Giáo án khối 4 - Tuần 29

I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui của du khách trước vẻ đẹp của đường đi lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.

- Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài.

- Học thuộc lòng hai đoạn cuối.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh minh họa SGK.

III. Các hoạt động dạy – học:

A. Kiểm tra bài cũ:

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc23 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án khối 4 - Tuần 29, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S luyện tập: + Bài 1: - Cho HS tự làm vở và chữa bài. - Đọc yêu cầu của bài tập và làm bài vào vở. - 1 em lên bảng làm. - GV nhận xét, cho điểm. Giải: Tổng số phần bằng nhau là: 2 + 3 = 5 (phần) Số bé là: (35 : 5) x 2 = 14 Số lớn là: 35 – 14 = 21 Đáp số: Số bé: 14 Số lớn: 21. + Bài 2: - Cho hs tóm tắt và nêu các bước giải bài tập. - GV chữa bài và chấm bài cho HS. - Đọc yêu cầu, làm và chữa bài. Bài giải: Hiệu số phần bằng nhau là: 3 - 1 = 2 (phần) Số thứ hai là: 30 : 2 = 15 Số thứ nhất là: 30 + 15 = 45 Đáp số: Số thứ nhất: 45 Số thứ hai: 15. + Bài 3: - GV nêu yêu cầu bài tập. - Đọc đầu bài và tự làm bài vào vở. - 1 em lên bảng trình bày. - GV nhận xét, cho điểm. C. Củng cố – Dặn dò: - GV hệ thống nội dung bài, nhận xét tiết học. ---------------------------------------------------------------- Khoa học Nhu cầu nước của thực vật I. Mục tiêu: Giúp HS: - Trình bày nhu cầu về nước của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 116, 117 SGK. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau. + Bước 1: Hoạt động theo nhóm nhỏ. - HD học sinh thảo luận và nêu ý kiến. - Nhóm trưởng tập hợp tranh ảnh hoặc cây thật đã sưu tầm. - Cùng nhau làm các phiếu ghi lại nhu cầu về nước của những cây đó. - Phân loại các cây thành 4 nhóm và dán vào giấy. + Bước 2: Hoạt động cả lớp. - Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình. - Kết luận: Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được khô hạn. 3. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu về nước của 1 số cây ở những giai đoạn phát triển khác nhau và ứng dụng trong trồng trọt. - GV nêu yêu cầu và nêu các câu hỏi cho HS: - Quan sát các hình trang 117 SGK và trả lời câu hỏi: - Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước? - Lúa đang làm đòng, lúa mới cấy. - Tìm thêm ví dụ khác chứng tỏ cùng một cây, ở những giai đoạn phát triển khác nhau sẽ cần những lượng nước khác nhau và ứng dụng của nó trong trồng trọt? HS: Nêu ví dụ. - Cây lúa cần nhiều nước vào lúc: Lúa mới cấy, đẻ nhánh, làm đòng. - Giai đoạn lúa chín, cây lúa cần ít nước hơn. - Cây ăn quả lúc còn non cần được tưới nước đầy đủ để cây chóng lớn. - Khi quả chín cây cần ít nước hơn. - Kết luận: (SGK). - 3 – 4 em đọc kết luận. C. Củng cố – dặn dò: - GV hệ thống nội dung bài, nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho bài sau. Thứ sáu ngày 2 tháng 4 năm 2010. kĩ thuật lắp ô tô tải (tiếp) I. Mục tiêu: Học sinh cần phải: - Lắp được từng bộ phận và lắp ô tô tải đúng kỹ thuật. - Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác. II. Đồ dùng: - Mẫu ô tô tải, bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. III. Các hoạt động: 1. Giới thiệu và nêu mục đích của bài học: 2. Hoạt động 1: GV hương dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. - GV cho HS quan sát xe đã lắp. - Cả lớp quan sát. - Hướng dẫn HS quan sát kỹ và trả lời từng câu hỏi. - Quan sát trả lời: - Để lắp được ô tô tải cần bao nhiêu bộ phận - Cần 5 bộ phận. 3. Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật. a. Hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK. - Chọn các chi tiết. - Xếp các chi tiết vào nắp hộp. b. Lắp từng bộ phận: - Lắp tay kéo (H2 SGK). - Lắp giá đỡ trục bánh xe (H3 SGK). - Lắp thanh đỡ giá trục bánh xe (H4 SGK) - Lắp thành xe với mui xe (H5 SGK). - Lắp trục bánh xe (H6 SGK). c. Lắp ráp ô tô tải: - GV lắp ráp ô tô theo quy trình trong SGK. - Kiểm tra sự chuyển động của bánh xe. d. GV hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp. - Tháo và xếp các chi tiết vào hộp. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. Dặn HS về chuẩn bị cho bài sau. ------------------------------------------------------------ Tập làm văn Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn miêu tả con vật. - Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu khổ to ghi dàn ý. - Tranh minh họa SGK, tranh ảnh 1 số vật nuôi trong nhà. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Phần nhận xét: + Bài 1: - HD hs hiểu yêu cầu bài tập. - 1 em đọc nội dung bài 1. - Cả lớp đọc kỹ bài văn mẫu, suy nghĩ phân đoạn bài văn và phát biểu ý kiến. - GV chốt lại lời giải. 3. Phần ghi nhớ: - 3, 4 em đọc nội dung cần ghi nhớ. 4. Phần luyện tập: - GV nhận xét, bổ sung ý kiến. - Chọn 1, 2 dàn ý tốt viết lên bảng lớp để lớp tham khảo. - Đọc yêu cầu của bài và lập dàn ý cho bài văn tả con vật nuôi em biết. - 1 số HS làm vào giấy khổ to. - Đọc dàn ý của mình cho cả lớp nghe. VD: Dàn ý tả con mèo. 1) Mở bài: Giới thiệu về con mèo. 2) Thân bài: a) Ngoại hình của con mèo: - Bộ lông - Cái đầu - Hai tai - Bốn chân - Cái đuôi - Đôi mắt - Bộ ria b) Hoạt động chính của con mèo: - Hoạt động bắt chuột: + Động tác rình: + Động tác vồ: c) Hoạt động đùa giỡn của con mèo: 3) Kết luận: Nêu cảm nghĩ chung về con mèo. - GV chấm mẫu 3 – 4 dàn ý để rút kinh nghiệm. C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học, dặn hs về nhà chuẩn bị trước cho bài học sau. ---------------------------------------------------------------- Toán luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Rèn kỹ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó”. II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên chữa bài tập tiết trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện tập: + Bài 1: - Cho học sinh tự làm bài vào vở và chữa bài. - Đọc yêu cầu bài tập, làm vở. - HS kẻ bảng như SGK rồi viết đáp số vào ô trống. - GV gọi 1 HS lên bảng làm. + Bài 2: - HD hs đọc và tóm tắt bài toán. - HS đọc bài, làm vở. - 1 HS lên bảng làm bài. Bài giải: Vì số thứ nhất giảm 10 lần thì được số thứ hai nên số thứ hai bằng số thứ nhất. Số thứ hai: Số thứ nhất: 738 ? ? Ta có sơ đồ: Hiệu số phần bằng nhau là: 10 – 1 = 9 (phần) Số thứ hai là: 738 : 9 = 82 Số thứ nhất là: 738 + 82 = 820 Đáp số: Số thứ nhất: 820. Số thứ hai: 82. + Bài 3: Tương tự bài 2. - Đọc đầu bài, suy nghĩ làm vào vở. - 1 em lên bảng giải. + Bài 4: - Đọc đầu bài, vẽ sơ đồ và giải. - HD hs đọc và tóm tắt bài toán. - Cho hs nêu các bước giải bài tập. - GV nhận xét, cho điểm. Bài giải: Tổng số phần bằng nhau là: 3 + 5 = 8 (phần) Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách là: (840 : 4) x 3 = 315 (m) Đoạn đường từ hiệu sách đến trường là: 840 – 315 = 525 (m) Đáp số: Đoạn đầu: 315 m. Đoạn sau: 525 m. C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà hoàn thiện bài trong Vở bài tập. -------------------------------------------------------------- khoa học Bdhs: luyện tập I. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập về: - Làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với đời sống thực vật. - Nêu những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường. II. Đồ dùng: - Hình trang 114, 115 SGK, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hoạt động 1: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm thực vật cần gì để sống. + Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. - GV nêu vấn đề. - Chia nhóm. - HS các nhóm đọc mục quan sát trang 114 SGK. + Bước 2: Làm việc theo nhóm. - GV kiểm tra, giúp đỡ các nhóm. - Nhóm trưởng phân công các bạn làm việc như SGV. + Bước 3: Làm việc cả lớp. - GV kết luận bổ sung. - Đại diện các nhóm nhắc lại công việc các em đã làm và trả lời câu hỏi. - Làm vào phiếu (Mẫu SGV). 3. Hoạt động 2: Dự đoán kết quả của thí nghiệm. + Bước 1: Làm việc cá nhân. - GV phát phiếu cho HS. - Làm việc với phiếu học tập (mẫu phiếu SGV). + Bước 2: Làm việc cả lớp. - Dựa vào kết quả làm việc với phiếu học tập của cá nhân, GV cho cả lớp lần lượt trả lời câu hỏi. - Trong 5 cây đậu trên, cây nào sống và phát triển bình thường? Tại sao - Suy nghĩ trả lời. - Kết luận. - 3 – 4 em đọc lại. C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học, dặn hs về chuẩn bị cho bài sau. ------------------------------------------------------------- Tiếng việt Bdhs: luyện tập I. Mục tiêu: Giúp hs ôn tập về: - Ôn tập cấu tạo 3 phần của một bài văn tả cây cối. - Biết lập dàn ý, viết các đoạn văn, hoàn chỉnh bài văn miêu tả một cây yêu thích. II. Đồ dùng: - Tranh ảnh 1 số cây cối. Vở BT Tiếng Việt 4. III. Các hoạt động dạy – học: A. KT bài cũ: - 2 HS nêu lại trình tự miêu tả cây đã học. 1. Giới thiệu bài: 2. HD học sinh luyện tập: + Bài 1: - HD học sinh tìm hiểu và thực hiện các yêu cầu của bài. - 1 HS đọc nội dung bài tập, cả lớp theo dõi. - Đọc thầm lại bài cũ bãi ngô, xác định các đoạn và nội dung từng đoạn. - GV gọi HS nhận xét, chốt lời giải đúng. - HS phát biểu ý kiến. + Bài 2: - HD học sinh làm bài tập. - 1 HS đọc nội dung bài tập, cả lớp đọc thầm, xác định trình tự miêu tả trong bài. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng: + Bài 3: - HD học sinh làm và chữa bài. - Đọc yêu cầu của bài và lập dàn ý cho bài văn của mình. - Nói tiếp nhau đọc dàn ý của mình. - GV nhận xét, chọn 1 dàn ý tốt nhất dán lên bảng. - Nhận xét, cho điểm. C. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học, dặn hs về chuẩn bị cho bài sau. ------------------------------------------------------------------- Hoạt động tập thể Sơ kết tuần I. Mục tiêu - Sơ kết các hoạt động của lớp trong tuần qua. - Nêu kế hoạch hoạt động trong tuần tới. - Giáo dục HS ý thức tự quản. II. Chuẩn bị Nội dung: + Sơ kết tuần học 29 + Kế hoạch tuần 30 III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức: Hát 2. Sơ kết công tác tuần trước. Lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp về : Đạo đức Nề nếp Học tập Lao động - vệ sinh Thể dục - sinh hoạt tập thể 3. Nêu kế hoạch tuần 30 - Tiếp tục duy trì các mặt hoạt động tốt trong tuần sau. - Tích cực học và ôn các BT nâng cao theo chương trình bồi dưỡng HSG. - Thực hành tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống. - Đi học đầy đủ, đúng giờ. - Duy trì tốt nề nếp giờ ăn, nghỉ trưa.

File đính kèm:

  • docGA 4 tuan 29 du 2 buoi.doc
Giáo án liên quan