A- Tập đọc:
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc đúng các từ: ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, chang chang. . Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu được nghĩa của các từ có ở cuối bài.
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.( trả lời được các câu hỏi SGK)
B- Kể chuyện:
- Rèn kĩ năng nói: Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện; dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện với giọng phù hợp.
22 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3C Tuần 24 Trường tiểu học Xuân Ngọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng tên riêng:
- Yêu cầu học sinh đọc từ ứng dụng.
- Giới thiệu: Phan Rang là tên một thị xã thuộc tỉnh Ninh Thuận.
- Yêu cầu HS tập viết trên vở nháp
* Luyện viết câu ứng dụng :
- Yêu cầu một học sinh đọc câu ứng dụng.
+ Câu ca dao nói gì?
- Yêu cầu luyện viết trên vở nháp: Rủ, Bây.
c) Hướng dẫn viết vào vở :
- Nêu yêu cầu viết chữ R một dòng cỡ nhỏ. Các chữ Ph, H : 1 dòng.
- Viết tên riêng Phan Rang 2 dòng cỡ nhỏ
- Viết câu ca dao 2 lần.
- Nhắc nhở học sinh về tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu.
d/ Chấm chữa bài
4. Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá
- Dặn HS luyện viết thêm để rèn chữ.
- 1 em nhắc lại từ và câu ứng dụng ở tiết trước.
- Hai em lên bảng viết : Quang Trung, Quê, Bên
- Lớp viết vào vở nháp.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu.
- Các chữ hoa có trong bài: P, R.
- Lớp theo dõi giáo viên và cùng thực hiện viết vào vở nháp.
- Một học sinh đọc từ ứng dụng: Phan Rang.
- Lắng nghe.
- Luyện viết từ ứng dụng vào vở nháp.
- 1HS đọc câu ứng dụng:
Rủ nhau đi cấy, đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu.
+ Khuyên mọi người chăm lao động cấy cày sẽ có ngày sung sướng no đủ.
- Lớp thực hành viết trên vở nháp: Rủ, Bây.
- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên
- Nêu lại cách viết hoa chữ R, Ph.
******************************************************************
Thứ sáu ngày 26 tháng 2 năm2010
Toán
Tiết 120: THựC HàNH XEM ĐồNG Hồ
I. Mục tiêu :
Giúp HS :
- Nhận biết được về thời gian (chủ yếu là thời điểm) .
- Biết xem đồng hồ (trường hợp chính xác đến từng phút )
II. Chuẩn bị :
- Đồng hồ thật ; Mặt đồng hồ bằng bìa .
- Phiếu gao việc (bài tập 3)
III. Các hoạt động dạy - học
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra.
2. Bài mới.
3. Củng cố tổng kết.
-Gọi HS lên bảng ghi chữ số La Mã từ I đến XII
-GV nhận xét, chấm điểm.
a) Giới thiệu bài :
-GV nêu nội dung và yêu cầu bài học.
-Ghi tên bài lên bảng:
Thực hành xem đồng hồ
b) Hướng dẫn xem đồng hồ .
- GV giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ có vạch chia phút .
- GV dùng mô hình đồnghồ quay kim theo hình 1 ở SGK, yêu cầu HS trả lời câu : Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
- GV hướng dẫn xem đồng hồ tiếp theo , yêu cầu HS nêu vị trí của từng kim .
- Tương tự trên GV cho HS quan sát đồng hồ thứ ba để HS nêu được thời điểm theo hai cách (6 giờ 56 phút ; 7 giờ kém 4 phút )
-GV cho thêm ví dụ về đọc giờ theo hai cách
c)Hướng dẫn thực hành.
Bài 1 :
-Cho HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn cho HS đồng hồ A : xác định kim ngắn , kim dài
- Gọi lần lượt HS nêu giờ, nhắc nhở HS chú ý 3 trường hợp cuối .
- Nhận xét . Chốt lại bài đúng.
Bài 2 : Đặt thêm kim phút
-GV nêu yêu cầu.
-Cho HS sử dụng mô hình đồng hồ .
