Giáo án Lớp 4 Tuần 1 Trường TH & TH Cơ Sở Cao Phạ

I. Mục tiêu :

 -Rèn kỹ năng đọc

 - Đọc rành mạch ,trôi chảy ,bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật ( Nhà trò, Dế Mèn )

- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực kẻ yếu

 Phát hiện được những lời nói ,cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài . ( trả lời được câu hỏi trong sách giáo khoa )

II.Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ: Viết sẵn đoạn 2.

 

doc29 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 1 Trường TH & TH Cơ Sở Cao Phạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Liên hệ bài 4 -6 p _______________________________________ Tiết 5: Địa lí Tiết 1: Làm quen với bản đồ I. Mục tiêu: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh - H/s biết: - Định nghĩa đơn giản về bản đồ. - Một số yếu tố của bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu . - Các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ Việt nam. III. Các hoạt động dạy học: 1. Bản đồ. * Hoạt động 1.Luyện đọc bài . * Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài . - Gv treo các loại bản đồ đã chuẩn bị lên bảng ( từ lớn đến nhỏ). - Hs đọc tên các bản đồ. - Nêu phạm vi lãnh thổ trên bản đồ? - Bản đồ TG thể hiện toàn bộ bề mặt trái đất... - Bản đồ Việt Nam thể hiện.... - Bản đồ là gì? - Nhiều hs nhắc lại. - Là hình vẽ thu nhỏ1 khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo 1 tỉ lệ nhất định. - Yêu cầu hs quan sát H1,2: - Hs quan sát. - Chỉ vị trí Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng hình? - Hs chỉ trên hình vẽ. - Ngày nay muốn vẽ bản đồ người ta phải làm ntn? - Sử dụng ảnh chụp từ máy bay vệ tinh... thu nhỏ tỉ lệ.... - Tại sao cùng vẽ về VN mà bản đồ H3 trong sgk lại nhỏ hơn bản đồ ĐLTNVN treo tường? - Thu nhỏ tỉ lệ. 2. Một số yếu tố của bản đồ. * Hoạt động 1:Luyện đọc - Đọc bài sgk. *Hoạt động 2. Tìm hiểu bài - Hướng dẫn thảo luận theo gợi ý: - Hs thảo luận nhóm 2. - Tên bản đồ cho ta biết điều gì? - Trên bản đồ người ta thường quy định các hướng Bắc, Nam, Đông Tây ntn? Chỉ trên H3? - Bảng chú giải ở H3 có những kí hiệu nào? Dùng để làm gì? - Đaị diện nhóm trả lời kết quả. Các nhóm khác bổ sung. + ND chốt sgk 3. Củng cố dặn dò : Củng cố nội dung bài Nhận xét tiết học – Liên hệ bài sau Hs đọc bài sgk. ______________________________________ Thứ sáu ngày 13 tháng 8 năm 2010 Tiết1: Toán Tiết 5: Luyện tập I. Mục tiêu: - Tính được giá trị biểu thức có chứa một chữ khi thay chữ bằng số. - Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a. II. Đồ dùng dạy học : Thước kẻ III. Các hoạt động dạy học : 1. Kiểm tra bài cũ: - Muốn tính giá trị của biểu thức chứa chữ ta làm thế nào? 2. Luyện tập Bài 1 - Hs đọc đề bài. ? Bài yêu cầu làm gì? - Tính giá trị của biểu thức theo mẫu. - Gv hướng dẫn mẫu: - Hs lắng nghe, phân tích. a 6 x a 5 6x5 = 30 7 6 x 7 = 42 10 6 x 10 = 60 - Hs thực hiện làm bài vào sgk các phần còn lại của bài 1. ? Cách tính giá trị của biểu thức chứa chữ? - Thay chữ bằng số rồi tính kết quả. Bài 2 - Hs đọc đề bài. ? Bài yêu cầu làm gì? - Tính giá trị của biểu thức. ? Muốn tính được em làm thế nào? - Thay chữ bằng số. a. 35 + 3 x n . -Với n = 7 thì 35 + 3 x n = 35 + 3 x 7 = 35 + 21 = 56. - Hs làm tương tự với các phần còn lại. ? Mỗi biểu thức yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện. Bài 4(7). HS đọc yêu cầu - Gv vẽ hình vuông cạnh a. ? Nêu cách tính chu vi hình vuông này? - Độ dài cạnh x 4. - Khi độ dài cạnh là a, chu vi hình vuông là P = a x 4. - P gọi là chu vi hình vuông. ? Tính chu vi hình vuông + cạnh a + 3 cm? Cạnh a = 5 dm? Cạnh a = 8 m P = 3 x 4 = 12 ( cm) P = 5 x 4 = 20 ( cm) P = 8 x 4 = 32 ( cm). 