A. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS cách tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Biết áp dụng để giải các bài toán có liên quan.
- Tính chính xác và yêu thích môn học.
B. Đồ dùng dạy học
C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
7 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 870 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán học Tuần 30: Luyện tập về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xét, chữa bài.
Bài 3: Năm nay cháu kém ông 48 tuổi. Sau hai năm nữa tuổi cháu bằng tuổi ông. Hỏi năm nay cháu bao nhiêu tuổi?Ông bao nhiêu tuổi?
- Chấm, chữa bài.
III. Củng cố , dặn dò
- GV nhận xét tiết học .
- HS thực hiện
- HS hoàn thành lần lượt các bài tập.
- Đọc yêu cầu, nêu hiệu, tỉ số , sau đó làm vở.
- HS tóm tắt, làm vở.
- HS tóm tắt, làm vở.
- Đọc yêu cầu.
- Làm bảng, vở.
Tiếng Việt
LUYỆN ĐỌC CÁC BÀI TĐ, HTL CỦA TUẦN 29
A. Mục tiêu :
- Qua bài đọc giúp HS hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc.
- Rèn cho HS đọc đúng, đảm bảo tốc độ, diễn cảm các bài tập đọc, HTL của tuần 29.
- Học sinh có ý thức luyện đọc.
B. Đồ dùng dạy học
C. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. KTBC
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn
* HĐ1: Luyện đọc bài tập đọc Đường đi Sa Pa
- Gọi 1 HS khá đọc diễn cảm toàn bài.
- GV nhận xét, nhắc lại cách đọc cho HS, lưu ý cho HS nhấn giọng ở một số từ ngữ khó trong bài
- Đồng thời lưu ý cho HS ngắt nhịp ở một số câu đầu và một số câu cuối bài, và chú ý ngắt giọng các câu trong bài cho đúng.
- GV đọc mẫu toàn bài
- Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm.
- Gọi từng nhóm lên thi đọc.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Qua bài tập đọc này giúp các em hiểu thêm điều gì?
Gv kết luận
* HĐ2: Luyện đọc bài HTL Trăng ơitừ đâu đến?
- Tiến hành tương tự HĐ1
III. Củng cố - dặn dò.
- NX tiết học.
- Nhắc HS về nhà tiếp tục luyện đọc.
- HS mở SGK đọc thầm bài đọc
- Theo dõi, NX: giọng đọc, nhịp độ đọc,...
- HS phân nhóm, luyện đọc, sửa cho nhau.
- Lớp nhận xét
- HS trả lời.
Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2011
Toán
TỶ LỆ BẢN ĐỒ
A. Mục tiêu:
- Giúp HS: Giúp học sinh bước đầu nhận biết ý nghĩa và hiểu được tỷ lệ bản đồ là gì ?
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bản đồ thế giới, bản đồ Việt Nam
- HS: VBT.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Bài cũ :
II. Bài mới:
1.Giới thiệu bài
2.Thực hành
a) Bài 1
- HS đọc yêu cầu bài 1.
- HS làm việc cá nhân, gọi HS nêu kết quả ( Học sinh TB )
- HS đổi vở cho nhau để kiểm tra - GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
b) Bài 2 (Tr 78, VBT T4)
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi và nêu cách làm bài 2.
- 1 HS lên bảng làm.
- HS và GV nhận xét, thống nhất kết quả.
c) Bà 3 (Tr 78, VBT T4)
- GV treo bảng phụ, HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài tập cá nhân vào VBT.
- Gọi 4 HS tiếp nối tiếp lên bảng làm bài tập. HS cùng GV nhận xét kết quả đúng.
d) Bài 4:
- Học sinh làm vào vở bài tập .
- Đại diện các tổ lên thi tiếp sức.
III. Củng cố dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
- Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT.
Viết vào chỗ chấm
- HS làm bài, kiểm tra lại bài làm
- HS đọc bài. Thảo luận nhóm đôi.
- HS lên bảng làm bài
- HS quan sát đọc yêu cầu
- Làm bài vào VBT
- Lắng nghe, nhận xét đúng sai
Đúng ghi Đ, sai ghi S.
K ĩ thuật
LẮP XE NÔI
A. Mục tiêu
- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi .
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe nôi đúng kĩ thuật , đúng qui trình .
- Rèn luyện tính cẩn thận ,an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp ,tháo các chi tiết của xe nôi .
