. Bài mới:
2.1. Luyện đọc
Mục tiêu: - HS đọc đúng các tiếng, từ khó(VD: tề tựu, sáng sủa, vỡ lòng,.)
-Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng. Thể hiện lời của thầy giáo Chu.
Đồ dùng: SGK,
Phươngpháp:luyệnđọc
12 trang |
Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 965 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 26 - Trường tiểu học số 1 Triệu Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời câu hỏi.
2. Bài mới:
2.1. Luyện đọc
Mục tiêu:
- HS đọc đúng, trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ .
Đồ dùng: SGK,
Phương pháp: luyện đọc,...
Giới thiệu bài mới:
- GV gọi 4 HS đọc nối tiếp toàn bài. GV chú ý cách phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Lớp đọc thầm .
- HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp ,
-HS luyện đọc và nhấn giọng ở những từ ngữ: nhanh như sóc, tụt xuống, thổi cơm, sánh nổi, uốn cong, bập bùng,...
- Toàn bài đọc giọng kể chuyện, thay đổi giọng linh hoạt phù hợp với nội dung câu chuyện.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
2.2. Tìm hiểu bài
Mục tiêu: HS hiểu:
- Từ ngữ: cuộc trẩy hội, cổ vũ, giật giải, niền tự hào,...
- Nội dung ý nghĩa : Thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn dân tộc.
Phương pháp: đàm thoại, tìm hiểu, giảng giải,..
Đồ dùng: SGK,
- HS đọc và trả lời câu hỏi:
+ Hội thổi thi cơm ở làng Đồng Vân bắt đầu từ đâu?
( cuộc trẩy hội)
+ Kể lại việc lấy lửa khi bắt đầu nấu cơm ?
+ Kể lại những việc cho thấy các thành viên trong nhóm thổi cơn phối hợp nhịp nhàng, ăn ý ?
( cổ vũ nồng nhiệt)
+ Tại sao nói việc giật giải là niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng ?
+ Qua bài văn, tác giả thể hiện tình cảm gì đối với một nét đẹp cổ truyền của dân tộc ?
-HS nêu nội dung bài. GV nhận xét, kết luận.
2.3. Đọc diễn cảm.
Mục tiêu: HS đọc thể hiện giọng phù hợp với từng đoạn.
Đồ dùng: SGK,..
Phương pháp: luyện đọc.
-GV yêu cầu HS đọc theo đoạn
- HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc phù hợp.
-GV đọc mẫu cho HS từ: Hội thi bắt đầu lấy lửa .... và bắt đầu thối cơm
-GV tổ chức cho HS luyện đọc.
- HS thi đọc
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Củng cố dặn dò
? Bài văn cho em thấy điều gì ?
- GV nhận xét giờ học.
Tập làm văn: TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
Tên hoạt động
Các hoạt động chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc lại đoạn đố thoại đã viết ở tiết trước.
- Nhận xét, khen ngợi.
2. Bài mới:
HD làm bài tập
Mục tiêu:
- HS viết tiếp các lời đối thoại theo gợi ý để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch.
- Biết phân vai đọc thử màn kịch.
Đồ dùng:SGK,
Phương pháp: luyện tập, thực hành,
Bài 1:
HS đọc nội dung bài tập.
Cả lớp đọc thầm đoạn trích trong truyện: Thái sư Trần Thủ Độ
? Các nhận vật trong đoạn trích là những ai ?
? Nội dung đoạn trích là gì ?
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu, cảnh trí, nhân vật đoạn đối thoại.
- GV: Các em viết tiếp đoạn đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch ( dựa theo 6 gợi ý)
* Khi viết chú ý thể hiện tính cách của các nhân vật : thái sư, phu nhân, người quân hiệu.
- HS đọc lại 6 gợi ý.
- 5HS một nhóm trao đổi, viết tiếp lời đối thoại.
- Các nhóm thi đua trình bày kết quả ; Đọc lời thoại của nhóm mình.
- Cả lớp bình chọn, chọn nhóm biên soạn hay nhất.
-GV cho điểm nhóm đạt yêu cầu.
Bài 3: HS đọc yêu cầu.
Các nhóm đọc phân vai theo màn kịch.
Có thể cho các nhóm đóng vai, diễn lại màn kịch.
GV: Khi diễn các em không cần phụ thuộc quá vào lời thoại.
- Các nhóm thi diến trước lớp.
GV nhận xét và khen ngợi các nhóm diễn tốt và có sáng tạo.
3. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn đối thoại của nhóm mình vào vở.
Thứ năm, ngày.tháng..năm 20
Luyện từ và câu:
LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU
Tên hoạt động
Các hoạt động chủ yếu
1.Kiểm tra bài cũ:
HS BT2 thuộc chủ đề Truyền thống
- Nhận xét .