3 . Củng cố - dặn dò . Củng cố nội dung bài Nhận xét tiết học – Liên hệ bài sau __________________________________ Tiết 2: Tập làm văn Tiết 2: Nhân vật trong truyện. I. Mục tiêu: - Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật ( ND ghi nhớ ) - Nhận biết được tính cách của từng người cháu ( qua lời nhận xét của bà ) trong câu chuyện ba anh em - Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước , đúng tính cách nhân vật II. Đồ dùng dạy học: kẻ bảng phân loại theo yêu cầu của bài tập 1. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Bài văn kể chuyện khác bài văn không phải là kể chuyện ở chỗ nào? 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Phần nhận xét. - Hs đọc yêu cầu bài. - Trong tuần em đã học những truyện nào? - Dế Mèn bênh vực kẻ yếu; Sự tích hồ Ba Bể. - Ghi tên những nhân vật em mới học vào nhóm thích hợp? a. Nhân vật là người? - Thảo luận nhóm 2 và trình bày vào phiếu. b. Nhân vật là vật? - Tổ chức cho học sinh đánh giá kết quả. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Nêu nhận xét đánh giá tính cách của nhân vật: - Dế Mèn ( trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu) - Khảng khái có lòng thương người, ghét áp bức bất công. - Mẹ con bà nông dân trong Sự tích hồ Ba Bể? - Giàu lòng nhân hậu. - Căn cứ vào đâu để nhận xét như vậy? - Lời nói việc làm cụ thể của các nhân vật. Ghi nhớ: - Hs đọc phần ghi nhớ sgk. - Gv nhắc các em học thuộc bài. 3. Phần luyện tập: Bài 1 (13) - Hs đọc yêu cầu bài tập 1 ( Đọc cả chuyện ba anh em và chú giải). - Hs thực hiện theo N2. - Hướng dẫn hs quan sát tranh (14) và trả lời câu hỏi bài 1. * Tổ chức đánh giá kết quả: - Các nhóm trao đổi kết quả. - Nhân vật trong truyện là 3 anh em Ni - ki - ta; Gô - sa; Chi - ôm - ka và bà ngoại. - Bà nhận xét về tích cách của từng đứa cháu: Ni - ki - ta chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình. Gô - sa láu lỉnh. Chi - ôm - ca nhân hậu, chăm chỉ. - Em đồng ý với nhận xét của bà. - Bà có nhận xét như vậy là nhờ quan sát hành động của mỗi cháu. . Ni - ki - ta ăn xong là chạy tót đi chơi, không giúp bà dọn bàn. . Gô - sa lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất... . Chi - ôm - ca thương bà, giúp bà dọn dẹp. Em còn biết nghĩ đến cả những con chim bồ câu, nhặt mẩu bánh vụn trên bàn..... Bài tập 2. - Hs đọc yêu cầu của bài. - Hướng dẫn học sinh trao đổi về các hướng sự việc có thể diễn ra ntn? - Bạn nhỏ quan tâm đến người khác. - Bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác. - Gv và cả lớp bình chọn người kể hay nhất. - Hs suy nghĩ thi kể trước lớp. 4 . Củng cố dặn dò: - Hs nhắc lại ghi nhớ của bài. Củng cố nội dung bài Nhận xét tiết học – Liên hệ bài sau ___________________________________________ Tiết 3: Khoa học Tiết2: Trao đổi chất ở người I. Mục tiêu: - Rèn kỹ năng đọc cho học sinh . - Giúp học sinh: - Kể được những gì hàng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống. - Nêu được quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường. - Vẽ được sơ đồ về sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường. II. Đồ dùng dạy học: SGK III. Hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ. a. Giống như TV, ĐV con người cần gì để sống? Và hơn hẳn còn cần những gì? b. Để có những điều kiện cần cho sự sống chúng ta phải làm gì? 2. Bài mới. a Giới thiệu bài. b. Bài mới. * Hoạt động 1 - Luyện đọc *Hoạt động 2 -Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người. - Hướng dẫn qs tranh 