Giáo án Khoa học 4 tuần 11 đến 14

Khoa học BA THỂ CỦA NƯỚC

I.Mục tiêu:

 Nêu được nước tồn tại ở 3 thể: rắn, lỏng và khí.

Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thế khí và ngược lại

II.Chuẩn bị: Hình trang 44, 45/SGK.

Nhóm: chai, lọ để đựng nước. Nước đá, khăn lau, vải hoặc bọt biển.

 

doc9 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1052 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 tuần 11 đến 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần hoàn của nước trong tự nhiên I/ Mục tiêu: - Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. - Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên : chỉ vào sơ đồ nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên. II/ Chuẩn bị: Hình trang 48, 49/SGK. III/ Hoạt động dạy- học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Bài cũ : - Mây hình thành như thế nào ? - Mưa từ đâu ra ? - Trình bày vòng tuần hoàn ? 2/ Bài mới: Ghi đề Hoạt động 1: Dựa vào sơ đồ nói được vòng tuần hoàn. -Hình 1 vẽ những gì? -Gv đưa sơ đồ đơn giản về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên - Chỉ và nói theo sơ đồ về sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên Hoạt động 2: Vẽ được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên 3. Củng cố- dặn dò: Trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên? Xem bài Nước cần cho sự sống 3 HS trả lời. - Học sinh quan sát hình vẽ và nêu - Học sinh nhìn vào sơ đồ nêu vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên Mây Mây Mưa Hơi nước Nước Nước Hoàn thành bài tập theo yêu cầu ở vở -Hai hs trình bày với nhau về kết quả bài mình Lớp nhận xét Tuần 12 Thứ năm ngày 19 tháng 11 năm 2009 Khoa học : NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG. I/Mục tiêu: -Nêu được vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. + Nước giúp cơ thể hấp thụ được những chất dinh dưỡng hòa tan, lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp các chất thừa chất thừa, chất độc hại. + Nước được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. II.Chuẩn bị: Hình trang 50, 51/SGK. III. Hoạt động dạy- học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Bài cũ : Vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước? 2.Bài mới: Ghi đề Hoạt động 1: Vai trò của nước đối với người, động thực vật N1: Điều gì xảy ra nếu cuộc sống con người thiếu nước ? N2 : Điều gì xảy ra nếu cây cối thiếu nước? N3: Cuộc sống động vật nếu không có nước sẽ như thế nào ? KL: SGK mục bạn cần biết. Hoạt động 2:Vai trò của nước đối với hoạt động con người -Trong cuộc sống hằng ngày con người cần nước vào những việc gì? -Nhu cầu sử dụng nước của con người chia làm mấy loại, đó là những loại nào? KL theo mục bạn cần biết Liên hệ thực tế ở địa phương 3. Củng cố- dặn dò: Nhận xét, dặn dò. Xem bài Nước bị ô nhiễm 1 HS trình bày. HS quan sát tranh 1,2,3/50- Thảo luận nhóm -..con người sẽ không sống nổi,sẽ chết vì khát -cây cối sẽ bị héo,chết -động vật sẽ chết khát HS quan sát hình trang 51 tắm giặt, ăn, uống, ..... -3 loại: trong sinh hoạt ,trong sản xuất nông nghiệp, trong sản xuất công nghiệp -HS đọc mục bạn cần biết trang 51 Tuần 13 Thứ tư ngày 25 tháng 11 năm 2009 Khoa học: Nước bị ô nhiễm I. Mục tiêu: -Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô mhiễm: - Nước sạch : trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe. - Nước bị ô nhiễm : có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe. II.Chuẩn bị: Hình trang 52, 53/SGK. III. Hoạt động dạy- học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: Nêu vai trò của nước đối với đời sống của người, động vật, thực vật : - Nước có vai trò gì trong sản xuất nông ghiệp và công nghiệp ? ví dụ. 2. Bài mới: Ghi đề Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên. GV cho HS quan sát 2 chai nước : ? Chai nước nào là nước giếng, chai nào là nước sông ? vì sao em biết - Giải thích tại sao nước sông, hồ thường đục và không sạch -Tại sao nước sông, hồ, ao hoặc nước đã dùng rồi lại đục hơn nước mưa, nước giếng, nước máy ? Hoạt động 2 : Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch. - Thế nào là nước bị ô nhiễm? - Thế nào là nước sạch? Gọi HS đọc mục bạn cấn biết. 3 . Củng cố- dặn dò - 2 em trả lời HS quan sát làm thí nghiệm. HS trả lời - và giải thích. - HS làm thí nghiệm Miếng bông lọc chai nước sông bẩn hơn, miếng bông lọc nước giếng sạch hơn - Vì thường bị lẫn nhiều đất cát và có vi khuẩn sống.... - HS quan sát SGK/ 53 thảo luận nhóm và đối chiếu kết quả. Tiêu chuẩn đánh giá Nước bị ô nhiễm Nước sạch 1. Màu Có màu, vẩn đục Không màu, trong suốt 2. Mùi Có mùi hôi Không mùi 3. vị Không vị 4. vi sinh vật nhiều quá mức cho phép Không có hoặc có ít không đủ gây hại Các chất hòa tan Chứa các chất hòa tan.. Không có... -có màu, có mùi hôi, có chất bẩn -trong suốt, không màu, không mùi, . Tuần 13 Thứ năm ngày 26 tháng 11năm 2009 Khoa học : Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm I. Mục tiêu: - Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước. -Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ của con người. II.Chuẩn bị: Hình trang 54, 55/ SGK. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ:+ Em hãy cho biết nước như thế nào gọi là nước bị ô nhiễm? + Vậy theo em nước sạch là nước như thế nào? 2. Bài mới: Ghi đề Hoạt động 1: - Phân tích các nguyên nhận làm nước ở sông, hồ, kênh, rạch, biển, ... bị ô nhiễm + Hình nào cho biết nước sông, hồ, kênh, rạch bị bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? + Hình nào cho biết nước máy bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? + Hình nào cho biết nước biển bị bẩn? Nguyên nhân nhiễm bẩn trong hình đó là gì? + Hình nào cho biết nước mưa bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn trong hình đó là gì? + Hình nào cho biết nước ngầm bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn trong hình đó là gì? + Em hãy nêu nguyên nhân nước bị nhiễm bẩn ở địa phương em? Vì sao bị nhiễm bẩn? Giáo viên kết luận SGK/ 55 Hoạt động 2: Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người. + Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm? + Vậy em hiểu nguồn nước bị ô nhiễm là nguồn nước như thế nào? Củng cố- dặn dò 2 HS trả lời - HS quan sát hình vẽ SGK và đặt câu hỏi (Hình 1, 4) ( Hình 2) (Hình 3) (Hình 7, 8) (Hình 5, 6, 7) HS tự trả lời -Khi nguồn nước bị ô nhiễm thì sẽ phát sinh ra nhiều bệnh tật cụ thể như bệnh dịch tả, kiết lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, mắt hột, .. Nguồn nước ... là nơi các loại vi sinh vật sinh sống, phát triển, Tuần 14 Thứ tư ngày 2 tháng 12 năm 2009 Khoa học : MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC I. Mục tiêu: - Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi, .... - Biết đun sôi nước trước khi uống. - Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước. II.Chuẩn bị: Hình trang 56, 57/SGK. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Bài cũ: Em hãy nêu nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước ? Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với sức khoẻ của con người? 2.Bài mới: Ghi đề HĐ1:Tìm hiểu một số cách làm sạch nước + Kể ra 1 số cách làm sạch nước mà gia đình và địa phương em đã sử dụng? - Em hãy kể tên các cách làm sạch nước và nêu tác dụng của từng cách? Hoạt động 2: Thực hành lọc nước Giới thiệu nguyên tắc chung của lọc nước đơn giản : - Than củi có tác dụng hấp thụ các mùi lạ và màu nước. - Cát sỏi các tác dụng lọc những chất không hòa tan. HĐ3: Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch * Kết luận :Quy trình sản xuất nước sạch của Nhà máy nước HĐ4: Thảo luận về sự cần thiết nước phải đun sôi nước trước khi uống + Nước đã được làm sạch bằng các cách trên đã uống ngay được chưa? Tại sao? + Muốn có nước uống được chúng ta phải làm gì? Tại sao? 3.Củng cố- dặn dòBài sau: “Bảo vệ nguồn nước - 2 em trả lời - Học sinh hoạt động lớp lọc nước, khử trùng nước, đun sôi - lọc nước: lọc bằng sỏi, cát, than.... đối với bể lọc ; Tác dụng : Tách các chất không hòa tan ra khỏi nước. - khử trùng : Để diệt vi khuẩn người ta có thể pha vào nước những chất khử trùng như gia-ven, chất này có mùi hôi. Đun sôi : đun nước cho đến khi sôi để 10 phút phần lớn vi khuẩn chết.... - Học sinh thảo luận theo 3 nhóm - Làm việc theo nhóm Học sinh thảo luận ghi vào phiếu học tập - Cử đại diện trình bày - Nhóm khác nhận xét - Học sinh lắng nghe Nước đã làm bằng cách lọc đơn giản hay do nhà máy ................. -Muốn có nước uống được chúng ta cần phải ...................... 2 HS đọc lại phần “Bạn cần biết”SGK/57 Tuần 14 Thứ năm ngày 3 tháng 12 năm 2009 Khoa học : BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước. Cam kết thực hiện bảo vệ nguồn nước Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước II.Chuẩn bị: Hình trang 58, 59/SGK. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ:+ Em hãy kể tên một số cách làm sạch nước mà em biết? + Nước được làm sạch bằng cách đó em đã uống được chưa? Tại sao? Vậy muốn uống được nước vừa lọc trên chúng ta cần phải làm gì? Tại sao? 2. Bài mới: GT- ghi đề Hoạt động 1: Học sinh nêu được những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước Làm việc theo cặp - Học sinh quan sát SGK/ 58-59 - 2 em nhìn hình vẽ nêu với nhau những việc nên và không nên làm, .... Làm việc cả lớp - Gọi học sinh lên trình bày kết quả theo nhóm 2 + Vậy em, gia đình, địa phương em đã làm gì để bảo vệ nguồn nước? Hoạt động 2: Bản thân học sinh cam kết tham gia bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền cổ động người khác cùng bảo vệ nguồn nước + Xây dựng bản cam kết bảo vệ nguồn nước + Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước + Phân công các em trong nhóm vẽ hay viết từng phần của bức tranh - Gọi đại diện nhóm lên trình bày bảng cam kết của nhóm mình - Giáo viên nhận xét từng nhóm 3. Củng cố-dặn dò: - Để bảo vệ nguồn nước chúng ta cần phải làm gì? - Bài sau : “Tiết kiệm nước” SGK/ 60 - 3 em - Học sinh lắng nghe - Thảo luận nhóm 2- trình bày - Những việc không nên làm là hình 1 và 2. Những việc nên làm là hình 3,4,5,6 - Lớp nhận xét- HS đọc mục cần biết HS phát biểu - HS thảo luận nhóm 4 vẽ tranh - Đại diện nhóm lên trình bày - Nhóm khác bổ sung

File đính kèm:

  • docKH4 Tuan 1114.doc
Giáo án liên quan