Giáo án Địa lý Lớp 4 Tuần 4-7

I.Mục đích - yêu cầu :

 - HS nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn:

 + Trồng trọt: trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả, .trên nương rẫy, ruộng bậc thang.

 + Làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn, đúc,.

 + Khai thác khoáng sản: a-pa-tít, đồng, chì, kẽm,.

 + Khai thác lâm sản: gõ, mây, nứa,.

- Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản.

- Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt, lở vào mùa mưa.

- HS khá, giỏi: xác lập được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người: Do địa hình dốc, người dân phải xẻ sườn núi thành những bậc phẳng tạo nên ruộng bậc thang; miền núi có nhiều khoáng sản nên ở Hoàng Liên Sơn phát triển nghề khai thác khoáng sản.

- GD: Có ý thức tôn trọng những người lao động.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 4 Tuần 4-7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Nghề nào là nghề chính ? - Kể tên một số sản phẩm thủ công truyền thống ở HLS,... -Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị trước bài :Trung du Bắc Bộ . -Nhận xét tiết học . -3 HS trả lời . - Thái, Mông, Dao,... - Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng,... - Để tránh ẩm thấp và thú dữ -HS khác nhận xét, bổ sung . - HS thảo luận, đại diện trình bày kết quả - Thường trồng lúa, ngô, chè và được trồng ở sườn núi, trên ruộng bậc thang . -HS quan sát và trả lời : + Ở sườn núi . + Giúp cho việc giữ nước ,chống xói mòn . + Trồng chè, lúa, ngô. + Đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt, lở vào mùa mưa. - HS khác nhận xét và bổ sung . - HS dựa vào tranh ,ảnh để thảo luận . - HS đại diện nhóm trình bày kết quả + Hàng dệt, may, thêu, đan lát, rèn, đúc … - HS nhóm khác nhận xét,bổ sung . - HS cả lớp quan sát hình 3 và trả lời : + A-pa-tít, đồng,chì, kẽm … + A-pa-tít . + Vì khoáng sản được dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp . + Gỗ, mây, nứa…và các lâm sản quý khác . - HS khác nhận xét,bổ sung. - Do địa hình đốc, người dân phải xẻ sườn núi thành những bậc phẳng tạo nên ruộng bậc thang; miền núi có nhiều khoáng sản nên ở HLS phát triển nghề khai thác khoáng sản. -3 HS đọc - HS trả lời câu hỏi . - HS cả lớp . Tuaàn 5 Thöù…..,ngaøy……thaùng……naêm Địa lí : Trung du Bắc Bộ I.Mục đích, yêu cầu : - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ: +Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp. - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du Bắc Bộ: + Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du. + Trồng rừng được đẩy mạnh. - Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ: che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi. - HS khá, giỏi nêu được quy trình chế biến chè. - Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây. II. Đồ dùng dạy – học : GV: Bản đồ hành chính VN. Bản đồ Địa lí tự nhiên VN . Tranh, ảnh vùng trung du Bắc Bộ, SGK HS: SGK, vở ghi chép III.Hoạt động dạy – học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.OÅn ñònh: Haùt vui. 2.Kiểm tra bài cũ : -Người dân HLS làm những nghề gì ? -Nghề nào là nghề chính ? -Kể tên một số khoáng sản ở HLS ? GV nhận xét ghi điểm . 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Ghi tựa đề b.Tìm hiểu bài : 1.Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải :Hoạt động nhóm đôi ( 3 phút) - HS đọc mục1 SGK, quan sát tranh, ảnh - Nêu một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ? -GV cho HS chỉ trên bản đồ hành chính VN treo tường các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,Bắc giang, những tỉnh có vùng đồi trung du . 