1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :
- Chú ý các từ ngữ : lùi dần, lộ rõ, sôi nổi .
- Đọc đúng các kiểu câu : câu kể, câu hỏi .
- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật ( đám trẻ, ông cụ ).
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện ( Sừu, u sầu, nghẹn ngào )
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của cầu chuyện : Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau . Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn .
30 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 927 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3A Tuần 8 Năm học: 2006 - 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u lanh canh trên cây nêu ngày tết làm cho sân nhà bạn nhỏ ấm áp náo nức hẳn lên.
4. Luyện đọc lại
- GV chọn đọc mẫu 1 đoạn
- HS chú ý nghe
- 1HS đọc lại
- GV gọi HS thi đọc
- 2 HS thi đọc cả bài
- Lớp nhận xét - bình chọn
- GV nhận xét ghi điểm
5. Củng cố dặn dò
- Nêu nội dung chính của bài ? (1 HS)
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Đánh giá tiết học
Toán
Tiết39 : Tìm số chia
A. Mục tiêu:
Giúp HS
- Biết tìm số chia chưa biết
- Củng cố về tên gọi và quan hệ của các thành phần trong phép chia.
B. Đồ dùng dạy học
- 6 hình vuông bằng bìa
C. Các hoạt động dạy học
I. Ôn luyện : 1 HS làm BT2
1 HS làm BT3 (tiết 38)
-> Học sinh + GV nhận xét ghi điểm
II. Bài mới:
1. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS cách tìm số chia.
- HS nắm vững được cách tìm số chia và thuộc quy tắc.
- GV hướng dẫn HS lấy HV và xếp.
- GV hỏi:
- HS lấy 6 HV và xếp như hình vẽ trong SGK.
+ Có 6 hình vuông xếp đều thành 2 hàng, mỗi hàng có mấy hình vuông?
- Mỗi hàng có 3 hình vuông.
+ Em hãy nêu phép chia tương ứng?
- 6 : 2 = 3
+ Hãy nêu từng thành phần của phép tính?
- GV dùng bìa che lấp số chia nà hỏi:
+ Muốn tìm số bị chia bị che lấp ta làm như thế nào?
- HS nêu 6 là số bị chia, 2 là số chia, 3 là thương
- > ta lấy số bị chia (3) chia cho thương là (3)
+ Hãy nêu phép tính ?
- HS nêu 2 = 6: 3
- GV viết : 2 = 6 : 3
+ Vậy trong phép chia hết muốn tìm số chia ta phải làm như thế nào ?
- Ta lấy số bị chia, chia cho thương
- Nhiều HS nhắc lại qui tắc
- GV nêu bài tìm x, biết 30 : x = 5
- GV cho HS nhận xét;
+Ta phải làm gì?
- Tìm số chia x chưa biết
+ Muốn tìm số chia x chưa biết ta làm như thế nào ?
- HS nêu
- GV gọi HS lên bảng làm
- 1HS lên bảng làm
30 : x = 5
x = 30 : 5
-> GV nhận xét
x = 6
2. Hoạt động 2: Thực hành
a. Bài 1: Củng cố về các phép chia hết trong các bảng chia đã học
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1
- HS nêu yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS làm vào nháp - gọi HS nêu kết quả
- HS làm vào nháp - nêu miệng KQ
35 : 5 = 7 28 : 7 = 4 24 : 6 = 4
35 : 7 = 5 28 : 4 = 7 24 : 4 =6
…….
- Cả lớp nhận xét
-> GV nhận xét chung
b. Bài 2: Củng cố về cách tìm số bị chia
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bảng con
12 : x = 2 42 : x = 6
x = 12 : 2 x = 42 : 6
GV sửa sai cho HS
x = 6 x = 7
c. Bài 3: Củng cố về chia hết
…….
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm nháp - nêu miệng kết quả
a. Thương lớn nhất là 7
- GV nhận xét
b. Thương bé nhất là 1
III. Củng cố dặn dò:
- Nêu lại quy tắc?
- 2 HS
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
- Đánh giá tiết học.
Tự nhiên xã hội
Tiết 16: Vệ sinh thần kinh
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS có khả năng:
- Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
- Lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn ngủ, học tập và vui chơi,…một cách hợp lý.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 34, 35
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Thảo luận
* Mục tiêu: Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
* Tiến hành:
Bước1: Làm việc theo cặp
- GV nêu yêu cầu
- 2 HS quay mặt lại với nhau để thảo luận
- GV nêu câu hỏi
- Theo bạn khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi?
- Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp
- Cả lớp nhận xét
* Kết luận: Khi ngủ, cơ quan thần kinh đặc biệt là bộ phận não được nghỉ ngơi tốt nhất. Trẻ em càng nhỏ càng cần ngủ nhiều. Từ mười tuổi trở lên, mỗi người cần ngủ từ 7 - 8 giờ / 1 ngày
2. Hoạt động 2: Thực hành
Bước 1: Hướng dẫn cả lớp.
+ GV giảng: Thời gian biểu là 1 bảng trong đó có các mục
- Thời gian: Bao gồm các buổi trong ngày và các giờ trong từng buổi
- HS chú ý nghe
- Công việc và các hoạt động của cá nhân phải làm trong 1 ngày từ ngủ dạy, ăn uống…
- GV gọi HS lên điền thử vào bảng ghi (t) ?
- Vài HS lên làm
Bước 2: Làm việc cá nhân
- HS làm bài vào vở
Bước 3: Làm việc theo cặp
- HS trao đổi bài của mình với bạn bên cạnh.
Bước 4: Làm việc cả lớp
- GV gọi vài HS lên giới thiệu thời gian biểu của mình
- Vài HS giới thiệu
- GV hỏi tại sao chúng ta phải lập (t)biểu
- HS nêu
- Sinh hoạt và học tập theo (t) biểu có lợi gì ?
- HS nêu
* GV kết luận:
- Thực hiện theo theo thời gian giúp ta sinh hoạt và làm việc một cách khoa học, vừa bảo vệ được hệ thần kinh….
- GV gọi HS đọc: Mục bạn cần biết (2HS)
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Đánh giá tiết học
Thứ sáu ngày 27 tháng 10 năm 2006
Âm nhạc
Tiết 8 : Ôn tập: Bài gà gáy
I. Mục tiêu:
- Học sinh thuộc bài, biết thể hiện bài hát với tình cảm tươi vui.
- Tập hát kết hợp vận động phụ hoạ.
II. Chuẩn bị:
- GV hát chuẩn xác và truyền cảm bài hát.
- 1 số động tác để dạy múa phụ hoạ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Hoạt động 1: Ôn tập bài hát
- GV cho HS nghe băng bài hát
- HS chú ý nghe
- GV cho HS hát + gõ đệm theo nhịp
- Con gà gáy le té sáng rồi ai ơi!
- HS hát + gõ đệm theo nhịp
x x x x
- GV quan sát, sửa sai cho HS.
2. Hoạt động 2: Tập vận động phụ họa và biểu diễn bài hát.
- GV hát + múa vận động phụ hoạ
- HS quan sát + gõ đệm theo nhịp
- HS hát + múa theo GV
- GV gọi HS lên biểu diễn trước lớp
- 1 -2 nhóm HS biểu diễn trước lớp
- GV nhận xét - tuyên dương
- Cả lớp nhận xét
3. Hoạt động 3: Nghe hát
- GV cho HS nghe 1 bài hát thiếu nhi chọn lọc
- HS chú ý nghe
IV: Củng cố - dặn dò:
- Hát lại bài hát (HS)
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
- Đánh giá tiết học
Chính tả (nhớ viết)
Tiết 16 : Tiếng ru
I. Mục tiêu:
Rèn kĩ năng viết chính tả:
1. Nhớ và viết lại chính xác khổ thơ 1 và 2 của bài tiếng ru. Trình bày đúng hình thức của bài thơ viết theo thể lục bát.
2. Làm đúng bài tập tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r / gi/ d ( hoặc vần uôn/ uông) theo nghĩa đã cho.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. KTBC: GV đọc: Giặt giũ, nhàn rỗi, da dẻ ( 1 HS lên bảng viết).
GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. GTB - ghi đầu bài
2. HD học sinh nhớ viết:
a. HD chuẩn bị:
- GV đọc khổ thơ 1 và 2 của bài tiếng sau
- HS chú nghe
- 2 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ
- GV hướng dẫn HS nhận xét chính tả
- Bài thơ viết theo thể thơ gì?
