1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Phát âm đúng: Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, khoẻ, khuyến khích, khuỷu tay, rạng rỡ.
- Đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến.
2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu nghĩa từ mới: gà tây, bò mộng, chật vật.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền.
34 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 989 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3A Tuần 29 Năm học: 2008 - 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Lớp viết vở nháp, nhận xét.
- Quan sát, nêu quy trình viết.
- 2 HS viết bảng, lớp viết bảng con:T, Tr
+ 2HS đọc lại, lớp đọc thầm SGK.
- Bé được mẹ cho chơi đu quay, Bé ngồi vào chiếc đu hình máy bay, và trở thành phi công lái máy bay trên bầu trời.
- Chữ đầu câu.
+ Lớp đọc thầm, tập viết lỗi mình hay sai ra vở nháp.
- Chép bài vào vở.
- Soát bài vào vở.
+ Nêu yêu cầu BT, làm bài cá nhân.
- 1HS lên chữa bài.
Từ sớm, mẹ đã đánh thức cả hai chị em Tí. Hôm nay Tí sẽ cùng các bạn trong xóm tập thể dục buổi sáng sau một năm học vất vả. Bây giờ là những ngày hè thật sảng khoái.
-----------------------------------
Thứ sáu, ngày 10 tháng 4 năm 2009
Luyện Toán
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cộng các số trong phạm vi 100 000 (đặt tính và tính đúng)
- Giải bài toán có lời văn bằng 2 phép tính
- Giải bài toán về tính diện tích hình chữ nhật.
II. Chuẩn bị:
Bảng lớp vẽ hình bài 3,4.
III. Các HĐ dạy- học:
HĐ của thầy
HĐ của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng.
- Nhận xét, cho điểm HS.
B. Bài mới: GTB
HĐ1: HD học sinh làm bài tập:
Giúp HS hiểu nội dung BT.
Giúp HS làm bài.
Chấm bài.
HĐ2: Chữa bài, củng cố:
Bài1:
Củng cố cách thực hiện phép cộng trong phạm vi 100 000.
- Nhấn mạnh: Thực hiện từ trái sang phải.
Bài2: Đặt tính rồi tính:
- Gọi HS nhắc lại cách đặt tính và tính.
Bài3:
- Rèn kĩ năng tính diện tích của HCN (lấy chiều rộng nhân với chiều dài).
Bài4: Củng cố giải toán có lời văn:
Lưu ý: Phải đổi ra cùng một đơn vị đo.
Bài 5*: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài là 24m và chiều rộng bằng chiều dài. Một hình vuông có cạnh bằng chiều dài của hình chữ nhật. Tính chu vi, diện tích hai hình trên.
- Nhận xét,cho điểm HS.
C. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về luyện lại bài và chuẩn bị bài sau.
- 2HS nhắc lại.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Làm bài vào vở.
- 2HS lên bảng chữa bài. HS khác nhận xét, đối chiếu kết quả.
- 2HS lên bảng chữa bài.
- HS khác đối chiếu kết quả, bổ sung.
- 1HS lên bảng chữa bài.
- HS khác nhận xét.
Bài giải
Đổi 90mm = 9cm
Diện tích của hình chữ nhật là:
9 x 6 = 54 (cm2)
ĐS: 54 cm2
- 1HS lên bảng chữa bài
- HS khác đối chiếu, nhận xét, chọn lời giải phù hợp.
Bài giải
Quãng đường AC là:
3350 - 350 = 3000 (m)
3000m = 3km
Độ dài đoạn đường AB là:
3 + 3 = 6 (km)
Đáp số: 6km
- 1 HS khá lên bảng chữa bài
Bài giải
Chiều rộng hình chữ nhật là: 24 : 3= 8 (m)
Cạnh hình vuông là: 24: 2 = 12 (m)
Chu vi hình chữ nhật là: (24+ 8) x 2= 64 (m)
Diện tích hình chữ nhật là: 24 x 8 = 192(m2)
Chu vi hình vuông là: 12 x 4= 48 (m)
Diện tích hình vuông là: 12 x 12 = 144 (m2)
Đáp số : 64m và 192m2
48 m và 144 m2
----------------------------------------
Luyện Tập làm văn :
I. Mục đích - yêu cầu:
- Dựa vào bài làm văn tuần trước, nói, viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 6câu) kể lại trận thi đấu thể thao.
II. Đồ dùng dạy học:
- T : Bảng lớp viết 6 câu hỏi gợi ý của BT1 Tiết Tập làm văn Tuần 28
- H : VBT
II. Các HĐ dạy- học:
HĐ của thầy
HĐ của trò
A. Bài cũ
- Gọi 3HS lên bảng kể lại trận thi đấu thể thao các mà em có dịp xem.
- Nhận xét, cho điểm HS.
B. Bài mới: GTB
HĐ1 : HD làm miệng:
- Gọi HS đọc lại các câu hỏi gợi ý bài 1 tiết 28.
