Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Tuần 1: Bài 1 : Vẽ trang trí: Màu sắc và cách pha màu (Tiết 19)

 

I. MỤC TIÊU

-Kiến thức : Học sinh biết thêm cách pha màu: da cam, xanh lá cây và tím.

-Kỹ năng: HS nhận biết được cách pha màu theo hướng dẫn, biết các màu bổ túc, màu nóng, màu lạnh.

-Thái độ: HS yêu thích màu sắc, yêu thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ

* Giáo viên: Màu vẽ, bút bảng pha màu

 Hình minh hoạ

 

doc71 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 746 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Tuần 1: Bài 1 : Vẽ trang trí: Màu sắc và cách pha màu (Tiết 19), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh về an toàn GT. II. Chuẩn bị * Giáo viên: Tranh ảnh về GT Hình gợi ý cách vẽ Phương pháp: Trực quan, gợi mở. * Học sinh: VTV, đồ dùng. III. Lên lớp 1 0.5’ ổn định tổ chức - GV kiểm tra sĩ số lớp, ổn định HS - HS báo cáo sĩ số 2 Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra sách, vở, đồ dùng của học sinh. - HS chuẩn bị SGK, đồ dùng học vẽ. - Nhận xét 3 Giảng bài mới a 1’ Giới thiệu bài - GV giới thiệu tranh ảnh về GT b Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung, đề tài - GV yêu cầu HS quan sát các tranh và gợi ý. - HS quan sát, nhận xét tranh. - Tranh có các hình ảnh nào ? - HS kể tên các hình ảnh có ở trên tranh. - GV tóm tắt: Tranh vẽ về đề tài an toàn GT thường có các hình ảnh về. + GT đường bộ có ô tô, xe máy, đạp, người đi bộ + GT đường thuỷ có tàu, thuyền, canô + GT đường không có máy bay - Để đảm bảo an toàn giao thông mọi người đều phải chấp hành đúng luật giao thông như: + Người và xe phải đi đúng phần đường quy định. + Thuyền, xe không được trở quá tải c Hoạt động 2: Cách vẽ - GV cho HS quan sát tranh gợi ý và hướng dẫn - HS nghe hướng dẫn + Trước tiên phải lựa chọn hoạt động GT. VD: Cảnh người đi bộ trên vỉa hè, cảnh xe cộ đi dưới lòng đường... + Vẽ hình ảnh chính trước - Là cảnh giao thông + Vẽ thêm hình ảnh phụ phù hợp. VD: Cây, nhà, mây, trời + Cuối cùng tô màu theo ý thích (màu có đậm, có nhạt). d Hoạt động 3 : Thực hành - GV yêu cầu HS tự lựa chọn một hoạt động về GT để vẽ tranh về đề tài ATGT. - HS thực hành vẽ tranh về đề tài ATGT. - GV bao quát lớp, gợi ý hướng dẫn cho HS theo từng bài cụ thể. 4 Nhận xét, đánh giá - GV chọn một số bài đã vẽ xong để hướng dẫn HS nhậ xét về : - HS nhận xét bài theo hướng dẫn. + Nội dung : đã rõ đề tài hay chưa ? + Hình ảnh: sắp xếp có hợp lý không? Hình vẽ thế nào? + Màu sắc: có độ đậm nhạt chưa, màu có hài hoà không? - GV cho HS tự xếp loại bài vẽ - HS tự xếp loại bài. - GV nhận xét chung – liên hệ. 5 Dặn dò: Nhắc HS về nhà tìm hiểu thêm về luật ATGT và chuẩn bị bài tuần sau. Tuần 30 Soạn.......................giảng , ngày tháng năm 2009 Bài 30 : tập nặn tạo dáng đề tài tự chọn I. Mục tiêu KT- HS biết chọn đề tài và hình ảnh phù hợp để nặn. KN- HS biết cách nặn và nặn, tạo dáng được một hay hai hình theo ý thích. TĐ- HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh. II. Chuẩn bị * Giáo viên: Một số tượng nhỏ + tranh ảnh một số dáng người, con vật. Hình gợi ý cách nặn (hoặc giấy màu, hồ dán) Phương pháp: Quan sát, thực hành... * Học sinh: VTV, giấy màu, hồ dán, chì, sáp màu. III. Lên lớp 1 0.5’ ổn định tổ chức - GV kiểm tra sĩ số lớp - HS báo cáo sĩ số 2 Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra dụng cụ học vẽ của HS. - HS chuẩn bị đồ dùng - Nhận xét 3 Giảng bài mới a Giới thiệu bài - GV cho HS quan sát một số bức tượng nhỏ. - HS quan sát đồ vật. b Hoạt động 1: Quan sát nhận xét - GV giới thiệu những hình ảnh đã chuẩn bị và gợi ý để HS nhận