1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ: Ê - ti - ô - pi – a, chăn nuôi, thiêng liêng, lời nói, tấm lòng.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết phân biệt giọng của các nhân vật khi đọc bài.
2. Đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ: Ê - ti - ô - pi – a, cung điện, khâm phục
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện kể về phong tục độc đáo của người Ê - ti - ô - pi – a, qua đó cho chúng ta thấy đất đai TQ là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.
25 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 949 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3A Tuần thứ 11 chuẩn kiến thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong hcn có mấy ô vuông?
- Học sinh tính và nêu:
3 x 8 = 24 (ô vuông)
- Nhận xét để kết luận:
8 x 3 = 3 x 8
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh ôn lại bảng nhân 8
- Tổng kết giờ học.
chính tả
Vẽ quê hương
I. Mục tiêu:
- Nhớ – viết lại chính xác từ “ Bút chì xanh đỏ…em tô đỏ thắm”
- Làm đúng các bài tập chính tả: Phân biệt s/x và ươn/ ương.
- Trình bày đúng đẹp như bài thơ.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Chép sẵn nội dung bài tập chính tả trên bảng.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 4 học sinh lên bảng.
- Thi tìm nhanh các từ có tiếng bắt đầu bằng s/x
- Nhận xét, cho điểm học sinh
2. Dạy – học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
2.2 Hướng dẫn viết chính tả:
a. Tìm hiểu nội dung;
- Giáo viên đọc thuộc lòng khổ thơ đoạn 1
- Theo dõi giáo viên đọc, 4 hs đọc lại.
- Bạn nhỏ vẽ những gì?
- Vẽ: làng xóm, tre, lúa, sông máng, trời mây, nhà ở, trường học.
- Vì sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê hg rất đẹp?
- Vì bạn rất yêu quê hương.
b. Yêu cầu học sinh nêu các từ khó viết.
- Làng xóm, lúa xanh, lượn quanh
- Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được.
- 3 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
c. Hướng dẫn cách trình bày
- Yêu cầu học sinh mở sgk.
- Đoạn thơ có mấy khổ thơ?
- 2 khổ thơ và 4 dòng của khổ thơ 3.
- Giữa các khổ thơ ta viết như thế nào?
- Để cách 1 cách
- Các chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?
- Viết hoa và lùi vào 3 ô cho đẹp
d. Nhớ – viết chính tả:
- Giáo viên theo dõi học sinh viết
- Học sinh tự nhớ và viết bài.
e. Soát lỗi:
- GV đọc lại đoạn thơ cho học sinh soát lỗi.
- Dùng bút chì để soát lỗi.
g. Chấm bài:
2.3 hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 2a:
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu.
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh tự làm.
- 3 hs làm trên bảng, lớp làm nháp.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết hs
- Dặn hs về nhà thuộc câu thơ trong bài tập 3.
Thứ năm ngày tháng năm 2007
luyện từ và câu
Từ ngữ về quê hương
Ôn tập câu: Ai làm gì?
I. Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ theo chủ điểm “ Quê hương”
- Ôn tập mẫu câu Ai làm gì?.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 1, viết sẵn các bài tập 2, 3
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Chữa bài tập 2, 3 của tuần 10
- 2 học sinh lên bảng làm
- Nhận xét, cho điểm học sinh
2. Dạy – học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
2.2 Mở rộng vốn từ theo chủ điểm “Quê hương”:
* Bài 1
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Treo bảng phụ cho hs đọc các TN đã cho.
- Bài yêu cầu xếp các TN đã cho thành mấy nhóm?
- 2 nhóm: nhóm chỉ sự vật ở quê hương và nhóm chỉ tình cảm đối với quê hương.
- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thi làm bài nhanh. \học sinh cùng nhóm tiếp nối nhau viết từ vào dòng thích hợp trên bảng.
- Học sinh thi tìm nhanh:
+ Nhóm 1: cây đa, dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường.
