Giáo án lớp 4 Tuần 2 môn Tập đọc : Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tiết 11)

Luyện đọc :

 + Đọc đúng các từ và cụm từ : sừng sững, lủng củng, chóp bu, nặc nô, đạp phanh phách, béo múp béo míp, quang; đọc trôi chảy toàn bài, ngắt - nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.

 + Biết cách thể hiện giọng đọc phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của câu chuyện, phù hợp với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật (Dế Mèn, bọn nhện).

-Hiểu :

+Nghĩa các từ : sừng sững, gộc, lủng củng, chóp bu, nặc nô, cuống cuồng.

+Ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.

-Học sinh biết thông cảm và sẵn sàng giúp đỡ, bênh vực bạn bè hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn, yếu hơn mình.

II.Chuẩn bị : -Giáo viên : truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”, bảng phụ hướng dẫn luyện đọc.

III.Các hoạt động dạy và học : 1.Ổn định :

 

doc9 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 873 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 Tuần 2 môn Tập đọc : Dế mèn bênh vực kẻ yếu (tiết 11), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àu điều răn dạy quí báu) +Tìm những từ ngữ chỉ phẩm chất quí báu và những điều răn dạy của cha ông dành cho đời sau? (công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang, ; nhân hậu, ở hiền, chăm làm, tự tin, ) +Nêu ý chính của đoạn thơ =>Ca ngợi truyện cổ nước ta. *Đoạn 2 : -Yêu cầu hs đọc đoạn “Thị thơm vì đời sau” và cho biết “Bài thơ gợi nhớ những truyện cổ nào? (Tấm Cám, đẽo cày giữa đường) -Nói tóm tắt ý nghĩa của 2 truyện. +Đọc lại 2 câu cuối. H : Em hiểu ý hai dòng thơ cuối như thế nào? (lời răn dạy của cha ông đối với con cháu : sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ, ) +Nêu ý của đoạn thơ cuối bài =>Lời răn dạy của cha ông với con cháu *Yêu cầu hs đọc lại toàn bài và nêu nội dung chính của bài =>Bài thơ ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước với những câu chuyện bổ ích và lí thú. -1 hs đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. -Trả lời câu hỏi, bổ sung. -Nêu ý 1, nhắc lại. -Đọc và trả lời câu hỏi. -Theo dõi. -Đọc 2 câu thơ cuối. -Nếu ý kiến cá nhân. -Nêu ý 2, nhắc lại. -Đọc và nêu nội dung chính của bài. Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm Mục tiêu : Rèn kĩ năng thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài và lời nói, tính cách của nhân vật -Yêu cầu hs thực hiện : +Đọc nối tiếp theo đoạn =>Theo dõi, hướng dẫn cách đọc +Nêu cách đọc đoạn “Tôi yêu truyện cổ nước tôi Con sông chảy có rằng dừa nghiêng soi” =>Nhận xét -Đọc mẫu +Đọc thể hiện +Luyện đọc theo nhóm bàn, trình bày. -Tổ chức thi đọc diễn cảm. -Đọc nối tiếp. -Nêu cách đọc. -Theo dõi -Đọc thể hiện. -Luyện đọc theo nhóm. -Thi đọc, nhận xét. 4.Củng cố : -Nêu tên một số truyện cổ thể hiện tấm lòng nhân hậu của người Việt Nam -Nhận xét tiết học -Dặn dò : Luyện đọc và chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------- Luyện từ và câu : Dấu hai chấm I.Mục đích, yêu cầu : -Học sinh biết tác dụng của dấu hai chấm trong câu. -Sử dụng dấu hai chấm khi viết văn. II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Một số ví dụ đoạn văn, đoạn thơ có sử dụng dấu hai chấm. III.Các hoạt động dạy và học : 1.