-Gọi HS lên vẽ thêm kim phút trên bảng lớp
-GV nhận xét , chốt lại bài thực hành đúng.
Bài 3 : Tìm đồng hồ ứng với thời gian đã cho trước :
-GV nêu yêu cầu, hướng dẫn.
-Phát phiếu giao việc, tổ chức thi đua theo nhóm.
-GV nhận xét . Tuyên dương .
- Nhận xét, đánh giá tiết học
-2 HS lên bảng thực hiện, lớp nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS nhắc lại tên bài.
- HS quan sát, nhận xét.
- HS nêu : 6 giờ 10 phút
- Quan sát nêu :
+Kim ngắn ở vị trí quá số 6 . Vậy là hơn 6 giờ
+Kim dài ở vạch nhỏ thứ ba sau số 2 . Nên đồng hồ chỉ 6 giờ 13 phút
- Cách đọc thứ hai : xác định còn thiếu mấy phút nữa thì đến 7 giờ (thiếu 4 phút).
-HS lắng nghe
- Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
- HS nêu : 2 giờ 9 phút
- HS nối tiếp nêu :
B. 5 giờ 16 phút ; C. 11 giờ 21 phút;
D. 9 giờ 34 phút ;
E. 10 giờ 39 phút ;
G. 3 giờ 57 phút (4 giờ kém 3 phút)
- HS lắng nghe
- Thực hành trên mô hình đồng hồ theo cặp.
- Đại diện 3 cặp lên bảng vẽ thêm vào hìnhvẽ sẵn của GV, lớp nhận xét.
-HS nhắc lại yêu cầu.
-HS thi đua theo nhóm: thảo luận , nối đúng hình đồng hồ và các mốc thời gian tương ứng.
-Đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét,
bình chọn nhóm thắng .
*************************************
Chính tả
Nghe- viết: Tiếng đàn
I/ Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng viết chính tả: nghe viết lại chính xác một đoạn trong bài “Tiếng đàn”, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập tìm và viết đúng các từ có âm đầu x/s hoặc mang thanh hỏi / ngã.
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở.
II/ Chuẩn bị :
3 tờ phiếu viết nội dung bài tập 2.
HS có đầy đủ vở bài tập tiếng việt.
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 2HS viết ở bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp các từ : san sẻ, soi đuốc, xới dất, xông lên.
- Nhận xét đánh giá chung.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn nghe viết :
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- Đọc đoạn chính tả 1 lần.
- Yêu cầu hai em đọc lại bài cả lớp đọc thầm.
+ Nội dung đoạn này nói lên điều gì?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
- Yêu cầu HS luyện viết từ khó vào vở nháp.
* Đọc cho học sinh viết bài vào vở.
* Chấm, chữa bài.
c/ Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2 :
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập 2a.
- Yêu cầu cả lớp dựa theo mẫu và làm bài cá nhân.
- Giáo viên dán 3 tờ giấy lớn lên bảng, gọi 3 nhóm lên thi tiếp sức.
- Giáo viên nhận xét chốt.
- Gọi một số em đọc kết quả đúng.
3. Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS viết lại cho đúng những từ đã viết sai.
- 2 em lên bảng viết. Cả lớp viết vào vở nháp.
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc.
- 2 học sinh đọc lại bài.
- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài.
+ Tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn.
+ Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu câu, tên riêng của người.
- Cả lớp luyện viết từ khó vào vở nháp thuyền, vũng nước, tung lưới, lướt nhanh...
- Cả lớp nghe và viết bài vào vở.
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Hai em đọc lại yêu cầu bài tập 2a
- Cả lớp thực hiện vào vở.
- 3 nhóm lên bảng thi làm bài đúng và nhanh.
- Lớp nhận xét và bình chọn nhóm làm nhanh và làm đúng nhất.
- 2 học sinh đọc lại kết quả:
+ Âm s: sung sướng, sục sạo, sạch sẽ, sẵn sàng, sóng sánh, song song, sòng sọc …
+ Âm x: xanh xao, xinh xắn, xấp xỉ, xấu xa, xộc xệch, xúc xắc,…
- Ba em nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả.