+ Nhóm 2: gắn bó, nhớ thương, yêu quý, thương yêu, bùi ngùi, tự hào.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Giúp học sinh hiểu nghĩa các từ khó. Cho học sinh nêu các từ mà các em không hiểu nghĩa, sau đó giáo viên giải thích cho học sinh hiểu.
- Mái đình, bùi ngùi, từ hào.
*Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài
- 1 học sinh đọc
- Gọi 1 học sinh khác đọc các TN trong ngoặc đơn
- 1 học sinh đọc
- Giáo viên giải nghĩa các từ: quê quán, giang sơn, nơi chôn rau cắt rốn.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- 2 đến 3 học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung
- Chữa bài: có thể thay bằng các từ: quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn.
2.3. Ôn tạp mẫu câu: Ai làm gì?
*Bài 3
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Tìm các câu văn viết theo mẫu Ai làm gì? sau đó chỉ ra bộ phận câu
TL: Ai làm gì?
- Yêu cầu học sinh đọc kĩ từng câu, gọi 2 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Học sinh làm bài vào vở.
Ai
Làm gì?
Cha
Làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân
Mẹ
đựng hạt giống…………để gieo cấy mùa sau
Chị
đan nón lá cọ……………làn cọ xuất khẩu
*Bài 4
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài:
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ để đặt câu với TN “Bác nông dân”
- 3 đến 5 học sinh tiếp nối nhau đặt câu.
-Yêu cầu học sinh tự đặt câu và viết vào vở bài tập.
- Làm bài
- Gọi 1 số học sinh đọc câu của mình trước lớp, nhận xét và cho điểm.
- Gọi 5 – 7 học sinh đọc
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học:
- Dặn học sinh về nhà tìm thêm các TN theo chủ điểm quê hương.
Tập làm văn
Nghe kể: Tôi có đọc Đâu
Nói về quê hương
I. Mục tiêu:
- Nghe và kể lại được câu chuyện: “Tôi có đọc câu”
- Theo dõi và nhận xét được lời kể của bạn.
- Nói về quê hương (Nói đơn giản, theo gợi ý)
II. Đồ dùng dạy – học:
- Viết sẵn các câu hỏi gợi ý của cả 2 bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- TB và nhận xét về bài văn viết thư cho người thân.
2. Dạy – học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
2.2 Kể chuyện
- Giáo viên kể 2 lần, sau đó lần lượt yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi gợi ý của sách giáo khoa.
- Theo dõi giáo viên kể chuyện
+ Người viết thư thấy người bên cạnh làm gỉ?
- Ghé mắt đọc trộm thư của mình.
+ Người viết thư viết thêm vào thư điều gì?
+ “Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa vì hiện đang có ngườ đọc trộm thư”
Người bên cạnh kêu lên thế nào?
+ “Không đúng! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu”.
+ Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào?
+ Người bên cạnh đọc trộm thư, bị người viết thư phát hiện liền viết cho bạn mình. Người đọc trộm vội thanh minh là mình không đọc lại càng chứng tỏ anh ta đọc trộm.
- Yêu cầu 2 hs ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe.
- Nghe và nhận xét bài kể chuyện của bạn.
- Nhận xét và cho điểm học sinh
2.3 Nói về quê hương em:
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Gọi 1,2 học sinh dựa vào gợi ý để nói trước lớp, yêu cầu học sinh phải nói thành câu.
- Một số học sinh kể về quê hương. Các học sinh khác nghe để nhận xét phần kể của bạn.
- Nhận xét và cho điểm học sinh
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Tập kể về quê hương và chuẩn bị bài sau.
Toán
Nhân số có ba chữ số với số có 1 chữ số
I. Mục tiêu:
Giúp hs:
- Biết tiến hành nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số
- áp dụng, phép nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số để giải các bài toán có liên quan.
