Giáo án lớp 4 môn Toán - Tuần 7: Luyện tập (tiếp)

I.Mục tiêu:

 - Có kĩ năng thực hiện phép cộng , phép trừ và biết cách thử lại phép cộng , phép trừ .

- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng , phép trừ .

 - Học sinh thích thực hành toán.

II.Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ

III.Các hoạt động dạy học:

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 726 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán - Tuần 7: Luyện tập (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớ. - HS tiến hành thảo luận nhóm. 1/ +Hình 1, 2 các bạn uống nước lả, ăn quà vặt ở vỉa hè rất dễ mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá. + Hình 3- Uống nước sạch đun sôi, hình 4- Rửa chân tay sạch sẽ, hình 5- Đổ bỏ thức ăn ôi thiu, hình 6- Chôn lắp kĩ rác thải giúp chúng ta không bị mắc các bệnh đường tiêu hoá. 2) Ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường xung quanh bẩn, uống nước không đun sôi, tay chân bẩn, 3) Không ăn thức ăn để lâu ngày, không ăn thức ăn bị ruồi, muỗi bâu vào, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, thu rác, đổ rác đúng nơi quy định để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá. 4) Chúng ta cần thực hiện ăn uống sạch, hợp vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, giữ vệ sinh môi trường xung quanh. - HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. - HS đọc. + Vì ruồi là con vật trung gian truyền các bệnh lây qua đường tiêu hoá. Chúng thường đậu ở chỗ bẩn rồi lại đậu vào thức ăn. -HS lắng nghe. - Tiến hành hoạt động theo nhóm. - Chọn nội dung và vẽ tranh. - Mỗi nhóm cử 1 HS cầm tranh, 1 HS trình bày ý tưởng của nhóm mình. @ Hs trả lời Thứ sáu , ngày 05 tháng 10 năm 2012 Tập làm văn LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN I. Mục tiêu: - Bước đầu làm quen với các thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng . - Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian . - Học sinh biết lựa chọn chi tiết phát triển thành câu chuyện , ham thích học tập làm văn. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1. Ởn định: 2. Bài cũ: - Gọi HS lên bảng đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện Vào nghề. - Nhận xét, cho điểm HS . 3. Bài mới: Khám phá: + Thế nào là tưởng tưọng? Kết nối: - Gọi 1 HS đọc đề bài. - GV đọc lại đề bài, phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: Giấc mơ, bà tiên cho ba điều ước, trình tự thời gian. -Yêu cầu HS đọc gợi ý. -Hỏi và ghi nhanh từng câu trả lời của HS dưới mỗi câu hỏi gợi ý. 1. Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước? 2. Em thực hiện 3 điều ước như thế nào? 3. Em nghĩ gì khi thức giấc? Thực hành: -Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó 2 HS ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe. - Tổ chức cho HS thi kể. - Gọi HS nhận xét bạn kể về nội dung truyện và cách thể hiện. GV sửa lỗi câu cho HS . Vận dụng: - Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS có câu chuyện hay, lời kể sinh động, hấp dẫn. - Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện theo GV đã sửa và kể cho người thân nghe. - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - Hs trả lời - 1 HS đọc thành tiếng. - Lắng nghe. - 2 HS đọc thành tiếng. - Tiếp nối nhau trả lời. 1. Mẹ em đi công tác xa. Bố ốm nặng phải nằm viện. Ngoài giờ học, em vào viện chăm sóc bố. Một buổi trưa, bố em đã ngủ say. Em mệt quá cũng ngủ thiếp đi. Em bỗng thấy bà tiên nắm tay em. Bà cầm tay em, khen em là đứa con hiếu thảo và cho em 3 điều ước 2. Đầu tiên, em ước cho bố em khỏi bệnh và tiếp tục đi làm. Điều thứ 2 em mong cho người thoát khỏi bệnh tật. Điều thứ ba em mong ước mình và em trai mình học giỏi để sau này lớn lên trở thành những kĩ sư giỏi 3. Em tỉnh giấc và thật tiếc đó là giấc mơ. Nhưng em vẫn tự nhủ mình sẽ cố gắng để thực hiện được những điều ước đó. + Em biết đó chỉ là giấc mơ thôi nhưng trong cuộc sống sẽ có nhiều tấm lòng nhân ái đến với những người chẳng may gặp cảnh hoạn nạn, khó khăn. + Em rất vui khi nghĩ đến giấc mơ đó. Em nghĩ mình sẽ làm được tất cả những gì mình mong ước và em sẽ học thật giỏi - HS viết ý chính ra vở nháp. Sau đó kể lại cho bạn nghe, HS nghe phải nhận xét, góp ý, bổ sung cho bài chuyện của bạn. - HS thi kể trước lớp. - Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu. Toán TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG I.Mục tiêu: - Biết tính chất kết hợp của phép cộng. - Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng trong thực hành tính . - Học sinh thích học toán , hiểu và thực hiện giải các bài toán có liên quan. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của gv Hoạt động của hsø 1.