- GV HD :
+ Khi làm bài các em có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý và kể lại như bài tập làm văn tuần trước. Hoặc có thể kể linh hoạt, không phụ thuộc vào gợi ý.
+ Nói đủ ý, diễn đạt rõ ràng để giúp người nghe hình dung được trận đấu.
+ Viết ra giấy nháp những ý chính, từ ý chính chúng ta diễn đạt ra từng câu văn.
Yêu cầu HS trình bày.
GV theo dõi nhận xét góp ý.
HĐ2: Viết bài vào vở.
- GV HD : Dựa vào bài vừa trình bày, viết thành bài văn.
- Quan sát giúp HS viết bài đủ ý, diễn đạt rõ ràng.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Chỉnh, sửa lỗi cho HS.
- Nhận xét và cho điểm HS.
C. Củng cố, dặn dò:
- T tổng kết nội dung bài
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về làm lại bài và chuẩn bị bài sau.
- 3HS thực hiện yêu cầu.
- HS khác theo dõi, bổ sung.
- H nghe
- 1HS đọc. Cả lớp theo dõi.
- Nghe GV hướng dẫn.
- HS trình bày, các em khác nhận xét, bổ xung.
- HS làm bài.
- 7 HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- H nhắc lại nội dung bài
- H nghe
- Về nhà chuẩn bị bài sau
---------------------------------
Toán
Diện tích hình chữ nhật
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Nắm được quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết số đo hai cạnh của nó.
- Vận dụng để tính được DT một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông.
II. Đồ dùng dạy- học: Một số HCN (bằng bìa) có kích thước 3cm x 4cm, 6cm x 5cm, 20cm x 30cm.
III. Các HĐ dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Để đo diện tích của một hình ta dùng đơn vị đo là gì? (cm2).
- 1HS viết và một số HS đọc lại: cm2.
2. Dạy bài mới:
a. GTB(1').
b. Bài dạy:
HĐ của thầy
HĐ của trò
HĐ1(12'): Xây dựng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật:
- Cho HS quan sát hình đã chuẩn bị (bìa) (Hoặc sử dụng hình ở SGK).
- Cho HS đếm số ô vuông ở 2 cạnh của hình chữ nhật?
Tất cả có bao nhiêu ô vuông?
Mỗi ô vuông co diên tích là bao nhiêu?
Vậy DT hình chữ nhật là bao nhiêu?
Muốn tính DT hình chữ nhật ta làm như thế nào?
HĐ2(17'): Thực hành:
- Giúp HS làm bài tập.
Bài1: Viết vào ô trống ( theo mẫu).
H: Em có nhận xét gì về cách tính DT và tính chhu vi HCN?
Bài2: Bài giải
- GV củng cố lại cách tính DT hình chữ nhật.
Bài3: Tính DT hình chữ nhật có chiều dài 2dm, chiều rộng 9cm.
- GV yêu cầu HS nêu lại các bước làm.
Bài4:
- GV củng cố lại cách tính diện tích HCN ở các hình.
Lưu ý cho HS khi tính ABCD thì cạnh dài là 5cm (vì cạnh AM=2; MB=3cm).
+ Chấm bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò(1'):
- Nhận xét tiết học.
- Về ôn để nắm vững quy tắc để tính DT HCN.
- Quan sát hình trong SGK.
- Cạnh dài có 4 ô vuông, cạnh ngắn có 3 ô vuông.
- 4 x 3 = 12 (ô vuông).
- 1cm2.
4 x 3 = 12cm2.
- Muón tính DT HCN ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo).
- Một số HS nhắc lại.
+ Tự đọc, làm BT vào vở BT.
+ 3HS lên làm, 1 số HS nêu bài của mình.
Chiều dài
Chiều
rộng
DT hình CN
CV hình
CN
15cm
9cm
15x9=135
(cm2)
(15+9)x2
=48cm2
12cm
6cm
12x6=72
(cm2)
(12+6)x2
=36cm2
20cm
8cm
20x8=160
(cm2)
(20+8)x2
=56cm2
25cm
7cm
25x7=175
(cm2)
(25+7)x2
=64cm2
- Nêu lại 2 cách tính.
+ 1HS làm, lớp nêu bài của mình, nhận xét.
Bài giải
Diện tích nhãn vở HCN là:
8 x 5 = 40 cm2
ĐS: 40 cm2
+ 1HS lên làm, HS khác nêu bài của mình, lớp nhận xét.
Bài giải
2dm = 20cm
Diện tích HCN là:
20 x 9 = 180 (cm2)
ĐS: 180 cm2
- Nêu : B1. Đổi về cùng một đơn vị đo
B2. Tính diện tích HCN
+ 3HS lên làm, HS khác nêu kết quả, lớp nhận xét.