- Thơ lục bát
- Cách trình bày, bài thơ lục bát
- HS nêu
- Dòng thơ nào có dấu chấm phảy? có dấu gạch nối, dấu chấm hỏi? Chấm than
- HS nêu
b. Luyện viết tiếng khó
- GV đọc: Yêu nước, đồng chí, lúa chín…
- HS luyện viết vào bảng con
- GV sửa sai cho HS
c. Viết bài
- HS nhẩm lại hai khổ thơ
- HS viết bài thơ vào vở
d. Chấm chữa bài
- HS đọc lại bài - soát lỗi
- GV thu bài chấm điểm
- GV nhận xét bài viết
3. HD làm bài tập
Bài 2 (a)
- HS nêu yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn HS làm
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm
- Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét; chốt lại lời giải đúng: Rán, dễ, giao thừa.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại ND bài ?
- 1 HS
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
- Đánh giá tiết học
Tập làm văn
Tiết 8: Kể về người hàng xóm.
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói: HS kể lại tự nhiên, chân thật về một người hàng xóm mà em quý mến.
2. Rèn kĩ năng viết: Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (từ 5 - 7 câu), diễn đạt rõ ràng.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng lớp viết 4 câu hỏi gợi ý kể về một người hàng xóm.
III. Các hoạt động dạy học
A. KTBC: - Kể lại câu chuyện : Không nỡ nhìn (2 HS)
- Nêu tính khôi hài của câu chuyện ? (1HS)
- HS + GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài
2. HD học sinh làm bài tập
a. Bài tập 1.
- 1HS đọc yêu cầu BT + gợi ý
- GV nhắc HS: SGK gợi ý cho các em 4 câu hỏi để kể về một người hàng xóm. Em có thể kể từ 5- 7 câu sát theo những gợi ý đó. Cũng có thể kể kĩ hơn, với nhiều câu hơn
- 1 HS giỏi kể mẫu 1 - 2 câu.
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm
- GV gọi HS thi kể?
- 3-4 HS thi kể
- Cả lớp nhận xét
- GV nhận xét chung
b. Bài tập 2:
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- 2 HS nêu yêu cầu BT
- GV nhắc HS: Chú ý viết giản dị, chân thật những điều em vừa kể, có thể viết 5-7 câu
- HS chú ý nghe
- 5-7 em đọc bài
- Cả lớp nhận xét – bình chọn
- GV nhận xét – kết luận – ghi điểm
3. Củng cố – dặn dò:
- GV dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
* Đánh giá tiết học
Toán
Tiết 40 : Luyện tập
A. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về: Tìm một thành phần chưa biết của phép tính; nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số, chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số; xem đồng hồ.
B. Các hoạt động dạy học:
I. Ôn luyện: - Nêu qui tắc tìm số chia ? (2 HS nêu)
- GV nhận xét ghi điểm.
II. Bài mới:
Hoạt động 1: Bài tập
1. Bài tập 1: Củng cố về cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- GV nêu cầu bài tập
- HS nêu yêu cầu bài tập
- Hãy nêu cách làm ?
- Vài HS nêu
- GV yêu cầu HS làm vào bảng con
- HS làm bảng con.
x + 12 = 36 X x 6 = 30
x = 36 –12 x = 30 : 6
-> GV nhận xét – sửa sai
x = 24 x = 5 …..
2. Bài 2:
*Củng cố về cá nhân, chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số.
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT
- HS nêu yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS làm vào bảng con
- HS làm bảng con.
a. 35 26 32 20
2 4 6 7
70 104 192 140
b. 64 2 80 4 99 3 77 7
04 32 00 20 09 33 07 11
-> GV nhận xét – sửa sai
0 0 0
3. Bài 3: Củng cố về cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- HS nêu yêu cầu bài tập – nêu cách làm
- GV yêu cầu HS làm vào vở – gọi HS đọc bài
- HS làm bài vào vở bài tập
Bài giải
Trong thùng còn lại số lít là:
36 : 3 = 12 (l)
Đáp số: 12 lít dầu
- HS nhận xét bài.
-> GV nhận xét ghi điểm
4. Bài 4: Củng cố về xem giờ
- GV gọi HS nêu yêu bài tập
- HS nêu yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS làm miệng
- HS quan sát đồng hồ sau đó trả lời. 1 giờ 25 phút
- GV gọi HS nêu kết quả
- Cả lớp nhận xét
III. Củng cố dặn dò:
- Nêu nội dung bài
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau
- Đánh giá tiết học
Sinh hoạt lớp
Nhận xét chung kết quả học tập trong tuần
File đính kèm:
- Tuan 8.doc