2. Bài mới:
2.1. Tìm hiểu ví dụ
Mục tiêu:Củng cố kiến thức về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
- Biết sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
Đồ dùng:Vở bài tập, bảng nhóm,
Phương pháp: luyện tập,
Giới thiệu bài.
Bài 1:
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS đọc thầm lại đoạn văn.
- HS làm việc theo cặp( đánh số thứ tự các câu, thảo luận tìm các từ có trong đoạn văn)
- HS nêu các từ tìm được có trong đoạn văn.
? Việc dùng các từ ngữ khác thay thế cho nhau có tác dụng gì ?
Kết luận: Các từ ngữ chỉ Phù Đổng Thiên Vương, trang nam nhi, tráng sĩ ấy, người trai làng Phù Đổng.
- Tác dụng của việc dùng từ ngữ thay thế: tránh lặp lại từ ngữ, giúp diễn đặt sinh động, rõ ý hơn mà vẫn đảm bảo sự liên kết. Ở đoạn văn trên tác giả đã dùng nhiều từ ngữ để chỉ một đối tượng có tác dụng tránh lặp lại từ và cung cấp thêm thông tin để người đọc biết rõ về đối tượng.
Bài 2:
- HS đọc nội dung yêu cầu
GV gợi ý:
+Đọc kĩ đoạn văn, gạch chân dưới những từ bị lặp lại.
+ Tìm từ thay thế: có thể thay bằng đại từ hoặc từ đồng nghĩa ( có trường hợp nên giữ lại)
+ Sau khi thay, cần đọc lại văn xem có hợp lí chưa, có hay hơn không.
+Viết lại đoạn văn đã sử dụng từ thay thế ?
- HS đọc thầm lại đoạn văn, đánh số, làm bài.
Kết luận:
Từ lặp lại: Triệu Thị Trinh
Từ thay thế: (2) Người thiếu nữ họ Triệu, (3) nàng, (4) nàng, (6) Người con gái vùng núi Quan Yên, (7) Bà.
Bài 3: HS đọc yêu cầu và tự viết đoạn văn.
-HS trình bày đoạn văn của mình trước lớp.
- GV và lớp nhận xét, ghi điểm đoạn văn viết hay.
3.Củng cố dặn dò
- GV tổng hợp tình hình làm bài của HS.
- GV nhận xét giờ học.
Tập làm văn: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
Tên hoạt động
Các hoạt động chủ yếu
1.Bài mới:
1.1. Nhận xét kết quả bài viết của HS.
Mục tiêu: HD HS rút kinh nghiệm về bài kiểm tra tập làm văn : Viết đúng thể loại bài miêu tả đồ vật; bố cục rõ ràng; trình bày miêu tả hợp lí; có trọng tâm; diễn đạt rõ ý;câu văn có hình ảnh và bộc lộ cảm xúc tự nhiên chân thực; viết đúng chính tả và trình bày đẹp.
Biết sữa lỗi cho bạn , có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay.
Đồ dùng:Vở bài tập, chuẩn bị câu văn hay, đoạn văn hay,.
Phương pháp: luyện tập,
- Ghi đề lên bảng và xác định lại yêu cầu của đề.
-GV nhận xét kết quả làm bài của HS:
+Ưu điểm:
- Hiểu và đi đúng yêu cầu của đề.
- Bài viết có đầy đủ 3 phần. Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả.
- Bài viết có cảm xúc, biết quan sát và chọn lọc chi tiết, câu văn có hình ảnh.
- Cách diễn đạt mạch lạc, ngắn gọn, đủ ý.
- Bài viết đạt điểm cao: Hà Phương, Na. Sương, Văn Thắng, Thuần, Thu,
+Hạn chế:
- Một số bài làm miêu tả còn chung chung, liệt kê các bộ phận nên không toát lên được đặc điểm nổi bật của sự vật.
- Câu văn chưa có hình ảnh, chưa sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hóa khi miêu tả,
- Một số em còn lúng túng trong cách trình bày. Chữ viễt xấu, sai nhiều lỗi chính tả.
- Một số em còn quá dựa vào sách tham khảo.
- Câu văn còn quá dài, chưa thể hiện rõ ý.
1. 2. Chữa bài
Mục tiêu: Giúp HS biết phát hiện các lỗi và tự viết lại một bài hoặc câu hay hơn.
Đồ dùng: VBT,
Phương pháp: luyện tập,
a.HD chữa bài
-GV ghi các lỗi sai chủ yếu lên bảng và HD HS cách sữa lỗi.
-HS tự viết lại các câu sai vào vở bài tập.