2.Chè và cây ăn quả ở trung du : *Hoạt động nhóm 4:( 5 phút) - HS thảo luận nhóm +Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì ? +Hình 1,2 cho biết những cây trồng nào có ở Thái Nguyên và Bắc Giang ? +Xác định vị trí hai địa phương này trên BĐ địa lí tự nhiên VN . +Em biết gì về chè Thái Nguyên ? +Chè ở đây được trồng để làm gì ? +Trong những năm gần đây, ở trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng loại cây gì ? +Quan sát hình 3 và nêu quy trình chế biến chè .( Dành cho HS khá, giỏi) . -GV nhận xét, bổ sung. 3.Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp: - Quan sát tranh, ảnh hình 4 +Vì sao ở vùng trung du Bắc bộ lại có những nơi đất trống, đồi trọc ? + Để khắc phục tình trạng này, người dân nơi đây đã trồng những loại cây gì ? + Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ. + GV liên hệ: Chúng ta làm gì để bảo vệ rừng?. Bài học: Nêu một số đặc điểm tiêu biểu của vùng trung du Bắc Bộ 3.Củng cố : -Nêu đặc điểm của vùng trung du Bắc Bộ . -Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ . 4.Tổng kết - Dặn dò: -Dặn bài tiết sau :Tây Nguyên . -Nhận xét tiết học . -HS trả lời. HS khác nhận xét . - Nghề nông, nghề thủ công, ... - Nghề nông là chính - A- pa-tít, đồng, chì, kẽm,... -HS đọc SGK và quan sát tranh, ảnh . -Vùng đồi -Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp,.... -HS nhận xét ,bổ sung. -HS lên chỉ, nhận xét, bổ sung -HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời . - Cam, chanh, dứa, vải,.....Cây công nghiệp: chè. - Vải, chè - HS xác định trên bản đồ, HS khác nhận xét - Nổi tiếng là chè thơm ngon - Trồng để phục vụ trong nước và xuất khẩu - Chuyên trồng cây ăn quả đạt hiệu quả kinh tế cao -HS quan sát tranh ,ảnh và trả lời . - Hái chè - phân loại chè – vò, sấy khô – các sản phẩm chè -HS nhận xét ,bổ sung. - HS quan sát tranh và trả lời + Vì rừng bị khai thác cạn kiệt do đốt phá rừng làm nương rẫy để trồng trọt và khai thác gỗ bừa bãi + Keo, trẩu , sở,... + Để che phủ đồi trọc, ngăn cản tình trạng đang bị xấu đi + Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây không đốt phá rừng bừa bãi ... -HS nêu nội dung bài học . - HS trả lời -HS cả lớp . Tuaàn 6 Thöù…..,ngaøy……thaùng……naêm Địa lí: Tây Nguyên I.Mục đích, yêu cầu: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên: +Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh. +Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa, mùa khô. - Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyêntreen bản đồ tự nhiên Việt Nam: Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh. - HS khá, giỏi nêu được đặc điểm của mùa mưa, mùa khô ở Tây Nguyên. - HS luôn yêu quý vùng đất và con người Tây Nguyên. II.Đồ dùng dạy - học: GV:Bản đồ Địa lí tự nhiên VN. Tranh, ảnh và tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên. HS: SGK, vở, bút. III.Hoạt động dạy - học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. OÅn ñònh: Haùt vui. 2.Kiểm tra bài cũ: - Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ? -Trung du bắc Bộ thích hợp trồng những loại cây nào ? GV nhận xét ,ghi diểm . 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b. Tìm hiểu bài : 1.Tây Nguyên-xứ sở của các cao nguyên xếp tầng: - GV chỉ vị trí Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN và nói:Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn, gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau . *Hoạt động nhóm : - Tây Nguyên có những cao nguyên nào? Hãy chỉ vị trí các cao nguyên đó trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN. - Sắp xếp thứ tự các cao nguyên theo độ cao từ thấp tới cao . +Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của cao nguyên -GV nhận xét, kết luận 2.Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô : +Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào ? Mùa khô vào những tháng nào ? +Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Nêu đặc điểm của từng mùa. -GV nhận xét, kết luận . - Cho HS nêu nội dung bài học 4.Củng cố : -Tây Nguyên có những cao nguyên nào? chỉ vị trí các cao nguyên trên BĐ. -Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa ? Nêu đặc điểm của từng mùa 5.Tổng kết - Dặn dò: -Về chuẩn bị bài tiết sau : “Một số dân tộc ở Tây Nguyên”. -Nhận xét tiết học . -HS trả lời, HS kác nhận xét, bổ sung . -Nhằm che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi. -Cây chè, cây ăn quả - HS theo dõi -HS các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày, HS khác nhận xét ,bổ sung . -HS chỉ vị trí các cao nguyên: Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh. -Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh. -HS đọc tên các cao nguyên theo thứ tự -Cao nguyên Đắk Lắk có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông suối và đồng cỏ ... Cao nguyên Kon Tum trước đây được phủ rừng nhiệt đới, nay thực vật chủ yếu chỉ là các loại cỏ,... +Mùa mưa vào tháng 5,6,7,8,9,10 . +Mùa khô vào những tháng 1,2,3,4,11,12 . +Có 2 mùa rõ rệt … -HS khác nhận xét, bổ sung. -3 HS đọc ghi nhớ SGK -HS nêu. - HS cả lớp Tuaàn 7 Thöù…..,ngaøy……thaùng……naêm Địa lí: Một số dân tộc ở Tây Nguyên I.Mục đích, yêu cầu: -HS biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống (Gia-rai; Ê-đê; Ba-na; Kinh,...) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta. -HS sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc Tây Nguyên. -HS khá, giỏi: Quan sát tranh, ảnh mô tả nhà rông. -HS luôn tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc ở Tây Nguyên. II.Đồ dùng dạy - học: GV: Tranh ảnh về Tây Nguyên, sgk HS: Sgk, vở,... III. Hoạt động dạy - học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.OÅn ñònh: Haùt vui. 2. Kiểm tra bài cũ: +Nêu các cao nguyên ở Tây Nguyên + Khí hậu ở Tây Nguyên có những mùa nào? +GV nhận xét ghi điểm 3.Bài mới: *Giới thiệu bài-Ghi tựa bài. *Hoạt động 1:Tây Nguyên, nơi có các dân tộc chung sống: Hoạt động nhóm đôi -Treo tranh về vùng Tây Nguyên. -Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi. + Kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên. Dân tộc nào sống lâu đời ở đây? +Dân cư ở đây như thế nào? +Khi nhắc đến Tây Nguyên người ta thường gọi đó là vùng gì ? Tại sao lại gọi như vậy ? -Liên hệ và Gd HS +GV kết luận *Hoạt động 2: Nhà rông ở Tây Nguyên.(HS khá, giỏi ) -Yêu cầu HS xem tranh và thảo luận nhóm 2 +Em hãy mô tả những đặc điểm nổi bật của nhà rông -Nhận xét bổ sung. *Hoạt động 3: Trang phục, lễ hội. -Hoạt động nhóm 4 +Trang phục và lễ hội của người dân Tây Nguyên. -GV nhận xét. -Nêu nội dung của bài học. 4. Củng cố. Dặn dò: - Cho HS nêu kiến thức vừa học trên -Học bài và chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên và trả lời CH -3 HS thực hiện. -HS khác nhận xét, bổ sung -Nhiều HS nhắc lại. -HS thảo luận, trình bày -HS quan sát theo dõi. -DT: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Kinh,Xơ-đăng,... -Thưa dân nhất nước ta. +Thường gọi là vùng kinh tế mới vì đây là vùng mới phát triển, đang cần nhiều người đến khai quang, mở rộng, phát triển thêm.. -Lắng nghe tự liên hệ. -HS khá, giỏi thảo luận, trình bày +Nhà rông là một ngôi nhà to, cũng làm bằng vật liệu tre, nứa như nhà sàn. Mái nhà rông cao, to. Nhà rông nào mái càng cao, càng thể hiện sự giàu có ... HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày +Trang phục : Người dân Tây Nguyên ăn mặc đơn giản, nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy. Trang phục khi đi lễ hội thường được trang trí hoa văn nhiều màu sắc, cả nam, nữ đều đeo vòng bạc. +Lễ hội : Thường được tổ chức vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch... -Lắng nghe. -HS nêu ghi nhớ sgk. -1 HS nêu -Lắng nghe về nhà thực hiện.

File đính kèm:

  • docgiao an(2).doc
Giáo án liên quan