A. Tập Đọc :
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm,dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .
- Hiểu ý nghĩa : Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn,dũng cảm nhận lỗi khi trót cư sử không tốt với bạn . (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B. Kể Chuyện :
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ .
9 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3A Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t động nhóm đôi kể nhau nghe.
- 5 học sinh kể nối tiếp 5 đoạn dựa 5 tranh minh họa.chọn người kể tốt
C. Củng cố dặn dò :
Em học điều gì qua chuyện ?
- Học sinh phát biểu : nhường nhịn.
Chính tả: AI CÓ LỖI ?
I. MỤC TIÊU :
- Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Tìm và viết được từ ngữ chứa tiếng có vần: uêch/ uyu (BT2). Làm đúng BT(3)a/b
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP: bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
2 học sinh lên bảng, lớp làm bảng con : ngọt ngào, ngao ngán, cái đàn, đàng hoàng, hạn hán, hạng nhất.
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị :
- Giáo viên đọc đoạn viết chính tả.
- 2 học sinh đọc lại.
- Đoạn văn nói điều gì ?
- Học sinh trả lời.
- Tìm tên riêng bài chính tả ?
- Học sinh tìm.
- Tập viết bảng con ?
- Học sinh viết bảng con : Cô-rét-ti, khuỷu tay, vác củi, can đảm.
b. Đọc cho học sinh viết bài :
- Nhắc nhở tư thế học sinh.
- Học sinh viết bài.
c. Chấm chữa bài :
- Học sinh tự chữa lỗi ghi lễ.
- Giáo viên chấm 5 bài.
3.H/ dẫn học sinh làm bài tập chính tả
a. Bài tập 2 :
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Chia 4 nhóm, chơi trò tiếp sức.
- Học sinh mỗi nhóm tiếp nối viết từ chứa tiếng có vần : uếch / uyu.
- Học sinh cuối cùng đọc kết quả.
- Lớp nhận xét. Lớp làm vở.
b. Bài tập 3 : Học sinh làm bài 3b.
- Bảng phụ, 3 học sinh lên bảng làm, đọc kết quả.
- Lớp làm nháp.
- Nhận xét - Sửa bài.
4. Củng cố dặn dò : Giáo viên nhận xét tiết học
Thứ ba ngày 1 tháng 9 năm 2009
LTVC: MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIẾU NHI
ÔN TẬP CÂU: AI LÀ GÌ ?
I. MỤC TIÊU :
- Tìm được một vài từ ngữ về trẻ em theo yêu cầu của bài tập 1.
- Tìm được các bộ phận câu trả lời: câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? Là gì ?(BT2)
- Đặt được câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm (BT 3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hai tờ phiếu khổ to nội dung bài 1.Bảng phụ bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ: 1 học sinh làm bài tập 1.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Bài tập 1 :
- 1 HS đọc yêu cầu bài, lớp theo dõi.
- Từng học sinh làm bài nháp.
- Trao đổi nhóm hoàn chỉnh bài.
- Dán bảng 2 tờ phiếu.
- Chia lớp thành 2 nhóm lên bảng thi tiếp sức. Mỗi em viết 1 từ.
- Lớp nhận xét đúng, sai ® nhóm thắng.
- GV bổ sung từ hoàn chỉnh bảng kết quả.
- Cả lớp đồng thanh.
- Viết các từ lên bảng, vở.
b. Bài tập 2 :
- 1 HS đọc yêu cầu bài.- 1 HS giải câu a
- Ai ? - Thiếu nhi. /..là gì ? Là măng non...
- Bảng phụ
- 2 học sinh lên bảng giải.
- Yêu cầu gạch dưới trả lời câu hỏi Ai ?
- Học sinh dưới lớp làm vở bài tập.
- Gạch 2 gạch -- là gì ?
- Lớp nhận xét.
- Chốt lời giải đúng.
- Lớp làm vở.
c. Bài tập 3 :
- 1 HS đọc yêu cầu.- Lớp đọc thầm.
- Khác bài tập 2 đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.
- Chốt ý đúng.
- Lớp làm nháp. Các em nối tiếp đọc câu hỏi vừa đặt cho bộ phận inđậm.
+ Cái gì là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam ?
+ Ai là những chủ nhân tương lai của Tổ quốc ?
+ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là gì ?
-Nhận xét -Làm vở bài tập.
