1. Kiến thức: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng: Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh kiên trì trong học tập và dũng cảm trong cuộc sống.
II. Đồ dùng :
- Tranh sgk phóng to nếu có.
27 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 792 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 27 môn Tập đọc: Tiết 53: Dù sao trái đất vẫn quay (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4. Dặn dò: Dặn về nhà xem trước bài ôn tập giữa học kỳ II.
Thứ sáu ngày 26 tháng 3 năm 2010
Toán
Tiết 135: Luyện tập
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.
2. Kĩ năng: Tính được diện tích hình thoi.
HS khá giỏi làm được bài tập 3.
3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng :
- Mỗi học sinh chuẩn bị 1 tấm bìa, kéo.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ.
? Muốn tính diện tích hình thoi ta làm như thế nào? Nêu ví dụ chứng minh?
- 2 Hs trả lời, nêu ví dụ, lớp thực hiện ví dụ.
- Gv cùng hs, nx, chữa ví dụ hs nêu và ghi điểm.
3. Bài mới.
3.1 Giới thiệu bài.
3.2. Nội dung các hoạt động
a. Bài tập.
Bài 1. Làm miệng
- Cả lớp đọc yêu cầu bài, làm vào nháp, nêu miệng kết quả.
- Gv cùng hs nx kết quả, trao đổi cách làm và chốt kết quả đúng:
a. Diện tích hình thoi là 114 cm2.
b. Diện tích hình thoi là: 1050 cm2.
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức hs trao đổi cách làm bài.
- Hs nêu cách làm bài.
- Lớp làm bài vào vở, 1 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv thu một số bài chấm:
- Gv cùng hs nx, trao đổi chữa bài.
Bài giải
Diện tích miếng kính là:
(14 x10 ) : 2 = 70 (cm2).
Đáp số: 70 cm2.
*Bài 3. Hs tự thực hành trên bìa.
- Lớp thực hành theo N2:
- Hs cắt:
- Hs nhận xét
- Xếp 4 hình tam giác đó thành hình thoi:
- Trình bày trước lớp:
- Hs suy nghĩ và xếp thành hình thoi: Như hình trên.
- Một số nhóm trình bày.
- Tính diện tích hình thoi:
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
- Cả lớp tính vào nháp, 1 Hs lên bảng chữa bài.
Bài giải
Diện tích hình thoi đó là:
( 6x4) :2 = 12 (cm2)
Đáp số: 12 cm2.
Bài 4.Tổ chức thực hành gấp và kiểm tra.
- Lớp thực hành theo hướng dẫn sgk/144.
- Trình bày và trao đổi:
- Một số học sinh trình bày gấp và cùng lớp trao đổi kết quả qua việc gấp.
? Nêu đặc điểm của hình thoi?
4. Củng cố:
Muốn tính diện tích hình thoi ta làm như thế nào?
5. Dặn dò: Nx tiết học. Vn làm bài ở VBT tiết 135.
- Hs nêu.
Tập làm văn
Tiết 54: Trả bài văn miêu tả cây cối
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối ( đúng ý, bố cục rõ, đung từ đặt câu và viết đúng chính tả...)
2. Kĩ năng: Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của cô giáo.
3. Thái độ: Thấy được cái hay của bài văn hay.
II. Đồ dùng :
- Phiếu ghi sẵn lỗi về chính tả, dùng từ, câu, ý cần chữa trước lớp.
- Một số phiếu phát cho học sinh sửa lỗi, bút màu,...
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Nhận xét chung bài viết của Hs:
- Đọc lại các đề bài, phát biểu yêu cầu của từng đề.
- Lần lượt Hs đọc và nêu yêu cầu các đề bài tuần trước.
- Gv nhận xét chung:
* Ưu điểm: - Đa số các em hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề bài văn tả cây cối.
- Chọn được đề bài và viết bài có cảm xúc với cây chọn tả.
- Bố cục bài văn rõ ràng, diễn đạt câu, ý rõ ràng, trọn vẹn.
- Có sự sáng tạo trong khi viết bài, viết đúng chính tả, trình bày bài văn lô gich theo dàn ý bài văn miêu tả.
- Những bài viết đúng yêu cầu; hình ảnh miêu tả sinh động; có sự liên kết giữa các phần như:
- Có mở bài, kết bài hay.
* Hạn chế: Một số bài còn mắc một số lỗi sau:
- Dùng từ, đặt câu còn chưa chính xác.