Ổn định: 2. Bài cũ: -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới : - Giới thiệu bài Hoạt động1:Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng : - GV treo bảng số - Gv kết luận : - Vậy ta có thể viết : (a + b) + c = a + (b + c) Hoạt động2: Luyện tập Bài 1: - GV viết lên bảng biểu thức: 4367 + 199 + 501 - GV yêu cầu HS thực hiện. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - GV yêu cầu HS đọc đề bài. + Muốn biết cả ba ngày nhận được bao nhiêu tiền, chúng ta như thế nào ? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà làm bài tập 1b và chuẩn bị bài sau. - HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính một trường hợp để hoàn thành bảng như Sgk - HS nghe giảng. Bài 1: - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. a/ 4367 + 199 + 501 = 4367 + (199 + 501) = 4367 + 700 = 5067 4400 + 2148 + 252 = 4400+ (2148 + 252 ) = 4400 + 2400 = 6800 b/ 921 + 898 + 2079 = ( 921 + 2079 ) + 898 = 3000 + 898 = 3898 467 + 999 + 9533 = ( 467 + 9533 ) + 999 = 10 000 + 999 = 10 999 + Chúng ta thực hiện tính tổng số tiền của cả ba ngày với nhau. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. Bài giải Số tiền cả ba ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được là: 75 500 000 +86 950 000 +14 500 000 = 176 950 000 (đồng) Đáp số: 176 950 000 đồng Địa MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN I.Mục tiêu : - Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống ( Gia -rai , Ê đê, Ba – na, Kinh ,)nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta . - Sử dụng đước tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc ở Tây Nguyên : - Trang phục truyền thống nam thường đóng khố , nữ thường quán váy . @ GDMT:Có ý thức bảo vệ và gìn giữ truyền thống dân tộc, giữ gìn vệ sinh nơi sống. II. Đồ dùng dạy học : -Tranh, ảnh về nhà ở ,buôn làng ,trang phục ,lễ hội ,các loại nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên . - Bảng phụ III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động của gv Hoạt động của hsø 1.Ổn định 2. Bài cũ - GV nêu câu hỏi - GV nhận xét, ghi điểm. 3.Bài mới : - Giới thiệu bài Hoạt động 1: Tây Nguyên –nơi có nhiều dân tộc sinh sống - GV yêu cầu HS đọc mục1 trong SGK rồi trả lời các câu hỏi trong SGK - GV gọi HS trả lời câu hỏi . - GV chốt Hoạt động 2: Nhà rông ở Tây Nguyên : - GV cho các nhóm dựa vào mục 2 trong SGK và tranh ,ảnh về nhà ở ,buôn làng, nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận theo các gợi ý SGK - GV cho đại diện các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả trước lớp . Hoạt động 3: .Trang phục ,lễ hội - GV cho các nhóm dựa vào mục 3 trong SGK và các hình 1, 2, 3, 5, 6 để thảo luận theo các gợi ý SGK - GV cho HS đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình . - GV tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư ,buôn làng và sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên . 4 .Củng cố - Dặn dò: @ GDMT:Có ý thức bảo vệ và gìn giữ truyền thống dân tộc, giữ gìn vệ sinh nơi sống. -Về nhà học bài và chuẩn bị bài : “Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên”. - Nhận xét tiết học . - HS trả lời câu hỏi . -HS nhận xét ,bổ sung . -2 HS đọc . -HS trả lời . -HS khác nhận xét . - HS đọc SGK . - HS các nhóm thảo luận và trình bày kết quả . - Các nhóm khác nhận xét,bổ sung . - HS dựa vào SGK để thảo luận các câu hỏi . - HS đại diện nhóm trình bày . - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Hs lắng nghe SINH HOẠT LỚP – TUẦN 7 I. Mục tiêu: - Học sinh nắm được tình hình chung của lớp trong tuần. - Rút kinh nghiệm để góp vào phong trào chung của lớp. - Có phương hướng hoạt động tuần sau. II. Nội dung: 1. Các tổ báo cáo thông qua điểm thi đua của tổ. 2. Lớp phó học tập thông qua số lượt điểm 10 của lớp. 3. Lớp trưởng nêu ưu khuyết điểm về tất cả các mặt hoạt động của lớp. 4. Sao đỏ nêu kết quả thi đua của lớp. 5. Giáo viên nhận xét chung và nêu phương hướng cho tuần sau: - Chuyên cần: . - Vệ sinh: .. - Đạo đức: . - Học tập: .. III. Phương hướng: - Phát huy mặt mạnh và khắc phục ngay những tồn tại. - Đẩy mạnh việc tự học và chuẩn bị bài ở nhà. - Đôi bạn học tập năng nổ hơn. - Duy trì trực lớp sạch sẽ vào đầu giờ học và sau giờ ra chơi hằng ngày. - Trang phục đúng qui định - Thực hiện truy bài đầu giờ nghiêm túc hơn - Duy trì hát đầu giờ,đọc 5 điều Bác dạy. - Sắp hàng ra vào lớp ,đi nhẹ nhàng,không đùa giỡn,leo trèo cầu thang. - Đối với những em không thuộc bài nhắc nhở trước lớp - Giữ vệ sinh môi trường: sân trường,lớp học,cầu thang. - Ban cán sự lớp tích cực hơn nữa. * KẾT QUẢ THI ĐUA CUỐI TUẦN - Hạng 1: tổ .. - Hạng 2: tổ. - Hạng 3: tổ BGH

File đính kèm:

  • docG.AN TUAN 7- THU.doc