#
******************************************************************
Thứ bảy ngày 27 tháng 2 năm 2010
Tập làm văn
Nghe - kể: Người bán quạt may mắn
I/ Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng nói: Nghe- kể lại được câu chuyện Người bán quạt may mắn một cách trôi chảy và tự nhiên.
II/ Chuẩn bị :
- Tranh minh họa trong SGK.
- Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý câu chuyện.
III/Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 3HS đọc bài làm tuần trước "Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật em đã được xem".
- Nhận xét chấm điểm.
3.Bài mới:
a) Giới thiệu bài :
b) Hướng dẫn nghe - kể chuyện :
- Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu bài tập và gợi ý.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc các câu hỏi gợi ý đã viết sẵn trên bảng.
- GV kể chuyện lần 1:
+ Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì?
+Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ?
+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ?
- Giáo viên kể chuyện lần 2, lần 3.
- Yêu cầu HS tập kể. HS tập kể theo nhóm 3.
+ Gọi đại diện 2 nhóm thi kể lại câu chuyện trước lớp.
+ Gọi đại diện các nhóm lên thi kể.
- Nhận xét, tuyên dương .
+ Qua câu chuyện này em biết gì về Vương Hi Chi?
+ Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện trên?
4. Củng cố -dặn dò:
- Dặn HS luyện kể lại câu chuyện.
- 3 em đọc bài làm của mình.
- Lớp theo dõi.
- Theo dõi GV giới thiệu bài.
- 2 học sinh đọc yêu cầu bài tập và gợi ý.
- Lớp quan sát tranh minh họa.
- Lắng nghe giáo viên kể chuyện.
+ Bà gặp ông Vương Hi Chi và phàn nàn quạt bán ể ấm nên chiều hôm nay cả nhà không có cơm ăn.
+ Ông đề thơ vào các chiếc quạt vì ông tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp bà lão bán hết quạt.
+ Vì chữ ông đẹp nổi tiếng nên mọi người đua nhau mua quạt.
- Lắng nghe nhớ nội dung câu chuyện để kể lại.
- HS tập kể chuyện theo nhóm.
- Các nhóm cử đại diện lên bảng thi kể.
- Cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn nói hay nhất.
+ Là người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ những người nghèo khổ.
+ Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ - có tên gọi là nhà thư pháp.
******************************************************************
Thể dục
Tiết 48: Nhảy dây.trò chơi “ ném trúng đích”
I. Mục tiêu:
- Chơi trò chơi “Ném trúng đích”. Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
- Giáo dục HS chăm luyện tập TDTT.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, dây nhảy, bóng.
III. các Hoạt động dạy-học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
12'
13'
11'
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Cho HS chạy chậm trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập.
- GV cho HS tập bài thể dục phát triển chung.
* Chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”.
2. Phần cơ bản.
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân.
+ GV chia lớp thành từng tổ tập luyện theo khu vực đã quy định, phân công từng đôi tập thay nhau, người tập người đếm số lần.
+ GV tổ chức cho HS thi nhảy dây giữa các nhóm.
- Chơi trò chơi “Ném trúng đích”.
+ GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và làm mẫu động tác. Cho HS tập trước động tác ngắm đích, ném và phối hợp với thân người rồi mới tập động tác ném vào đích.
+ GV chia lớp thành các đội để các em chơi, nhắc HS giữ kỷ luật tập luyện để đảm bảo an toàn cho các em.
3. Phần kết thúc
- GV cho HS đi theo vòng tròn thả lỏng, hít thở sâu
- GV cùng HS hệ thống bài-Nhận xét
- Lớp trưởng tập hợp, điểm số, báo cáo GV.
- HS chạy khởi động và tham gia trò chơi theo chỉ dẫn của GV.
- HS tập luyện theo tổ, thi đua giữa các tổ.
- HS chú ý quan sát động tác mẫu của GV để tập theo, chú ý giữ nghiêm kỷ luật, đảm bảo an toàn.
- HS đi thường, thả lỏng.
- HS chú ý lắng nghe GV hệ thống bài.
*****************************************************************
Ban giám hiệu kí duyệt
File đính kèm:
- tuan 24Buoi 1nhuong.doc