- Cách trình bày bài văn chưa rõ ràng mở bài, thân bài, kết bài. - Còn mắc lỗi chính tả:
* Gv treo bảng phụ các lỗi phổ biến:
Lỗi về bố cục/
Sửa lỗi
Lỗi về ý/
Sửa lỗi
Lỗi về cách dùng từ/
Sửa lỗi
Lỗi đặt câu/
Sửa lỗi
Lỗi chính tả/
Sửa lỗi
Rõ ràng
Từng chùm, từng chùm
Những lộc non mơn mởn
Mùa hè đã đến
Trở về
- Gv trả bài cho từng Hs.
* Hướng dẫn hs chữa bài.
+ Hướng dẫn học sinh chữa bài.
- Đọc thầm bài viết của mình, đọc kĩ lời cô giáo phê tự sửa lỗi.
- Viết vào phiếu học tập các lỗi trong bài.
- Gv giúp đỡ Hs yếu nhận ra lỗi và sửa
- Gv đến từng nhóm, kt, giúp đỡ các nhóm sữa lỗi.
- Hs đổi bài trong nhóm, kiểm tra bạn sửa lỗi.
+ Chữa lỗi chung:
- Gv dán một số lỗi điển hình về chính tả, từ, đặt câu,...
- Hs trao đổi theo nhóm chữa lỗi.
- Hs lên bảng chữa bằng bút màu.
- Hs chép bài lên bảng.
* Học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
- Gv đọc đoạn văn hay của Hs:
- Hs trao đổi, tìm ra cái hay, cái tốt của đoạn, bài văn: về chủ đề, bố cục, dùng từ đặt câu, chuyển ý hay, liên kết,...
4. Hs chọn viết lại một đoạn trong bài làm của mình.
- Hs tự chọn đoạn văn cần viết lại.
- Đoạn có nhiều lỗi chính tả:
- Viết lại cho đúng
- Đoạn viết sai câu, diễn đạt rắc rối:
- Viết lại cho trong sáng.
- Đoạn viết sơ sài:
- Viết lại cho hấp dẫn, sinh động.
2. Củng cố: Nx tiết học.
3. Dặn dò:
- Vn viết lại bài văn cho tốt hơn ( Hs
viết chưa đạt yêu cầu)...
Khoa học
Tiết 54: Nhiệt cần cho sự sống
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.
2. Kĩ năng: Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.
3. Thái độ: Học sinh ham thích khám phá.
II. Đồ dùng :
Sưu tầm những thông tin chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu càu về nhiệt khác nhau.
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
? Kể tên các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống và vai trò của chúng?
- 1 Hs kể, lớp nx chung.
- Nêu một số cách tiết kiệm nguồn nhiệt ?
- 1 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx ghi điểm.
2. Bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Nội dung các hoạt động.
Hoạt độg 1: Trò chơi ; Ai nhanh, ai đúng.
- Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm:
- Các nhóm vào vị trí, cử mỗi nhóm 1 Hs làm trọng tài.
- Cách chơi: Gv đưa ra câu hỏi, Gv có thể chỉ định Hs trong nhómn trả lời.
- Mỗi câu hỏi cho thảo luận nhiều nhất 1 phút.
- Đánh giá:
-Đội nào lắc chuông trước được trả lời.
- Ban giám khảo thống nhất tuyên bố.
- Gv nêu đáp án:
? Kể tên 3 cây và 3 con vật có thẻ sống ở xứ lạnh hoặc xứ nóng mà bạn biết?
- Hs kể tên các con vật hoặc cây bất kì (đúng yêu cầu)
? Thực vật phong phú, pt xanh tốt quanh năm sống ở vùng có khí hậu nào? ( Sa mạc, nhiệt đới, ôn đới, hàn đới)
- Nhiệt đới.
? Thực vật phong phú, nhưng có nhiều cây rụng lá về mùa đông sống ở vùng có khí hậu nào? ( Sa mạc, nhiệt đới, ôn đới, hàn đới)
- Ôn đới.
? Vùng có nhiều loài động vật sinh sống là vùng có khí hậu nào?
- Nhiệt đới.
? Vùng có ít loài động vật sinh sống là vùng có khí hậu nào?
- Sa mạc và hàn đới.