xét về : - HS quan sát, nhận xét tranh ảnh. + Các bộ phận chính của con người hoặc con vật. - Đầu, thân, chân, tay. + Các hoạt động chính - VD : Đi, ngồi, chạy, nhảy. - GV cho HS quan sát các hình nặn để HS rõ hơn. c Hoạt động 2: Cách nặn - GV dùng hình minh hoạ và gợi ý cách nặn. - HS nghe hướng dẫn + Nặn từng bộ phận như: đầu, thân, chân, tay... rồi ghép dính và tạo dáng +Nặn từ một thỏi đất rồi dùng dao gọt, tỉa từng bộ phận. + Có thể nặn thêm các chi tiết phụ như cây, nhà, hoa cỏ d Hoạt động 3: Thực hành - GV yêu cầu HS tự chọn một hình ảnh để nặn tạo dáng theo ý thích (có thể vẽ hoặc xé dán). - HS thực hành nặn, vẽ hoặc xé dán một hình theo ý thích. - GV bao quát lớp, hướng dẫn và gợi ý HS theo từng bài cụ thể. 4 Nhận xét, đánh giá - GV cùng HS nhận xét và xếp loại bài. - HS nhận xét bài. + Bài đẹp: Hình nặn (vẽ hoặc xé dán) rõ đặc điểm, dáng ngộ nghĩnh. + Bài chưa đẹp: Ngược lại. - GV nhận xét chung, xếp loại. - Nhận xét tiết học - liên hệ. 5 Dặn dò: Nhắc HS về nhà quan sát đồ vật có dạng hình trụ. Tuần 31 Soạn.......................giảng, ngày tháng năm 2009 Bài 31: Vẽ theo mẫu mẫu dạng hình trụ và hình cầu I. Mục tiêu KT- HS hiểu cấu tạo và đặc điểm của mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. KN- HS biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu. TĐ- HS ham thích tìm hiểu các vật xung quanh. II. Chuẩn bị * Giáo viên: Mầu vẽ (bình nước, cốc, quả dạng tròn...) Hình gợi ý cách vẽ Phương pháp: Quan sát, thực hành. * Học sinh: VTV, đồ dùng. III. Lên lớp 1 0.5’ ổn định tổ chức - GV kiểm tra sĩ số lớp - HS báo cáo sĩ số 2 Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra đồ dùng học vẽ của HS. - HS chuẩn bị VTV... 3 Giảng bài mới a Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài – ghi bảng b Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét - GV bày mẫu và gợi ý HS nhận xét về : - HS quan sát, nhận xét. + Tên của đồ vật trong mẫu ? - Cái lọ, cái bình, quả cam... + Vị trí của các đồ vật? - Vật nào đặt trước, vật nào đặt sau... + Hình dáng các đồ vật? - Cái nào cao, cái nào thấp, vật nào to, vật nào nhỏ... + Màu sắc các đồ vật? - Vật nào màu đậm, vật nào màu sáng... * GV bổ sung các câu trả lời của HS. c Hoạt động 2: Cách vẽ - GV dùng hình gợi ý và hướng dẫn - HS nghe hướng dẫn. + Quan sát mẫu ước lượng tỷ lệ khung hình chung thật cân đối tren trang giấy. + Tìm khung hình riêng của từng vật bằng các nét thẳng. + Quan sát mẫu sửa lại hình vẽ cho giống mẫu. + Cuối cùng vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu theo ý thích. d Hoạt động 3: Thực hành - GV bày mẫu yêu cầu HS vẽ theo mẫu bày. - HS thực hành vẽ theo mẫu do GV bày. - GV bao quát lớp, gợi ý hướng dẫn HS vẽ bài. - Nhắc nhở HS cách bố cục. 4 Nhận xét, đánh giá - GV gợi ý để HS tự nhận xét về: - HS nhận xét bài theo hướng dẫn. + Bố cục hình vẽ phải cân đối hợp lý với tờ giấy. + Hình vẽ có nêu được đặc điểm của mẫu không? + Màu sắc hoặc đậm nhạt, hài hoà. 5 Dặn dò: Nhắc HS về nhà tập vẽ một số đồ vật trong nhà. Tuần 33 Soạn....................giảng , ngày tháng năm 2009 Mỹ thuật Vẽ tranh Đề tài vui chơi trong mùa hè I. Mục tiêu - HS biết tìm chọn nội dung đề tài về các hoạt động vui chơi trong mùa hè. - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh theo đề tài. - HS yêu thích các hoạt động trong mùa hè. II. Chuẩn bị * Giáo viên: Tranh ảnh về hoạt động vui chơi của thiếu nhi trong mùa hè. Phương pháp: Trực quan, gợi mở... * Học sinh: VTV, đồ dùng, màu vẽ. III. Lên lớp 1 0.5’ ổn định tổ chức - GV kiểm tra sĩ số lớp - HS báo cáo sĩ số 2 Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS. - HS chuẩn