3. Củng cố dặn dò : - Nhận xét tiết học.- Ghi nhớ từ vừa học
TẬP ĐỌC : CÔ GIÁO TÍ HON
I. MỤC TIÊU :
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung: Tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và mơ ước trở thành cô giáo.(Trả lời được các câu hỏi sgk)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tranh minh họa SGK.Bảng phụ viết đoạn luyện đọc. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh đọc bài Ai có lỗi. Kết hợp trả lời câu hỏi ở SGK
B. Dạy bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài : GV sử dụng tranh
- Học sinh theo dõi.
2. Luyện đọc :
a. Giáo viên đọc toàn bài
- HS theo dõi GV đọc, đọc thầm.
b. H/ dẫn HS luyện đọc - giải thích từ
- Đọc từng câu -GVsửa từ phát âm sai.
- HS đọc nối tiếp câu, mỗi em 1 câu.
- Đọc từng đoạn
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn (2 lần)
- Đoạn 1 : từ đầu... chào cờ.
- Ngắt câu : Nó cố... cô giáo/ khi.
- HS đọc thể hiện.
- Giải thích từ : khoan thai, cười khúc khích.
- Đoạn 2 : tiếp... vần theo.
- HS tập giải nghĩa từ.
- Ngắt câu : ... tay cầm... trâm bầu/ nhịp nhịp.
- HS đọc thể hiện.
- Giải thích từ : tỉnh khô, trâm bầu.
- Đoạn 3 : còn lại
- Giải thích từ : núng nính.
- HS tập giải nghĩa từ.
- Luyện đọc nhóm :
- Nhóm 3 em mỗi em một đoạn.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Học sinh đọc thầm đoạn 1
- Truyện có những nhân vật nào ?
- Bé, Hiển, Anh, Thanh.
- Các bạn chơi trò chơi gì ?
- Lớp học, bé đóng vai cô giáo, các em đóng vai học trò.-HSđọc thầm cả bài.
- Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu của học trò?
-Học sinh phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
4. Luyện đọc lại :
-1 HS đọc toàn bài, lớp theo dõi SG
5. Củng cố dặn dò :
- Các em có thích chơi trò chơi lớp học không ? Có thích trở thành cô giáo không ?
- HS phát biểu
- Luyện đọc thêm ở nhà.
Thứ năm ngày 3 tháng 9 năm 2009
CHÍNH TẢ: (nghe-viết) CÔ GIÁO TÍ HON
I. MỤC TIÊU:
- Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT(2) a/b
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
-2 HS lên bảng, : nguệch ngoạc, khủyu tay; vắng mặt - nói vắn tắt, cố gắng - gắn bó.
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh nghe, viết :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị :
- Giáo viên đọc đoạn văn
- 2 học sinh đọc lại, lớp đọc thầm.
- Đoạn văn có mấy câu ?
- 5 câu.
- Chữ đầu câu viết như thế nào ?
- Viết hoa chữ cái đầu.
- Chữ đầu đoạn viết như thế nào ?
- Viết lùi vào 1 chữ.
- Tìm tên riêng trong đoạn văn ?
- Bé
- Cần viết tên riêng như thế nào ?
- Viết hoa.
- 2 học sinh lên bảng viết.
- Giáo viên đọc từ khó.
- Lớp viết bảng con.
b. Đọc cho học sinh viết :
- Giáo viên đọc.
- Học sinh viết vở.
c. Chấm chữa bài :
- Học sinh chữa lỗi bằng bút chì.
- Giáo viên chấm 5 bài.
3. H/ dẫn HS làm bài tập chính tả :
* Bài 2b :
- 1HS đọc yêu cầu đề. Lớpđ.thầm.
- Gắn : gắn bó, hàn gắn, gắn kết, keo gắn.
- 1HS làm mẫu. Lớp làm theo nhóm.
- Gắng : cố gắng, gắng sức, gắng công, gắng lên.
- Đại diện nhóm dán bài bảng lớp.
- Nhận xét.
- Nặn : nặn tượng, nhào nặn, nặn óc...
- Cả lớp chữa bài.
- Nặng : nặng nề, nặng nhọc, nặng kí...
- Khăn : khó khăn, khăn tay, khăn quàng
- Khăng : khăng khít, khăng khăng, cái khăng.