- Củng cố các bài toán về tìm SBC
II. Đồ dùng dạy – học:
- Phấn màu, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 hs lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 8
- 2 học sinh lên bảng
- Gọi 8 học sinh lên bảng làm bài tập về nhà của tiết 54;
- Nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy – học bài mới:
2.1 Giới thiệu: Ghi đầu bài
2.2 Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ):
a. Phép nhân: 123 x 2
- Viết lên bảng phép nhân: 123 x2
- Học sinh đọc phép nhân
- Yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc
- 1 học sinh lên bảng đặt tính, lớp làm nháp: 123
x 2
- Hỏi: ta thực hiện từ đâu?
- Bắt đầu từ hàng đơn vị; sau đó đến hàng chục
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ để thực hiện phép tính trên
123 . 2 nhân 3 = 6 viết 6
x 2 . 2 nhân 2 = 4 viết 4
246 . 2 nhân 1 = 2 viết 2
Vậy: 123 x 2 = 246
b. Phép nhân 326 x 3
- Tiến hành như phép nhân 123 x 2
- Lưu ý đây là phép nhân có nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục
2.3. Luyện tập:
* Bài 1:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- 5 học sinh lên bảng làm bài, mỗi học sinh thực hiện 2 con tính, lớp làm vở
- Yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bảng trình bày 1 trong 2 con tính mà mình đã thực hiện.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh
* Bài 2:
Tiến hành như bài 1
* Bài 3:
- Gọi 1 học sinh đọc đề toán
- Yêu cầu học sinh làm bài
- 1 học sinh bảng làm, lớp làm vở bài tập
Tóm tắt:
1 chuyến: 116 người
3 chuyến: ….. người?
Giải
Cả 3 chuyến máy bay chở được là:
116 x 3 = 348 (người)
Đáp số: 348 người
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh
* Bài 4:
- Yêu cầu học sinh cả lớp tự làm
a. x : 7 = 101 b. x: 6 = 107
x = 101 x 7 x = 107 x 6
x = 707 x = 642
- VS khi tìm x trong phần a con lại tính tích 107 x 7 ?
- Vì x là SBC trong phép chia
x : 7 = 101
- Tương tự phần b
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học và yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập luyện tập thêm
thể dục
Học động tác toàn thân của bài thể dục
I. Mục tiêu:
- Ôn 5 động tác vươn thở, tay, chân và lườn và bụng của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
- Học động tác phối hợp. Yêu cầu thực hiện động cơ bản đúng.
- Chơi TC: “ Nhóm ba nhảy bảy”. Yêu cầu biết cách chơi và biết thời gian vào TC 1 cách tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Sân trường
- Phương tiện: Còi, kẻ sẵn vạch cho TC.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1-2’
- Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát: 1’
- Đứng thành vòng tròn, quay mặt vào trong và khởi động các khớp. Chơi TC “ Chui qua hầm”: 2-3’.
- Chạy chậm quanh sân: 1’.
2. Phần cơ bản:
- Ôn 5 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung: 10’
+ Ôn 5 động tác VT, T, C, L, B: 2-3 lần. Tập luyện theo 4 hàng ngang.
+ Chia tổ ôn luyện 5 động tác đã học: 6-7. GV đi đến từng tổ quan sát kết hợp sửa chữa động tác sai.
+ Cho các tổ thi đua nhau tập 5 động tác đã học: 1 lần
- Học động tác toàn thân: 6 – 8, mỗi lần 2 x 8 nhịp
+ Lần đầu giáo viên vừa làm mẫu, vừa giải thích và hô nhịp đồng thời cho học sinh tập bắt chước theo.
+ GV nhận xét , cho tập tiếp lần 2, GV vẫn làm mẫu.
- Chơi TC “ Nhóm 3 nhóm 7”: 6-7’
Yêu cầu học sinh thực hiện đúng qui định của TC và đảm bảo an toàn, vui vẻ, đoàn kết.
3. Phần kết thúc:
- Tập 1 số động tác hồi tĩnh, vỗ tay theo nhịp và hát: 2’
- GV cùng học sinh hệ thống bài: 2’
- Nhận xét giờ học: 1 – 2’
- Giao bài tập về nhà: Ôn 6 động tác thể dục đã học
File đính kèm:
- Tuan11.doc