Giáo án Lớp 4 Tuần 29 - Trường tiểu học Lý Thường Kiệt

Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước (trả lời được các câu hỏi; thuộc hai đoạn cuối bài).

II. ĐDDH:

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.

 

doc20 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 874 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 29 - Trường tiểu học Lý Thường Kiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a đánh mạnh vào đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử), quân ta thắng lớn; quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn, bỏ chạy về nước. - Nêu công lao của Nguyễn Huệ-Quang Trung: đánh bại quân xâm lược Thanh, bảo vệ nền độc lập của dân tộc. II. Đồ dùng dạy học: - Phóng to lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789). III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: (3’) – Gọi 2 HS trả lời: Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì? - Nhận xét – ghi điểm - Nhận xét chung 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: (1’) Gv nêu mục tiêu và ghi đề bài lên bảng. b) Tiến trình bài học: (28’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh. + N1: Khi nghe tin quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đã làm gì? Vì sao nói việc Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế là một việc làm cần thiết? + N2: Vua Quang Trung tiến quân đến Tam Điệp khi nào? Ở đây ông đã làm gì? Việc làm đó có tác dụng như thế nào? + N3: Dựa vào lược đồ, nêu đường tiến của 5 đạo quân. + N4: Trận đánh mở màn diễn ra ở đâu? Khi nào? Kết quả ra sao? + Nhóm 5: Hãy thuật lại trận Đống Đa? - Giáo viên tổng kết cuộc thi. * Lòng quyết tâm đánh giặc và sự mưu trí của vua Quang Trung. - Những sự việc, hành động của vua Quang Trung nói lên lòng quyết tâm đánh giặc và sự mưu trí của nhà vua. - Chia lớp thành 5 nhóm. + Lập tức tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh. Việc Nguyễn Huệ lên ngôi là Nguyễn Huệ đảm đương được nhiệm vụ ấy. - Vào ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân. Ông cho quân lính ăn Tết trước, tiến đánh Thăng Long. quyết tâm đánh giặc. - Trả lời theo nội dung bài + Trận Hà Hồi, cách Thăng Long 20km, diễn ra vào đêm mùng 3 tết Kỷ Dậu. Quân Thanh hoảng sợ xin hàng. + Học sinh thuật lại theo SGK. + Hành quân bộ từ Nam ra Bắc tiến quân trong dịp Tết; cách đánh ở trận Ngọc Hồi, Đống Đa. 3. Củng cố - Dặn dò (3’) - Hệ thống nội dung toàn bài. - Nhận xét tiết học. *************************************************** Thứ sáu ngày 28 tháng 3 năm 2014 Buổi sáng: TẬP LÀM VĂN Tiết 58: CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I. Mục tiêu: - Nhận biết được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật (ND Ghi nhớ). - Biết vận dụng hiểu biết về cấu tạo bài văn tả con vật để lập dàn ý tả một con vật nuôi trong nhà (mục III). II. ĐDDH: - Tranh minh họa trong SGK, Tranh ảnh một số con vật nuôi trong nhà. III. Các hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Nhận xét bài kiểm tra viết. - GV nhận xét, đọc điểm. 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: (1’) Gv nêu mục tiêu và ghi đề bài lên bảng. b) Tiến trình bài học: (28’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Hướng dẫn phần nhận xét - Gọi 2 học sinh đọc tiếp nối bài con mèo hung và các yêu cầu. + Bài văn có mấy đoạn? + Bài văn miêu tả con vật gồm có mấy phần? + Nội dung chính của mỗi phần là gì? - Gọi học sinh đọc mục ghi nhớ. * Lập dàn ý chi tiết tả con vật nuôi trong nhà (gà, chim, chó, lợn, trâu, bò,...) - Gọi học sinh dùng tranh minh họa giới thiệu con vật mình sẽ lập dàn ý tả. - Học sinh tự lập dàn ý. Yêu cầu đọc dàn ý - Nhận xét bổ sung - 2 hs đọc tiếp nối bài con mèo hung và các yêu cầu và trả lời câu hỏi. + Có 4 đoạn: Đoạn 1: "Meo, meo".. tôi đấy. Đoạn 2: Chà, nó... thật đáng yêu. Đoạn 3: Có một hôm... với chú một tí. Đoạn 4: Nêu cảm nghĩ về con mèo. + Gồm có 3 phần. Mở bài: giới thiệu con vật định tả Thân bài: Tả hình dáng, hoạt động, thói quen của con vật đó. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về con vật. - 3 HS đọc mục ghi nhớ. - 3 đến 5 em nối tiếp nhau giới thiệu. Ví dụ: Dàn ý bài văn miêu tả con mèo. 1.Mở bài: Giới thiệu con mèo (của nhà ai, em quan sát khi nào, nó có gì đặc biệt...) 2.Thân bài: a)Tả ngoại hình của con mèo. - Bộ lông - Đuôi - Cái đầu - Đôi mắt - Chân - Bộ ria - Tai b) Tả hoạt động chính của con mèo. * Hoạt động bắt chuột + Khi bắt chuột (rình chuột, vồ chuột) * Các hoạt động khác (ăn, đùa giỡn,...) 3. Kết luận: Cảm nghĩ chung về con mèo 3. Củng cố - Dặn dò (3’) - Hệ thống nội dung toàn bài. - Nhận xét tiết học. ***************************************************************** TOÁN Tiết 145: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU : - Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó. - Bài tập cần làm: Bài 2, bài 4. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ ghi tóm tắt BT 1. III. Hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: (3’) – Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT4. (tiết 144) - Nhận xét – ghi điểm – Nhận xét chung. 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: (1’) Gv nêu mục tiêu và ghi đề bài lên bảng. b) Tiến trình bài học: (28’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Bài 2: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài toán. - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài. - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. * Bài 4: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài toán. - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài. - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. - Đọc đề bài.-1 hs làm bảng lớp. Lớp làm vở Bài giải: Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 10 – 1 = 9 (phần) Số thứ hai là: 738 : 9 = 82 Số thứ nhất là: 82 + 738 = 820 Đáp số: 820 , 82 - 1 em đọc đề . Cả lớp làm bài tập. Bài giải: Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 5 + 3 = 8 (phần) Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách dài là: 840 : 8 × 3 = 315 (m) Đoạn đường từ hiệu sách đến trường dài là: 840 – 315 = 525 (m) Đáp số: 315m , 525 m 3. Củng cố - Dặn dò (3’) - Hệ thống nội dung toàn bài. - Nhận xét tiết học. *************************************************** ĐỊA LÝ Tiết 29: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (tt) I. MỤC TIÊU : * Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung: - Hoạt động du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung rất phát triển. - Các nhà máy, khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều ở đồng bằng duyên hải miền Trung: nhà máy đường, nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền. * HS khá, giỏi: - Giải thích vì sao có thể xây dựng nàh máy đường và nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền ở duyên hải miền Trung: trồng nhiều mía, nghề đánh cá trên biển. - Giải thích những nguyên nhân khiến ngành du lịch ở đây rất phát triển: cảnh đẹp, nhiều di sản văn hóa. * Nội dung tích hợp giáo dục Biến đổi khí hậu: - Vùng duyên hải miền Trung có khí hậu khác biệt với khí hậu khu vực phía Bắc và Phía Nam. - Gió Lào khô và nóng ảnh hưỡng đến cuộc sống của người dân ở khu vực này - Gió đông Bắc thổi vào