Ổn định : 2.Bài cũ : Mở rộng vốn từ : Nhân hậu – Đoàn kết -Tìm từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại. -Tìm từ ngữ thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại. -Câu tục ngữ : “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” khuyên ta điều gì? 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Dấu hai chấm b.Nội dung : Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của trò Hoạt động 1 : Hình thành kiến thức Mục tiêu : Hs tác dụng của dấu hai chấm trong các câu văn. *Hướng dẫn Nhận xét : -Yêu cầu hs đọc phần Nhận xét và thực hiện : +Thảo luận nhóm 4 : “Dấu hai chấm trong các câu văn, câu thơ trên báo hiệu phía sau nó là nội dung gì?” (lời nói, lời giải thích) H : Trong các trường hợp đó, dấu hai chấm được dùng kết hợp với dấu gì? (Dấu ngoặc kép, dấu gạch đầu dòng) H : Trong trường hợp nào dấu hai chấm được dùng kết hợp với dấu gạch đầu dòng và dấu ngoặc kép? (báo hiệu lời nói +Nêu ví dụ một số trường hợp sử dụng dấu hai chấm trong đoạn văn. =>Kết luận : Dấu hai chấm báo hiệu sau nó là lời nói, lời giải thích. Khi báo hiệu lời nói, dấu hai chấm được dùng kết hợp với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng. -Đọc yêu cầu Nhận xét. -Thảo luận nhóm 4, đại diện trình bày. -Trả lừoi câu hỏi -Nhận xét, bổ sung. -Nêu ý kiến cá nhân -Nêu ví dụ -Đọc ghi nhớ. Hoạt động 2 : Luyện tập – Thực hành Mục tiêu : Rèn kĩ năng xác định tác dụng của dấu hai chấm và viết đoạn văn có sử dụng dấu hai chấm Bài 1/23 : -Yêu cầu hs làm bài vào vở, sửa bài a.Dấu hai chấm thứ nhất báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói. b.Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích. Bài 2/23 : Viết đoạn văn theo truyện Nàng tiên Ốc trong đó có ít nhất hai lần sử dụng dấu hai chấm. -Hướng dẫn thực hiện. -Yêu cầu hs : +Viết vào vở bài tập. +Đọc đoạn văn cho cả lớp cùng nghe. -Làm bài vào vở. -Sửa bài. -Nêu yêu cầu. -Theo dõi. -Làm bài vào vở bài tập. -Đọc bài viết trước lớp. 4.Củng cố : -Nêu tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn văn, đoạn thơ. -Nhận xét tiết học -Dặn dò : Hoàn thành bài ở vở bài tập và chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------- Ngày soạn : 13 - 9 - 2006 Ngày dạy : Thứ sáu ngày 15 tháng 9 năm 2006 Tập làm văn : Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện I.Mục đích, yêu cầu : -Hs biết ngoại hình của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật đó; biết cách lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện. -Vận dụng kiến thức đã học, dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện, lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện. II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Bảng phụ ghi đoạn văn ở phần Luyện tập. -Học sinh : Học bài và xem nội dung bài mới. III.Các hoạt động dạy và học : 1.Ổn định : 2.Bài cũ : Kể lại hành động của nhân vật. -Khi kể chuyện cần chú ý điều gì? -Kể lại câu chuyện “Bài học quý” 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện b.Nội dung : Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của trò Hoạt động 1 : Tìm hiểu về cách miêu tả ngoại hình của nhân vật Mục tiêu : Giúp hs biết tác dụng của việc miêu tả ngoại hình của nhân vật. *Hướng dẫn Nhận xét : -Yêu cầu hs đọc phần Nhận xét và thực hiện : +Thảo luận nhóm 2 : Hoàn thành yêu cầu 1 vào