1 (sgk)để biết: Trong quá trình sống của mình, cơ thể lấy vào và thải ra những gì? - Thảo luận nhóm 2 và dựa vào tranh trả lời sau đó nêu kết quả. - Gv chốt lại ý: hàng ngày, cơ thể phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô xy và thải ra môi trường phân, nước tiểu, khí các - bon - níc. - Cho nhiều học sinh nhắc lại. - Yêu cầu hs đọc mục bạn cần biết: - Quá trình trao đổi chất là gì? - sgk. - Các nhóm 4 thảo luận về sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường trong thời gian 30 giây và điền vào chỗ... các chất lấy vào, thải ra của cơ thể người. - Làm vào vở - gv nhận xét 3 .Thực hành. - Viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường. - Yêu cầu hs trình bày sáng tạo về sự trao đổi chất (có thể viết hoặc vẽ sơ đồ, theo trí tưởng tượng H2 trang 7 (sgk) chỉ là 1 gợi ý. - Hs thực hiện theo N2 rồi báo cáo kết quả. - Gv cùng cả lớp bình chọn sơ đồ hợp lí, đẹp nhất. 4. Củng cố dặn dò: Hs đọc lại mục bạn cần biết. Củng cố nội dung bài Nhận xét tiết học – Liên hệ bài sau ___________________________________________ Tiết 4: Âm nhạc Tiết 1 Ôn tập 3 bài hát và kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3 I. Mục tiêu : - Hs biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát Quốc ca Việt Nam ,Bài ca đi học ,cùng múa hát dưới trăng . - Biết hát kết hợp vỗ tay ( gõ đệm ) hoặc vận động theo bài hát . II. Đồ dùng dạy học: - Nhạc cụ, tranh âm nhạc lớp 3. III. Các hoạt động dạy học: 1. Phần mở đầu: - Giới thiệu nội dung bài hát . ND1: Ôn tập3bài hát lớp 3. Cùng múa hát dưới trăng. - Hát tập thể 3 bài. - Hát kết hợp vận động: - Gõ đệm. 2 Nội dung :Ôn tập một số kí hiệu ghi nhạc. - Lớp 3 em học kí hiệu ghi nhạc gì? - Hs nêu. - Gv viết nốt nhạc trên khuông, đọc: - Hs đọc theo. 3. Phần kết thúc: - Cả lớp hát bài hát đã ôn. - Về nhà ôn 3 bài hát trên. Củng cố nội dung bài ________________________________ Tiết 5 : HĐNG LL Chủ điểm 1: Truyền thống nhà trường I.Đánh giá chung các hoạt động trong tuần 1 Chuyên cần - Tuần đầu tiên của năm học song các em đi học tương đối đều các em đã có sẵn các nề nếp học tập . Nhìn chung các em đi học tương đối đầy đủ bên cạnh vẫn còn 1 số em ra lớp chưa thường xuyên . 2.Đạo đức -Các em ngoan ngoãn lễ phép chào hỏi các thầy cô giáo ,đoàn kết với bạn bè. 3.Học tập - Nề nếp học tập các em có ý thức tự giác học tập . 4 .Lao động vệ sinh - Đã thực hiện lao động vệ sinh chung quanh lớp học thường xuyên ý thức vệ sinh cá nhân còn bẩn , chưa sạch sẽ . 5. Các hoạt động khác - Đã thực hiện tốt các hoạt động sao nhi đồng thường xuyên . II.Tổ chức HĐGDNGLL Tuyên truyền giáo dục an toàn giao thông 1.Yêu cầu giáo dục - Giáo dục học sinh sự hiểu biết về trách nhiệm của người học sinh với truyền thống của nhà trường . - Rèn nề nếp ,thói quen tốt ở người học sinh tiểu học. - Bồi dưỡng tình cảm ,thái độ với trường lớp . - Giáo dục học sinh hiểu được sự cần thiết của an toàn giao thông đối với mỗi người học sinh 2.Nội dung và hình thức hoạt động Các biển báo về an toàn giao thông 3.Phương tiện hoạt động Lớp học, sân trường 4.Diễn biến hoạt động Hoạt động khởi động : Trò chơi thi an toàn giao thông *Mục tiêu : Học sinh hiểu biết được các qui định về an toàn giao thông *Cách tiến hành : GV chia lớp thành nhiều nhóm , các em thi kể về luật an toàn giao thông , các biển báo , về an toàn giao thông *KL: An toàn giao thông rất cần thiết cho con người đối với người học sinh phải tuân thủ luật giao thông 5.Tổng kết đánh giá Nhận xét giờ học – Liên hệ bài ______________________________________

File đính kèm:

  • docTUAN 1 L4 NGA.doc