B. Đồ dùng dạy học
- GV: Mẫu xe nôi đã lắp sẵn . Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
C. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
I Kiểm tra bài cũ : (2’ )
-GV Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
II. Dạy bài mới : (27-30’)
1. Giới thiệu bài : (2’)
2. Bài mới
Hoạt động 3: Thực hành lắp xe nôi ( 20-25’)
-GV đưa mẫu xe nôi đã lắp sẵn hỏI lại: Để lắp được xe nôi cần bao nhiêu bộ phận ?
-Cần 5 bộ phận :Tay kéo , thanh đỡ giá bánh xe,giá đỡ bánh xe,thành xe vớI mui xe, trục bánh xe .
a)Hướng dẫn chọn các chi tiết theo SGK
-GV cho HS lật SGK chọn ra đúng , đủ từng loạI chi tiết
-HS chọn để ra ngoài nắp hộp .
b)Lắp từng bộ phận :
*GV yêu cầu HS Lắp tay kéo (H2-SGK):
*HS lắp tay kéo theo nhóm.
*GV yêu cầu Lắp giá đỡ trục bánh xe(H3-SGK)
*HS lắp giá đỡ trục bánh xe theo nhóm
*GV yêu cầu HS Lắp thanh đỡ giá đỡ trục bánh xe(H4- SGK)
*HS lắp thanh đỡ giá đỡ trục bánh xe
*GV yêu cầu HS Lắp thành xe và mui xe(H5-SGK)
-HS lắp lắp thành xe và mui xe
* GV yêu cầu HS Lắp trục bánh xe(H6-SGK)
*HS lắp trục bánh xe
(Trong quá trình lắp GV lưu ý HS :
-Vị trí trong ngoài của các thanh
-Lắp các thanh chữ U dài vào đúng hàng lỗ trên tấm lớn
-Vị trí tấm nhỏ vớI tấm chữ U khi lắp thành xe và mui xe )
c)Lắp ráp xe nôi (H1 SGK)
-GV yêu cầu HS lắp ráp đúng quy trình như SGK và chú ý vặn chặt các mốI ghép .
-HS lắp xe
-GV nhắc HS lắp xong phảI kiểm tra sự chuyển động của xe.
-HS tự kiểm tra
Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập
-GV nêu tiêu chuẩn đánh giá:
+Lắp xe nôi đúng mẫu và đúng quy trình
+Xe nôi lắp chắc chắn
+Xe nôi chuyển động được
-HS dựa vào tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm của nhau.
-GV yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm của mình
-HS trưng bày sản phẩm
-GV nhận xét đánh giá và cho điểm .
-Lớp vỗ tay
III. Củng cố ,dặn dò : (2’)
-GV nhận xét
Thứ tư ngày 3 tháng 4 năm 2013
Toán
ỨNG DỤNG TỈ LỆ BẢN ĐỒ
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh: Biết từ độ dài thu nhỏ của bản đồ cho trước, biết cách tính độ dài thật trên mặt đất.
B. Đồ dùng dạy học
GV: SGK, VBT T4, hình vé SGK
HS: SGK, VBT T4
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I. Bài cũ : Yêu cầu học sinh nhắc lại tỉ lệ bản đồ cho em biết gì?
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Thực hành.
a) Bài 1(Tr 79, VBT T4)
- HS đọc yêu cầu bài 1.
- HS làm bài cá nhân, HS nêu kết quả ( Học sinh TB )
- HS và GV nhận xét.
b) Bài 2 (Tr 79, VBT T4)
- Học sinh đọc YC
- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi tìm cách giải
-1HS (HS TB hoặc K) lên bảng làm - Cả lớp làm vào vở bài tập.
- Đổi vở, chữa bài
- GV nhận xét kết quả chung.
c) Bài 3 (Tr 79, VBT T4)
- Yêu cầu HS đọc to yêu cầu của bài tập. HS K nêu cách làm. HS TB nhắc lại.
- HS làm cá nhận vào VBT, 1 HS G lên bảng giải bài toán. Cả lớp nhận xét kết quả trên bảng. GV kết luận kết quả đúng.
III. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT.
TLV
LUYỆN TẬP TÌM Ý VÀ LÀM DÀN Ý TẢ CON VẬT
A. Mục tiêu
- Giúp học sinh luyện tập tìm ý và làm dàn ý tả con gà trống đang kiếm mồi.
- Rèn kĩ năng quan sát, dùng từ đặt câu và diễn đạt câu văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc cho học sinh.
B. Đồ dùng dạy học
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Giáo viên chép đề bài lên bảng
Đề bài: Hãy lập dàn ý chi tiết tả con gà trống đang kiếm mồi.
- Một học sinh đọc lại đề bài.
? Đề bài yêu cầu ta làm gì?
? Bài văn thuộc thể loại gì?