4. Củng cố dặn dò
TẬP VIẾT : ÔN CHỮ HOA : Ă,Â
I. MỤC TIÊU :
- Viết đúng chữ Ă (1 dòng ), Â, L (1 dòng); viết đúng tên riêng Âu Lạc (1 dòng và câu ứng dụng): Ăn quả...mà trồng (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :- Mẫu chữ cái Ă , Â , L
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ : 1 học sinh đọc từ, câu ứng dụng tiết trước. 2 HS lên bảng viết : Vừ A Dính, Anh em..đỡ đần. Lớp viết bảng con.
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh viết chữ hoa :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Quan sát và nêu quy trình viết
HS nêu các chữ hoa trong tên riêng
- Treo bảng các chữ cái viết hoa.
- Gọi Hs nhắc l quy trình viết Ă,Â,L
- 3 học sinh nhắc lại, lớp theo dõi.
- GV viết các chữ cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc quy trình.
- HS theo dõi, quan sát GV viết.
b. Viết bảng :
- 3 học sinh lên bảng viết.
- Yêu cầu HS viết bảng.- GV sửa lỗi
- Lớp viết bảng con.
3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng :
a. Giới thiệu từ ứng dụng :
- Giáo viên giải thích từ Âu Lạc.
- 1 học sinh đọc : Âu Lạc
- Tại sao từ Âu Lạc phải viết hoa ?
- Học sinh phát biểu.
b. Quan sát và nhận xét :
- Từ ứng dụng gồm mấy chữ, là những chữ nào ?
- Từ gồm 2 chữ : Âu, Lạc
- Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Chữ Ă, có chiều cao 2,5 li, còn lại cao 1 li.
- Khoảng cách giữa các con chữ bằng chừng nào ?
- Bằng 1 con chữ O.
c. Viết bảng :
- 3 HS lên bảng viết,.ở dưới viết bảng con.
4. Hướng dẫn viết câu ứng dụng :
a. Giải thích câu ứng dụng :
- 3 học sinh đọc câu ứng dụng.
- Giải thích câu ứng dụng.
b. Quan sát và nhận xét :
- Trong câu ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Các chữ Ă, q, h, k, g, y, d cao 2,5 li; chữ t cao 1,5 li; còn lại 1 li.
c. Viết bảng :
- 3 HS lên bảng viết -.lớp viết BC.
- Giáo viên chỉnh, sửa
- Từ Ăn quả, Ăn khoai
5. Hướng dẫn học sinh viết vở :
- Học sinh xem bài mẫu
- Theo dõi học sinh viết. –chấm bài
- Học sinh viết bài.
C. Củng cố dặn dò :
- Luyện viết thêm ở nhà.
Thứ sáu ngày 4 tháng 9 năm 2009
TẬP LÀM VĂN VIẾT ĐƠN
I. MỤC TIÊU :
- Bước đầu viết được đơn xin vào ĐộiTNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn của bài Đơn xin vào Đội.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giấy rời học sinh viết đơn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra 4 - 5 học sinh viết đơn xin cấp thẻ đọc sách.
- Kiểm tra 1 học sinh nói điều hiểu biết về Đội.
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
a. Nêu lại những nội dung chính của đơn.
- 1 học sinh nêu nội dung của lá đơn.
- Lá đơn phải trình bày theo mẫu :
+ Mở đầu đơn phải viết tên Đội.
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
+ Tên của đơn : Đơn xin...
+ Tên người hoặc tổ chức nhận đơn.
+ Họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người viết đơn. Người viết là học sinh lớp nào ?
+ Trình bày lý do viết đơn.
+ Lời hứa của người viết đơn.
+ Chữ ký và họ tên người viết đơn.
- Trong nội dung trên phần nào viết không theo mẫu ? Vì sao ?
- Phần không theo mẫu là lý do viết đơn, bày tỏ nguyện vọng, lời hứa. Vì mỗi người có một lý do riêng.
b. Thực hành viết đơn :
- Học sinh viết đơn.
- Một số đọc đơn.
- Lớp nhận xét :
+ Đơn đúng mẫu không ?
+ Diễn đạt trong đơn ?
+ Lá đơn thể hiện hiểu về Đội ?
- Giáo viên chấm một số bài.
- Thu vở chấm.
3. Củng cố dặn dò :
- Đơn dùng để làm gì ? - Học sinh ghi nhớ mẫu đơn.
- Tuyên dương học sinh làm bài tốt - Giáo viên nhận xét.
File đính kèm:
- Tuan 2(2).doc