Giáo án Lớp 3B1 Tuần 31

HS đọc thuộc lòng bài thơ Một mái nhà chung và trả lời câu hỏi:

 + Em muốn nói gì với những người bạn chung một mái nhà?

 -Cả lớp theo dõi, nhận xét bạn đọc; GV ghi điểm.

 

doc23 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3B1 Tuần 31, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS trưng bày sản phẩm đồng hồ. -Cả lớp cùng GV quan sát, nhận xét các sản phẩm được trưng bày trên bảng. -GV đánh giá kết quả thực hành của HS. Hoạt động 3: (3/) Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Tuyên dương những em chuẩn bị bài tốt. Hoàn thành sản phẩm đẹp, đúng. -GV giao nhiệm vụ: +Về nhà tiếp tục chuẩn bị Giấy nháp, giấy thủ công. +Bút màu, kéo thủ công để tiết sau học bài gấp Chính tả (Nhớ-Viết):BÀI HÁT TRỒNG CÂY. PHÂN BIỆT R/D/GI, DẤU HỎI/DẤU NGÃ. Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Bài cũ: (5/) MT: Ôn tập kiến thức cũ PP: Thực hành ĐD: Bảng con, phấn -Cả lớp viết bảng con từ: biển, lơ lửng, cõi tiên, thơ thẩn. -GV theo dõi các em viết, nhận xét, tuyên dương những em viết đúng, đẹp. 2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (20/) Hướng dẫn HS nghe viết: MT:+ Nhớ và viết lại chính xác, trình bày đúng đẹp 4 khổ thơ đầu của bài thơ Bài hát trồng cây. + Làm đúng bài tập điền âm đầu hoặc thanh dễ lẫn. PP: Hỏi đáp, động não, đàm thoại, quan sát ĐD: Bảng con Trong tiết chính tả hôm nay, Các em sẽ trình bày đúng 4 khổ thơ đầu của bài thơ Bài hát trồng cây. *GV tổ chức, hướng dẫn HS nghe viết: *1 HS đọc 1 lần bài thơ, cả lớp theo dõi SGK. -Gọi 4 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ, cả lớp đọc thầm theo. -HS nắm nội dung bài viết: +Hạnh phúc của người trồng cây là gì? -HS nhận xét chính tả: +Bài viết có mấy dòng thơ? (16 dòng thơ.) +Cách trình bày như thé nào ? (viết cách lề 3 ô, giữa mỗi khổ thơ viết cách nhau 1 hàng.) -HS tập viết các từ khó mà mình dễ mắc lỗi. *HS nhớ và viết bài vào vở. *GV chấm, chữa bài. Hoạt động 2: (11/) Bài tập: MT: Làm đúng các bài tập phân biệt r/d/gi; dấu hỏi/dấu ngã. PP: Thực hành, động não, đàm thoại, quan sát ĐD:-Bảng phụ viết nội dung BT2b. -VBT. VBT a,Bài tập 2: Lựa chọn -1 HS đọc nội dung của bài tập, cả lớp đọc thầm và theo dõi bạn đọc. -GV nêu yêu cầu của bài: Làm bài 2b. Cả lớp làm bài vào vở. -Mời 2 HS lên bảng chữa, toàn lớp nhận xét và chốt lời giải đúng: Câu b: cười rũ rượi, nói chuyện rủ rỉ, rủ nhau đi chơi, lá rủ xuống mặt hồ. b,Bài tập 3: -HS đọc nội dung của bài; làm bài cá nhân. -HS thi đua nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 câu. -Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Hoạt động 3: (3/) Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những em viết chữ đẹp, đúng. -Giao nhiệm vụ về nhà: +Rèn luyện thêm về chữ viết cho đúng, đẹp. +Chuẩn bị bài sau: Ngôi nhà chung Phân biệt l/n, v/d. Tự nhiên và Xã hội:MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT . Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (15/)Quan sát tranh theo cặp. MT: Bước đầu biết mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng. PP: Đàm thoại, thực hành ĐD: -Các hình trong SGK trang 118, 119. -GV nêu yêu cầu bài tập - ghi đề lên bảng. Vài HS đọc *Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm 2. -HS quan sát hình 1 trong SGK trang 118 để trả lời các câu hỏi sau: +Chỉ Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. +Nhận xét chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất. +Nhận xét độ lớn