- Gạch chân từ quan trọng trong đề bài.
2. Hướng dẫn học sinh tìm ý và làm dàn ý.
*Giáo viên hd học sinh quan sát con gà trông và tưởng tượng nó đang kiếm mồi rồi ghi những ý các em quan sát được theo câu hỏi sau:
? Con gà trống đó to bằng chừng nào?
? Nó có bộ lông màu gì?
? Đầu , mỏ, mào có hình dáng và đặc điểm gì?
? Đôi cánh của chú ta có hình dáng đặc điểm gì, cử động thế nào?
? Đôi chân hình dáng, màu sắc thế nào , có đặc điểm gì?
? Lúc chú ta bới đất tìm mồi thì trông chú ta như thế nào?
? Khi kiếm được mồi rồi , chú ta làm gì?
* Hướng dẫn học sinh làm dàn ý
a. Mở bài
- Giới thiệu con gà trống: Con gà trống của nhà ai? Nó đang làm gì?
b. Thân bài
- Tả hình dáng con gà trống
+ Bộ lông, đầu mỏ mào,
+ Đôi cánh chú ta vồ phành phạch như đe doạ con mồi
+ Đôi chân to, vàng xuộm bới đất tìm mồi
- Tả hoạt động của gà trống
+ Khi tìm mồi trông chú ta thế nào? ( chú vừa bới đất tìm mồi vừa ngó nghiêng .Khi tìm được mồi chú gọi các chị gà mái đến ăn cùng)
+ Ăn no chú nhảy phốc lên cành tranh gáy o ó o.
c. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em về con gà trống
3. Cho học sinh tập nói bài văn trước tổ và trước lớp
- Học sinh nói từng đoạn sau đó cả bài
- Các bạn nhận xét bổ sung và sửa chữa.
III. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ.
- Dặn học sinh về tập viết bài ra nháp.
HĐNGLL
VIẾT THƯ KẾT BẠN VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ
A. MỤC TIÊU
- HS biết bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế qua hình thức viết thư kết bạn.
- Giáo dục HS lòng yêu hòa bình, tình cảm đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
B. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG
Có thể thực hiện theo qui mô lớp.
C. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Giấy, bút, phong bì thư, tem thư.
D. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
- GV và một số HS (có điều kiện) vào mạng Internet hoặc liên hệ với các tổ chức hữu nghị Việt Nam với nước ngoài để tìm các địa chỉ thiếu nhi quốc tế gửi thư.
- Sưu tầm một số tranh ảnh về cuộc sống và học tập của thiếu nhi một số nước.
Bước 2: Viết thư
- GV nêu vấn đề: Đất nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới. Dân tộc Việt Nam chúng ta rất yêu chuộng hòa bình và mong muốn làm bạn với nhân dân toàn thế giới. Các em không những có bạn bè cùng lớp, cùng trường, cùng sống ở địa phương và trên đất nước Việt Nam mà còn bạn bè ở khắp năm châu bốn biển. Thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, tiếng nói, phong tục tập quán, nhưng đều yêu hòa bình, đều là bạn bè của nhau. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng viết thư bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với các bạn thiếu nhi quốc tế.
- Giới thiệu với HS cả lớp các địa chỉ của thiếu nhi quốc tế mà các em có thể gửi thư.
- Hướng dẫn HS cách viết thư:
+ Có thể viết thư theo cá nhân hoặc theo nhóm, theo lớp.
+ Có thể viết thư cho một hoặc cho nhiều bạn thiếu nhi quốc tế khác nhau.
+ Có thể viết thư gửi qua đường bưu điện hoặc gửi Email.
+ Nội dung thư có thể giới thiệu sơ lược về bản thân, về nhóm, về lớp mình; kể về cuộc sống và học tập của các em, về con người và cảnh vật quê hương, đất nước mình; hỏi thăm về cuộc sống và học tập của các bạn thiếu nhi quốc tế; bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với các bạn quốc tế; chúc các bạn học tập, rèn luyện sức khỏe tốt,
+ Có thể gửi kèm theo thư là ảnh của cá nhân HS, nhóm, lớp hoặc tranh ảnh về phong cảnh quê hương, đất nước Việt Nam.
- HS tiến hành viết thư theo cá nhân, nhóm hoặc lớp.
- Có thể đọc thử một bức thư cho cả lớp cùng nghe.
- GV kết luận: Việc làm của các em hôm nay có ý nghĩa rất to lớn, giúp cho thiếu nhi quốc tế hiểu thêm về thiếu nhi, đất nước, con người Việt Nam chúng ta.
.
.
File đính kèm:
- Tuan 30.doc