bị đồ dùng, VTV. 3 Giảng bài mới a Giới thiệu bài - GV giới thiệu các tranh ảnh đã chuẩn bị. b Hoạt động 1; Tìm chọn nội dung đề tài - GV yêu cầu HS quan sát các tranh ảnh và gợi ý. - HS quan sát, nhận xét tranh. - Tranh vẽ những gì? VD : Cảnh tắm ở bể bơi, thả diều, cắm trại. - Nghỉ hè em thường chơi trò chơi gì? - HS trả lời theo hiểu biết c Hoạt động 2: Cách vẽ - GV gợi ý để HS nhớ lại các hoạt động vui chơi. - VD: Đi chơi công viên, cắm trại hè. + Lựa chọn một hoạt động vui chơi mà mình thích để vẽ. + Vẽ hình ảnh chính trước + Vẽ thêm hình ảnh phụ phù hợp + Tô màu theo ý thích. d Hoạt động 3: Thực hành - GV yêu cầu tự chọn một hoạt động vui chơi trong mùa hè để vẽ tranh. - HS thực hành vẽ tranh đề tài vui chơi trong mùa hè. - GV quan sát lớp, gợi ý, hướng dẫn cho HS theo từng bài cụ thể. 4 Nhận xét, đánh giá - GV cùng HS nhận xét một số bài. - HS nhận xét bài. + Bài đẹp: Hình vẽ rõ nội dung, sắp xếp hợp lý, màu sắc hài hoà phù hợp với tuổi thơ. + Bài chưa đạt: Ngược lại - GVnhận xét tiết học. - Liên hệ thực tế. 5 Dặn dò: Nhắc HS về nhà sưu tầm tranh các đề tài khác nhau. Tuần 34 Soạn......................giảng, ngày tháng năm 2009 Mỹ thuật Vẽ tranh - đề tài tự do I. Mục tiêu - Giúp HS hiểu và chọn được nội dung đề tài đề vẽ tranh. - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh theo ý thích. - HS biết quan tâm đến cuộc sống xung quanh. II. Chuẩn bị * Giáo viên: Tranh ảnh một số đề tài khác nhau Tranh hướng dẫn cách vẽ Phương pháp: Quan sát, gợi mở, thực hành * Học sinh: VTV, đồ dùng, tranh ảnh sưu tầm. III. Lên lớp 1 0.5’ ổn định tổ chức - GV kiểm tra sĩ số lớp - HS báo cáo sĩ số 2 Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra tài liệu sưu tầm của HS. - HS chuẩn bị tài liệu 3 Giảng bài mới a Giới thiệu bài - GV cho HS quan sát các tranh đã chuẩn bị để dẫn dắt HS vào bài. b Hoạt động 1 : Tìm chọn nội dung đề tài - GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh và gợi ý để HS nhận ra. - HS quan sát tranh ảnh và thấy có nhiều đề tài như : Lễ hội, sinh hoạt, vui chơi phong cảnh, chân dung - Em thích vẽ tranh về đề tài gì ? VD: Đề tài ngày 20/11, đề tài vệ sinh môi trường... + GV có thể gợi ý thêm 1 số tranh khác như tranh tĩnh vật... c Hoạt động 2: Cách vẽ - GV dùng hình ảnh minh hoạ và gợi ý lại cách vẽ tranh. - Yêu cầu một vài HS nhắc lại cách vẽ tranh. - HS nêu cách tiến hành bài vẽ tranh. d Hoạt động 3: Thực hành - GV yêu cầu HS tự chọn một đề tài mà mình thích để thực hành vẽ tranh đề tài tự do. - HS thực hành vẽ tranh. - GV quan sát lớp và gợi ý để mõi HS có thể lựa chọn một đề tài khác nhau cho phong phú. 4 Nhận xét đánh gía - GV cho HS xếp bài theo nhóm và tự nhận xét - HS nhận xét bài theo nhóm - Yêu cầu HS tự chọn bài vẽ đẹp theo cảm nhận của mình. - HS tự xếp loại bài. - GV nhận xét chung, khen gợi những em có bài vẽ đẹp. 5 Dặn dò: Nhắc nhở HS về nhà vẽ thêm tranh các đề tài khác và chọn những bài vẽ đẹp từ đầu năm để trưng bày. Tuần 35 Soạn......................giảng, ngày tháng năm 2009 Mỹ thuật trưng bày kết quả học tập I. Mục tiêu - Giúp GV và HS thấy được kết quả học và dạy mĩ thuật trong năm. - Nhà trường thấy được kết quả dạy – học môn mĩ thuật - HS sinh yêu thích học mĩ thuật hơn. II. Tổ chức trưng bày * Chọn địa điểm : Lớp 4A * Trưng bày - Chọn những tranh đẹp, tiêu biểu của 3 lớp - Bồi dán lên giấy goki - Treo tranh theo phân môn. III. Đánh giá - Tổ chức cho HS xem và nhận xét, đánh giá. - Khen ngợi, tuyên dương những em có nhiều bài vẽ đẹp. * Tổng kết buổi trưng bày, nhắc nhở HS vẽ tranh trong dịp nghỉ hè.

File đính kèm:

  • docgiao an lop 4.doc
Giáo án liên quan