vở bài tập, trình bày =>Đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò : yếu ớt, cánh mỏng và ngắn, mặc áo thâm dài H : Ngoại hình của chị Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật này? +Thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi “Khi miêu tả ngoại hình của nhân vật cần chú ý điều gì?” H : Tả ngoại hình của nhân vật nhằm mục đích gì? =>Kết luận : Chọn tả những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu để góp phần nói lên tính cách và thân phận của nhân vật. -Nêu yêu cầu -Thảo luận nhóm 2. -Đại diện nhóm trình bày. -Bổ sung. -Nêu ý kiến cá nhân. -Thảo luận nhóm 4, đại diện nhóm trình bày. -Nêu ý kiến cá nhân, bổ sung Hoạt động 2 : Luyện tập – Thực hành Mục tiêu : Rèn kĩ năng kể chuyện kết hợp với tả ngoại hình của nhân vật. Bài tập 1 : -Yêu cầu hs làm vào vở bài tập Bài tập 2 : -Yêu cầu hs tập kể chuyện theo nhóm 2 +Kể lại câu chuyện trước lớp =>Nhận xét, góp ý cách kể chuyện. -Làm vào vở bài tập. -Thực hiện nhóm 2. -Kể lại chuyện, theo dõi 4.Củng cố : -H : Muốn tả ngoại hình của nhân vật cần chú ý điều gì? -Nhận xét tiết học -Dặn dò : Viết lại câu chuyện đã kể kết hợp tả ngoại hình nhân vật vào vở bài tập. Nhớ, đọc lại những câu chuyện về lòng nhân hậu đã nghe, đã đọc. ----------------------------------------- Chính tả : Mười năm cõng bạn đi học I.Mục đích, yêu cầu : -Học sinh nghe – viết đúng đoạn văn “Mười năm cõng bạn đi học”. -Viết đúng chính tả, phân biệt được những tiếng có âm đầu s/x, có vần ăng/ăn. -Các em có ý thức viết đúng và trình bày sạch đẹp. II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Chuẩn bị bài dạy. III.Các hoạt động dạy và học : 1.Ổn định : 2.Bài cũ : -Yêu cầu hs viết các từ : lẫn, nở nang, béo lẳn, chắc nịch. loà xoà, làm. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Mười năm cõng bạn đi học b.Nội dung : Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của trò Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe – viết chính tả Mục tiêu : Hs nghe và viết đúng bài viết “Mười năm cõng bạn đi học”. -Đọc mẫu đoạn văn, yêu cầu hs theo dõi SGK và trả lời câu hỏi “Đoạn trích nói về nội dung gì? (Ca ngợi bạn Đoàn Trường Sinh không quản ngại khó khăn, liên tục mười năm liền cõng bạn đi học) -Yêu cầu hs viết các từ (cụm từ) khó : khúc khuỷu, gập ghềnh, Chiêm Hoá, ki – lô – mét =>Nhận xét, phân tích từ khó. -Nhắc hs cách trình bày và tư thế ngồi viết, những tên riêng cần viết hoa. -Đọc cho hs viết đoạn trích với tốc độï vừa phải. -Đọc bài cho hs soát lỗi, yêu cầu hs ghi số lỗi và sửa. -Chấm bài và nhận xét bài viết của hs. -Đọc thầm. -Nêu ý kiến. -1 hs viết trên bảng, hs dưới lớp viết vào nháp -Chuẩn bị viết bài. -Nghe đọc và viết bài. -Soát lỗi, thống kê và sửa lỗi sai. Hoạt động 2 : Hướng dẫn chính tả âm, vần Mục tiêu : Hs phân biệt được tiếng có âm đầu s/x, có vần ăng/ăn. Bài 2/16 : -Yêu cầu hs đọc đề và làm vào vở bài tập Các từ cần chọn là : sau, rằng, chăng, xin, sao, xem Bài 3/17 : -Yêu cầu hs đọc đề và thảo luận nhóm, đại diện trình bày lời giải đố (Chữ “sáo”) -Nêu yêu cầu, làm bài vào vở, sửa bài. -Nêu yêu cầu, thảo luận nhóm 2, trình bày. 4.Củng cố : -Yêu cầu hs viết một số tiếng mà nhiều em viết sai trong bài. -Nhận xét tiết học -Dặn dò : Luyện viết ở nhà và chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docTV 02.doc