? Một số động vật có vú sống ở khí hậu nhiệt đới có thể bị chết ở nhiệt độ nào? ( Trên 0oC; ; Dưới 0oC)
- Hs trả lời.
? Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho cây trồng?
- Tưới cây, che dàn.
- ủ ấm cho gốc cây bằng rơm rạ.
? Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho vật nuôi?
- Cho uống nhiều nước, chuồng trại thoáng mát.
- Cho ăn nhiều chất bột, chuồng trại kín gió.
? Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho con người?
- Chống nóng:
- Chống rét:
-Các nhóm thi kể nhiều lần.
* Kết luận: Mục bạn cần biết sgk/108.
Hoạt động 2: Vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.
- Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.
? Điều gì xảy ra nếu TĐ không được mặt trời sưởi ấm?
- Hs trả lời, lớp nx, trao đổi các ý:
+ Gió ngừng thổi;
+ Nước ngừng chảy và đóng băng, không có mưa.
* Kết luận: Mục bạn cần biết.
3. Củng cố:
Nêu một số biện pháp chống nóng và chống rét cho con người? Nx tiết học. 4.
4. Dặn dò:
VN học bài và chuẩn bị bài ôn tập.
+ Trái Đất không có sự sống.
Kĩ thuật
Tiết 27: Lắp cái đu
(Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu.
2. Kĩ năng: Lắp được cái đu theo mẫu.
3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng :
- Mẫu cái đu lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.
2. Bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Nội dung :
Hoạt động 1. Quan sát và nhận xét mẫu.
- Tổ chức hs quan sát mẫu cái đu lắp sẵn.
- Cả lớp quan sát.
? Cái đu có những bộ phận nào?
- Có 3 bộ phận: giá đỡ đu, ghế đu, trục đu.
? Tác dụng của cái đu trong thực tế?
- Cho các em nhỏ ngồi chơi ở công viên, trường mầm non.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a. Chọn các chi tiết:
- Hs nêu các chi tiết để lắp cái đu.
- Gọi hs lên chọn chi tiết:
- 2 Hs lên chọn
- Lớp hs tự chọn theo nhóm 2.
b. Lắp từng bộ phận.
* Lắp giá đỡ đu:
- Hs quan sát hình 2.
? Để lắp giá đỡ đu cần chọn chi tiết
nào?
- 4 cọc đu, thanh thẳng 11 lỗ, giá đỡ
trục đu.
? Khi lắp giá đỡ đu em cần chú ý gì?
- Chú ý vị trí trong ngoài của các thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài.
* Lắp ghế đu:
? Lắp ghế đu cần chọn chi tiết nào?
- Chọn tấm nhỏ, 4 thanh thẳng 7 lỗ, 1 thanh chữ U dài.
- Tổ chức hs quan sát hình 3 sgk/83.
* Lắp trục đu vào ghế đu.
- Hs quan sát hình 4 sgk/84.
? Để cố định trục đu cần bao nhiêu vòng hãm?
- ...cần 4 vòng hãm.
c. Lắp ráp cái đu.
- Hs quan sát hình 1 để lắp ráp cái đu.
- Gv cùng hs lắp hoàn chỉnh cái đu.
- Gv cùng hs kiểm tra sự dao động của cái đu.
d. Tháo các chi tiết.
? Nêu cách tháo?
3. Nhận xét: Nx tiết học.
4. Dặn dò:
Chuẩn bị giờ sau thực hành lắp cái đu.
- Tháo rời từng bộ phận, rồi tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược trình tự lắp.
- Tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp.
Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 27
I. Mục tiêu:
- Hs nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong tuần
- Phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồ
II. Lên lớp:
Nhận xét chung;
Ưu điểm:
- Duy trì sĩ số đạt 100%.
- Đi học đúng giờ, thực hiện tốt nền nếp của trường, lớp.
- Có ý thức cao trong các giờ truy bài.
- Có sự cố gắng trong học tập:như : về nhà có sự chuẩn bị bài, trong lớp hăng hái phát biểu:
Tuyên dương: Phượng, Sơn.
- Trong các giờ thể dục giữa giờ xếp hàng nhanh nhẹn, tập tương đối tốt.
- Có ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Tồn tại:
Một số em còn hay quên bút chì: Thịnh, Thắm.
III. Phương hướng tuần 28
- Phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại của tuần 27.
- Tiếp tục rèn chữ viết và bồi dưỡng học sinh .
File đính kèm:
- Tuan 27.doc