-HS trình bày các câu hoặc đoạn văn vừa viết xong.
-GVnhận xét, khen ngợi.
b.Học tập những câu văn, đoạn văn hay.
- GV gọi một số HS có đoạn văn, câu văn hay đọc cho các bạn nghe.
- Sau đó yêu cầu HS tìm ra cách dùng từ hay, diễn đạt hay, ý hay.
c.HD viết lại một đoạn văn:
- Gợi ý HS viết lại một đoạn văn khi:
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.
+ Đoạn văn diễn đạt chưa có ý.
+ Đoạn văn dùng từ chưa hay.
+ Mở bài, kết bài đơn giản.
-Gọi HS đọc lại đoạn văn vừa viết. GV và lớp nhận xét.
2. Củng cố dặn dò.
-GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị giờ sau
SINH HOẠT ĐỘI
1. Mục tiêu:
HS biết được những ưu, khuyết điểm tuần qua.
Phương hướng tuần tới.
Nhận xét kết quả tuần qua.
Tham gia lao động trồng hoa, làm vườn trường đạt yêu cầu.
Nề nếp lớp ổn định.
Trang phục đầy đủ nhưng chưa sạch sẽ.
Vệ sinh lớp học thường xuyên nhưng chưa ngăn nắp, gọn gàng.
Ý thức giữ vệ sinh chưa cao.
Kế hoạch tuần tới.
Khắc phục các tồn tại trên.
Tập múa, nghi thức đội để thi đua 26/3
Tập một số trò chơi dân gian để tham gia thi.
Ôn tập chuẩn bị thi định kì lần 3.
Thường xuyên lau chùi cửa kính, mạng nhện, tưới cây cho các chậu hoa.
Chăm sóc vườn cây, nhổ cỏ tưới nưới thường xuyên.
Tập làm văn: TẢ ĐỒ VẬT
(Kiểm tra viết)
Tên hoạt động
Các hoạt động chủ yếu
1. Bài mới:
Hướng dẫn HS làm bài.
Mục tiêu:
- HS viết được một bài văn tả đồ vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ, đặt câu đúng. Câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
Phương pháp: Thực hành.
Đồ dùng: vở trắng,..
Giới thiệu bài.
-HS đọc 5 đề bài SGK.
- HS chọn đề
- GV nhắc: Các em đã quan sát kĩ hình dáng đồ vật, biết công dụng của đồ vật qua việc lập dàn ý, viết đoạn mở bài, kết bài, đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của đồ vật định gần gủi với em. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết thành bài văn tả đồ vật hoàn chỉnh.
- HS đọc lại dàn ý.
- HS làm bài.
- Thu bài
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau “ Viết đoạn đối thoại”
Thứ 6 ngày tháng năm 200
Tập làm văn: TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
Tên hoạt động
Các hoạt động chủ yếu
1. Bài mới:
Giới thiệu bài
-HS nhắc lại tên các vở kịch đã học ở lớp 4, 5.
Hôm nay sẽ học cách chuyển một đoạn trong truyện Thái Sư Trần Thủ Độ thành một vở kịch bằng cách viết tiếp các lời thoại.
1.1. HD làm bài tập
Mục tiêu : HS biết viết tiếp các lời đối thoại theo gợi ý để hoàn thành một đoạn văn đối thoại trong kịch.
Biết phân vai diễn thử màn kịch.
Đồ dùng:Vở bài tập, bảng nhóm,..
Phương pháp: luyện tập,..
Bài 1: HS đọc nội dung bài.
? Đoạn kịch có những nhân vật gì ?
? Nội dung của đoạn trích là gì ?
? Dáng điệu, vẻ mặt của họ ra làm sao ?
+Bài 2:
- Gọi 3 HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại.
- HS làm bài nhóm 4 vào vở và bảng nhóm.
- HS trình bày lên bảng, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV cho điểm nhóm đạt yêu cầu.
Bài 3: HS đọc yêu cầu.
- Phân vai kịch và diễn lại màn kịch theo các vai: Trần Thủ Độ, Phú nông, người dẫn chuyện.
- Gợi ý: Khi diễn không cần phụ thuộc quá nhiều vào lời thoại, người dẫn chuyện phải giới thiệu màn kịch, nhận vật, cảnh trí, thời gian xảy ra câu chuyện.
- Các nhóm thi đua diễn trước lớp.
- HS và GV nhận xét và bổ sung. Khen những nhóm có phong cách diễn tự nhiên, sáng tạo và sinh động.
2. Củng cố dặn dò.
-GV nhận xét giờ học.
- Viết lại vào vở đoạn đối thoại của nhóm.
- Chuẩn bị giờ sau.
File đính kèm:
- TUN26~1.doc