tập về văn tả cảnh I/ Mục tiêu: -HS lập được dàn ý một bài văn miêu tả. -Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng. II/ Đồ dùng dạy học: -Bảng nhóm, bút dạ. III/ Các hoạt động dạy học: A Kiểm tra bài cũ Gọi HS trình bày dàn ý (BT1 tiết trước) B/Bài mới 1-Giới thiệu bài: 2Hướng dẫn HS ôn tập. *Bài tập 1: -Mời 4 HS nối tiếp đọc 4 đề bài. Cả lớp đọc thầm. -Mời một HS đọc phần gợi ý. -GV nhắc HS : +Các em cần chọn miêu tả một trong bốn cảnh đã nêu. +Dàn ý bài văn cần xây dựng theo gợi ý trong SGK, song ý phải là ý của mỗi em, thể hiện sự quan sát riêng, giúp các em có thể dựa vào dàn ý để trình bày miệng. -HS làm bài cá nhân. GV phát bút dạ bảng nhóm cho 4 HS (làm 4 đề khác nhau) làm. -Những HS lập dàn ý vào bảng nhóm mang dán lên bảng lớp và lần lượt trình bày. -Cả lớp NX, bổ sung, hoàn chỉnh dàn ý. -Mỗi HS tự sửa dàn ý của mình. *Bài tập 2: -Mời HS đọc yêu cầu của bài. -Cho HS trình bày dàn ý trong nhóm 4. -Mời đại diện một số nhóm lên thi trình bày dàn ý trước lớp. -Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người trình bày hay nhất. *VD về một dàn ý và cách trình bày (thành câu): -Mở bài: Em tả cảnh trường thật sinh động trước giờ học buổi sáng. -Thân bài: +Nửa tiếng nữa mới tới giờ học. Lác đác những học sinh đến làm trực nhật. Tiếng mở cửa, tiếng kê dọn bàn ghế. +Thầy (cô) hiệu trưởng đi quanh các phòng học, nhìn bao quát cảnh trường. +Từng tốp HS vai đeo cặp, hớn hở bước vào trường. +Tiếng trống vang lên HS ùa vào các lớp học. - Kết bài: Ngôi trường, thầy cô, bạn bè, những giờ học với em lúc nào cũng thân thương. Mỗi ngày đến trường em có thêm niềm vui. 3 -Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. -Dặn HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý để chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả cảnh trong tiết TLV cuối tuần 32. * * * Rút kinh nghiệm: . ======================= Tiết 2 Tiết 3 Môn: Toán Bài: Phép chia I/ Mục tiêu: -Giúp HS ôn tập, củng cố các kĩ năng thực hành phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm. -Cả lớp làm bài tập : a2i,Ba2i,Bài 3. Khuyến khích HS khá,giỏi làm thêm bài tập 4. II Đồ dùng dạy học Thước Bảng con II/Các hoạt động dạy học : A-Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm phép tính chia. B-Bài mới: 1-Giới thiệu bài: 2- Giảng bài: a) Trong phép chia hết: -GV nêu biểu thức: a : b = c +Em hãy nêu tên gọi của các thành phần trong biểu thức trên? +Nêu một số chú ý trong phép chia? b) Trong phép chia có dư: -GV nêu biểu thức: a : b = c (dư r) + a là số bị chia ; b là số chia ; c là thương. +Chú ý: Không có phép chia cho số 0 ; a : 1 = a ; a : a = 1 (a khác 0) ; 0 : b = 0 (b khác 0) + r là số dư. (số dư phải bé hơn số chia) 3/Hướng dẫn HS làm bài tập *Bài tập 1 (163): Tính rồi thử lại (theo mẫu). -Cho HS phân tích mẫu. để HS rút ra nhận xét trong phép chia hết và trong phép chia có dư. -Cho HS làm vào nháp. Mời 4 HS lên bảng chữa bài. *Bài tập 2 (164): Tính -Cho HS làm bài vào bảng con. *Bài tập 3 (164): Tính nhẩm -Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo. *Bài tập 4 (164): Tính bằng hai cách -Cho HS khá,giỏi làm vào vở. -Mời 1 