Bài giải
Diện tích HCN AMND là:
4 x 2 = 8 (cm2)
Diện tích HCN MBCN là:
4 x 3 = 12 (cm2)
Diện tích HCN ABCD là:
5 x 4 = 20 (cm2)
ĐS: AMND=8cm2; MBCN=12cm2
ABCD=20cm2.
+ 2HS nhắc lại cách tính DT hình chữ nhật.
--------------------------------------
Tập đọc
Bé thành phi công
I. Mục đích, yêu cầu:
2. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý phát âm đúng: Quay vòng, dưới đất, đỉnh trời, xuống ngay.
- Đọc bài với nhịp ngắn, giọng kể vui, hồn nhiên, đầy tình cảm âu yếm với bé.
2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu nghĩa từ mới: phi công, buồng lái, sân bay.
- Hiểu được trò chơi đu quay, sự thú vị của trò chơi, vui thích với những nét ngộ nghĩnh, đáng yêu và sự dũng cảm của chú phi công tí hon.
3. Học thuộc lòng một vài khổ thơ.
II. Đồ dùng dạy- học: Tranh minh hoạ bài thơ (SGK).
Tranh, ảnh chú phi công trong buồng lái.
III. Các HĐ dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ(5'): 1HS kể chuyện: Buổi học thể dục theo lời nhân vật.
2. Dạy bài mới:
a. GTB(1').
b. Bài dạy:
HĐ của thầy
HĐ của trò
HĐ1(13'): Luyện đọc:
a. GV đọc diễn cảm bài thơ: nhịp ngắn, giọng vui, hồn nhiên, đầy tình cảm âu yếm với bé.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
+ Đọc từng dòng thơ.
GV sửa lỗi phát âm cho HS.
GV hướng dẫn cho HS luyện đọc tiếng khó.
+ Đọc từng dòng thơ trước lớp:
- GV lưu ý HS đổi giọng khi đọc lời nũng nịu của bé: "Mẹ ơi, mẹ bế !"
- GV giúp HS hiểu từ: buồng lái, sân bay.
+ Đọc từng khổ thơ trong nhóm:
+ Đọc đồng thanh.
HĐ2: HD học sinhh tìm hiểu bài:
H: Bé chơi trò chơi gì?
Người như thế nào gọi là "phi công"?
- GV giảng từ "phi công".
H: Bé thấy đội bay của mình như thế nào?
Bé thấy gì khi nhìn xuống mặt đất?
Những câu thơ nào cho thấy chú bé tỏ ra rất dũng cảm?
- Lúc đầu chú tỏ ra dũng cảm vì có mẹ dưới đất đang cười với chú, nhưng sau đó chú thật sự dũng cảm vì máy bay tăng tốc bay lên cao: cuồn cuộn máy bay, ào ào gió lốc...
H: Tìm những câu thơ cho thấy chú bé rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.
Em hiểu câu thơ "Sà vào lòng mẹ/ Mẹ là sân bay" như thế nào?
HĐ3: HS học thuộc lòng khổ thơ em thích.
- GV và HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc cả bài thơ.
- Lắng nghe, quan sát tranh minh hoạ để hiểu trò chơi của bé.
- HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ.
- Tìm tiếng khó đọc.
- Đọc cá nhân, đọc ĐT thanh tiếng khó.
+ Đọc nối tiếp 6 khổ thơ trước lớp.
- Mỗi học sinh trong bàn đọc 2 khổ thơ, HS khác nghe, nhận xét.
- Lớp đọc đồng thanh toàn bài.
+ Lớp đọc thầm bài thơ.
- Bé được mẹ cho chơi đu quay, Bé ngồi vào chiếc đu hình máy bay, và trở thành phi công lái máy bay trên bầu trời.
- Người lái máy bay.
+ 1HS đọc khổ thơ 2, lớp đọc thầm.
- Đội bay quay tròn, không chen, không vượt nhau, bay hàng một và không ai là người cuối cùng.
+ 1HS đọc khổ thơ 3,4,5, lớp đọc thầm.
- Bé thấy hồ nước lùi dần, cái cây chạy ngược, ngôi nhà hiện ra...
- Thấy cảnh tượng hồ nước lùi dần...nhưng chú bé không run.
+ 1HS đọc khổ thơ 6, lớp đọc thầm.
- Máy bay lên cao, chú bé bỗng buồn ngủ. Chú đòi mẹ:"Mẹ ơi, mẹ bế!". Mẹ bế xuống ngay; Chú sà vào lòng mẹ, Mẹ là sân bay.
- Lòng mẹ ấm áp, chư là sân bay cho máy bay nghỉ ngơi, hạ cánh.
- 2HS đọc lại bài thơ.
- HS chọn khổ thơ mình thích đọc nhẩm để thuộc.
- Thi đọc thuộc theo từng khổ thơ hoặc cả bài thơ.
--------------------------------------------
Thứ ba, ngày 7 tháng 4 năm 2009
File đính kèm:
- Tuan 29.doc