cuối năm mang theo nhiều hơi nước của biển thường tạo mưa gây lũ đột ngột. - Người dân ở vùng duyên hải miền Trung phải trải qua nhiều khó khăn do thiên nhiên gây ra, đó là một phần do biến đổi khí hậu. Cần hướng thái độ HS là chia sẻ, cảm thông với những khó khăn mà người dân ở đây phải chịu đựng. - HS cần được GD tình yêu với thiên nhiên, môi trường có ý thức BVMT và hành động phòng chống lũ lụt, và khô hạn và thích nghi với điều kiện sống của địa phương. ** Nội dung tích hợp giáo dục TNMTBHĐ: - HS biết các nguồn tài nguyên từ biển (qua khu vực đồng bằng ven biển miền Trung). - Những hoạt động sản xuất gắn với việc khai thác nguồn tài nguyên biển: làm muối, đánh bắt, nuôi trồng và chế biển hải sản, đóng tàu, phát triển du lịch. - Các hoạt động khai thác biển, hải đảo như trên cùng là một trong những nhân tố gây ô nhiễm môi trường biển. - Ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên biển nhằm phát triển bền vững. I. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ: (3’) - KT bài: Người dân và hoạt động sản xuất ở ĐBDH miền Trung. - Nhận xét – ghi điểm – Nhận xét chung. 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: (1’) Gv nêu mục tiêu và ghi đề bài lên bảng. b) Tiến trình bài học: (28’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Hoạt động du lịch ở ĐBDH miền Trung -Yêu cầu quan sát tranh H9 - trả lời câu hỏi. + Người dân miền Trung sử dụng cảnh đẹp đó để làm gì? + Hãy kể tên 1 số bãi biển nổi tiếng ở miền Trung mà em biết? + Điều kiện phát triển du lịch ở đồng bằng duyên hải Miền Trung có tác dụng gì đối với đời sống người dân? * Tìm hiểu về sự phát triển công nghiệp của ĐBDH miền Trung + Kể tên các sản phẩm từ mía đường? - Yêu cầu quan sát H11 và cho biết các công việc của sản xuất đường. + Ở khu vực Dung Quốc đang phát triển ngành công nghiệp gì? * Tìm hiểu lễ hội ở ĐBDH miền Trung - Kể tên các lễ hội nổi tiếng ở vùng đồng bằng duyên hải miền Trung. - Mô tả lại Tháp Bà trong hình 13 và kể các hoạt động lễ hội Tháp Bà. - Học sinh quan sát và trả lời. + Thu hút khách du lịch đến tham quan, tắm biển,... + Bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Mỹ Khê, Non Nước - Sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân ở vùng này (có thêm việc làm, thêm thu nhập) -HS quan sát tranh + Bánh kẹo, sữa, nước ngọt. - Thu hoạch mía, vận chuyển mía, làm sạch, ép lấy nước quay li tâm để bỏ bớt nước và làm trắng đóng gói. - Lọc dầu, khu công nghiệp Dung Quất. + Lễ hội Tháp Bà, lễ hội cá Ông, lễ hội Ka - tê mừng năm mới của người chăm. + Tháp Bà là khu có nhiều ngọn tháp nằm cạnh nhau. Các ngọn tháp không cao nhưng trông rất đẹp, có đỉnh nhọn, được - Nhận xét chốt ý xây từ lâu rồi mà vẫn còn tồn tại tới nay. 3. Củng cố - Dặn dò (3’) - Hệ thống nội dung toàn bài. - Nhận xét tiết học. ************************************************ SINH HOẠT LỚP I. Đánh giá tuần 29 - Thực hiện tương đối tốt nề nếp của lớp học. - Xếp hàng ra, vào lớp đều và thẳng - Ngồi học trong lớp còn 1 số em chưa nghiêm túc, còn nói chuyện riêng. - Các em đi học đều không vắng HS nào trong tuần - Đa số các em có ý thức học tập, bên cạnh đó vẫn còn một số em lười học . - Trường lớp sạch sẽ, VS cá nhân tương đối sạch sẽ. II. Kế hoạch tuần 30: - Tiếp tục duy trì và phát huy nề nếp, học tập,chuyên cần, vệ sinh tốt hơn tuần 29. - Tham gia nhiệt tình các phong trào do đội phát động. - Tự mình phấn đấu học tập đạt nhiều điểm 10 . - Nhắc nhở thu các khoản quỹ - Phát động phong trào nuôi heo đất. *************************************************

File đính kèm:

  • docGiao an lop 4 tuan 29 2014.doc
Giáo án liên quan