của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng. Bước 2: Làm việc cả lớp -5 HS lên trả lời. -Cả lớp nhận xét, hoàn thiện câu trả lời. *GV kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trái đất lớn hơn Mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần. Hoạt động 2: (10/): Làm việc theo cặp MT: -Biết mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. -Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. PP: Thực hành, động não, đàm thoại, quan sát ĐD: -Quả địa cầu. *Cách tiến hành: -GV giảng: Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh. Bước 1: HS trả lời: -Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất ? Bước 2: -HS vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất, đánh mũi tên hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. GV nhận xét. *GV kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên được gọi là vệ tinh của Trái Đất. Hoạt động 3: (6/)Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất MT:-Củng cố cho HS kiến thức về sự chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Tạo hứng thú học tập. PP: Trò chơi *Cách tiến hành: -GV hướng dẫn HS cách chơi: Chia nhóm. -Tổ chức cho HS chơi. -GV theo dõi, cho các nhóm nhận xét, đánh giá về cách quay, chiều quay. *Mở rộng: Trên Mặt Trăng không có không khí, nước và sự sống. Đó là 1 nơi tĩnh lặng. Hoạt động : (3/) Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -GV giao nhiệm vụ:Làm bài tập trong vở bài tập Tự nhiên và Xã hội. +Chuẩn bị bài sau: Ngày và đêm trên Trái Đất. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC BÀI TRONG NGÀY Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu Các hoạt động Hoạt động cụ thê *Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (18/) MT: HS tự hoàn thành lấy bài tập của mình. + Rèn tính tự giác cho HS PP: Thực hành, động não. ĐD: vở -GV ghi đề bài lên bảng. 2 HS nhắc lại đề bài. *B1: GV giao nhiệm vụ: 2 em trong bài đổi chéo vở lẫn nhau kiểm tra xem đã hoàn thiện bài tập trong ngày chưa. -HS kiểm tra và báo cáo kết quả. -GV quan sát giúp đỡ. *B2: HS nào chưa xong thì tự hoàn thành bài tập của mình. - HS làm GV quan sát giúp đỡ. GV nhận xét: + Tuyên dương những em hoàn thành tốt các bài trong ngày. + Nhắc nhở những em chưa hoàn thành tốt các bài tập cần rút kinh nghiệm. Hoạt động 2: (13/) Bài tập MT: củng cố cho HS về tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải toán bằng hai phép tính. + Bồi dưỡng HS giỏi. + Giúp đỡ HS yếu. PP: Thực hành. ĐD: Bài tập. Bước 1: GV ghi bảng các bài tập sau: Bài 1: Đặt tính rồi tính: a.14 035 - 9128 b. 25780 + 10614 c. 13505 : 5 d. 51478 x 6 Bài 2:Tính giá trị các biểu thức sau. a. 23014 - 7820 : 2 b. 54 + 5125 x 7 c. 14 x ( 58 - 50) d. (32 - 12) x 3 Bài 2: Có 45 lít nước mắm thì rót đều vào 9 chai. Hỏi có 65 lít nước mắm thì rót được bao nhiêu chai như thế? Bài 3*: Điền số thích hợp vào chỗ trống. a. 3250 gam = ...kg ...gam b. 2kg 376 gam = ...gam c. ¼ kg = ...gam -HS làm vở. GV quan sát giúp đỡ. Bước 2: GV chấm một số em chữa bài và nhận xét. Hoạt động 3: (3/) Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. Về nhà chữa lại các bài sai. Thứ 6 ngày tháng năm 2009 Toán: LUYỆN TẬP Tiết: Các hoạt động dạy chủ yếu: Các hoạt động Các hoạt động chủ yếu 1.Bài cũ: (5/) MT: Ôn lại kiến thức đã học -GV kiểm tra vở BT ở nhà của cả lớp. -Chấm một số bài, nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (30/) Luyện tập - Thực hành MT: Giúp các em luyện tập về kĩ năng thực hiện