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. *Lời giải: a) 8192 : 32 = 256 Thử lại: 243 x 24 = 8192 15335 : 42 = 365 (dư 5) Thử lại: 365 x 42 + 5 = 15335 b) 75,95 : 3,5 = 21,7 Thử lại: 21,7 x 3,5 = 75,95 97,65 : 21,7 = 4,5 Thử lại: 4,5 x 21,7 = 97,65 *Kết quả: a) ; b) HS có thể rút gọn. *VD về lời giải: a) 250 4800 950 250 4800 7200 * VD về lời giải: a) = Hoặc : = b) (6,24 + 1,26) : 0,75 = 7,5 : 0,75 = 10 Hoặc : (6,24 + 1,26) : 0,75 = 6,24 : 1,26 + 1,26 : 0,75 = 8,32 + 1,68 = 10 3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập. * * * Rút kinh nghiệm: . ======================= Tiết 4 Môn: Khoa học Bài: Môi trường I. Mục tiêu : - HS có khái niệm ban đầu về môi trường - Nêu được một số thành phần của môi trường địa phương mình đang sống. II. Đồ dùng dạy học - Hình minh hoạ trang 128, 129 III. Các hoạt động dạy học Kiểm tra bài cũ: -Kể tên một số hoa thụ phấn nờ gió.Một số hoa thụ phận nhờ côn trùng. - Kể một số loài động vật đẻ trứng , một số loài động vật đẻ con. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Nội dung * Hoạt động 1:Quan sát và thảo luận. Mục tiêu Hình thành cho hs kháI niệm ban đầu về môI trường. Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm - Yêu cầu đọc thông tin ở mục thực hành và làm bài tập trang 128 Bước 2 Làm việc theo nhóm Bước 3 Làm việc cả lớp. Mỗi nhóm nêu một đáp án,các nhóm khác đối chiếu với kết quả nhóm mình. Hỏi HS: - Môi trường rừng gồm những thành phần nào? - Môi trường nước gồm những thành phần nào ? - Môi trường làng quê gồm những thành phần nào? - Môi trường đô thị gồm những thành phần nào? - Gv nhận xét - Môi trường là gì? GV kết luận. * Hoạt động 2: Một số thành phần của môI trường địa phương Mục tiêu: HS nêu được một số thành phần của môi trường địa phương nơI HS sinh sống. Cách tiến hành - HS thảo luận câu hỏi: - Bạn đang sống ở đâu? - Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn đang sống. - Gọi HS phát biểu - Nhận xét chung về thành phần môi trường địa phương 3 Hoạt động kết thúc - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học bài .Tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên nước ta. - HS thảo luận nhóm 4 - HS đọc - HS đọc - hình 1c; hình 2 d; hình 3 a hình 4 b. - Gồm thực vật, động vật, sống trên cạn, dưới nước , không khí, ánh sáng. - Gồm: thực vật , động vật sống dưới nước như: cá, cua tôm, rong rêu, tảo , ánh sáng, đất. - Gồm: người, thực vật, động vật, làng xóm, ruộng vườn, nhà cửa, máy móc....không klhí, ánh sáng, đất. - Gồm con người, thực vật, động vật, nhà cửa, phố xá, nhà máy, các phương tiện giao thông, không khí, ánh sáng, đất... - Môi trường là tất cả những gì trên trái đất này: biển cả sông ngòi, ao hồ, đất đai, sinh vật, khí quyển, ánh sáng, nhiệt độ.... - Hs trả lời từng câu hỏi của GV HS nêu,lớp nhận xét. Một số thành phần môi trường ở địa phương em: Môi trường tự nhiên: đất đai, sông ,động vật,thực vật,khí hậu, con người Thành phần nhân tạo: nhà ở,trường học, bệnh viện,đường lộ, ao , * * * Rút kinh nghiệm: ======================= Kí duyệt : ....................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTUẦN 31.doc
Giáo án liên quan