các phép tính nhân, chia các số có năm chữ số với số có một chữ số và các bài toán có liên quan. PP: Thực hành, Quan sát, thuyết trình, động não ĐD: Vở toán GV ghi đề bài lên bảng. *Hướng dẫn HS thực hiện phép chia 28 921 : 4 - Cả lớp làm vào bảng con. -HS thực hiện, Gv theo dõi cách làm. -HS nêu kết quả, trình bày cách làm. -HS viết theo hàng ngang 28 921 : 4 = 7 230 (dư 1) *GV nhấn mạnh: Ở lần chia cuối cùng mà số bị chia bé hơn số chia thì viết tiếp thêm 0 ở thương; thương có tận cùng là 0. *Luyện tập-Thực hành: Bài 1: HS rèn luyện kĩ năng chia vào bảng con; GV theo dõi, nhận xét. -GV yêu cầu HS làm bài 2, 3, 4 / 165 vào SGK vào vở ô li. -HS tự làm bài, GV theo dõi, động viên các em làm. Lưu ý bài 3: Rèn luyện kĩ năng giải toán. HS cần đọc kĩ đề bài toán và xác định: -Bài toán cho biết gì? +Kho chứa: 27 280kg thóc nếp và thóc tẻ. +Thóc nếp bằng số thóc trong kho. -Bài toán hỏi gì? +Số ki-lô-gam thóc mỗi loại? -Muốn tìm số ki-lô-gam thóc mỗi loại ta phải làm gì? -HS suy nghĩ và tự làm bài. -HS làm xong, GV chấm và ghi điểm. Hoạt động 2: Tổng kết (4/) MT: Củng cố các kiến thức đã học PP: Trò chơi, thảo luận ĐD: Phiếu học tập -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em làm bài tốt. -Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3, 4 / 78 vào VBT. Tập làm văn: THẢO LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Bài cũ: (5/) MT: Ôn tập kiến thức cũ -4 em đọc lá thư gửi bạn nước ngoài. -GV nhận xét, chấm điểm. 2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (15/)Tổ chức, hướng dẫn HS làm bài tập: MT: Rèn kĩ năng nói;Biết cùng các bạn trong nhóm tổ chức cuộc họp trao đổi về chủ đề Em làm gì để bảo vệ môi trường? Bày tỏ được ý kiến của riêng mình. PP: Thảo luận, hỏi đáp, đàm thoại ĐD: -Tranh ảnh đẹp về cây hoa, về cảnh quan thiên nhiên. Tranh ảnh về môi trường bị ô nhiễm, huỷ hoại. -Bảng phụ viết trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp.Vở nháp Trong tiết học hôm nay, các em sẽ thảo luận về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ? GV ghi đề bài lên bảng. a,Bài tập 1: -HS đọc nội dung của bài: 2 em, cả lớp đọc thầm theo bạn. -GV nhắc HS chú ý: +Cần nắm vững trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp. +Điều cần được bàn bạc trong cuộc họp nhóm là: Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ? -HS đọc các bước tổ chức cuộc họp: 3 em, cả lớp đọc thầm. -GV chia nhóm: nhóm 4. Mỗi nhóm chỉ định nhóm trưởng điều khiển cuộc họp. HS trao đổi, phát biểu. Một em trong nhóm ghi nhanh ý kiến của bạn. GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm. -3 nhóm thi tổ chức cuộc họp. GV và cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm tổ chức cuộc họp có hiệu quả nhất. Hoạt động 2: (16/) MT: Rèn kĩ năng viết: Viết lại một đoạn văn ngắn thuật lại gọn rõ, đủ ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. PP: Thực hành, đàm thoại, quan sát ĐD: VBT -HS đọc nội dung: 2 em. Cả lớp chú ý lắng nghe. -GV nhắc HS: Các em đã trao đổi trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. Hãy nhớ và thuật lại các ý kiến trong cuộc họp ấy. -HS làm bài vào vở BT. -HS lần lượt đọc đoạn văn. Cả lớp và GV nhận xét. Hoạt động 3: (3/) Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -GV giao nhiệm vụ: +Về quan sát thêm và nói chuyện với người thân về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. +Chuẩn bị bài sau: Nói, viết về bảo vệ môi trường.

File đính kèm:

  • doctuân31.doc
Giáo án liên quan