- TĐ: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật.
Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở làng quê và tình cảm thủy chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn. (Trả lời được các CH1, 2, 3, 4).
- KC: Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý.
* GDKNS: Kn tự nhận thức, Kn xác định gia trị, Kn lắng nghe tích cực
44 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3A Tuần 16 Năm 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
52 + 23 84 - 32 169- 20 +1
150 75 52 53 43 360
86 : 2 120 x 3 45 +5 +3
------------------------------------------------
Tiết 2: luyện Chính tả
tuần 16 - Tiết 1
I. Mục đích yêu cầu:
- Chép và trình bày đúng bài CT.
- Làm đúng BT(2) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy- học:Bảng viết BT1
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu :
HĐ của thầy
HĐ của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới: GTB:
HĐ1. Hướng dẫn HS nghe viết:
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị :
GV đọc đoạn chính tả lần 1.
Hỏi: Đoạn viết có mấy câu?
Những chữ nào trong đoạn viết hoa
Lời của bố viết thế nào?
Hướng dẫn H viết chữ khó.
GV hướng dẫn cách trình bày bài.
b.GV đọc cho HS viết:
-GV đọc lần 2
-GV quan sát, giúp đỡ HS viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp
-GV đọc lần 3
c. Chấm bài, chữa bài:
GV chấm bài, nhận xét
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT:
Bài tập1: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2: Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả “ Đôi Bạn”
GV và HS nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Nhắc lại HS ghi nhớ từ ngữ ở BTB.
+ 1 HS đọc lại. Lớp theo dõi SGK
6 câu
Chữ đầu đoạn, đầu câu và tên riêng chỉ người.
Viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, lùi vào 1 ô, gạch đầu dòng.
+ Đọc thầm bài viết, viết ra giấy những từ mình dễ sai.
Chép bài vào vở
Soát lỗi, chữa bài
+ 2 HS đọc yêu cầu của bài. HS làm bài cá nhân vào vở.
Mỗi câu 3 HS lên làm, Lớp nhận xét
a. Chăn trâu- châu chấu, chật trội- trật tự, chầu hẫu- ăn trầu.
b. Bảo nhau- cơn bão; vẻ- vẻ mặt; uống sữa- sửa soạn.
+ 1 HS đọc yêu cầu bài tập. HS làm bài vào vở. 1 số HS đọc bài của mình.
a. Bắt đầu bằng chữ ch: chuyện, chiến
Bắt đầu bằng tr: tranh
b.Có thanh hỏi: kể, xảy, bảo, ở, sẻ, cửa.
Có thanh ngã: Mãi, sẵn,
--------------------------------------------
Tiết 3: luyện Luyện từ và câu
tuần 15
I.Mục tiêu :
- Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta (BT1); điền đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ trống (BT2).
- Dựa theo tranh vẽ gợi ý, nói được câu có hình ảnh so sánh (BT3); điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh (BT4).
II.Đồ dùng:
T : Bảng phụ, H: vở BT
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ của thầy
HĐ của trò
A.Bài cũ: T yêu cầu H làm miệng bài1 của tuần 14
T nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới
-Giới thiệu bài:
HĐ1: Mở rộng vốn từ về các dân tộc
Bài 1:Gọi 1H đọc yêu cầu bài
-Em hiểu thế nào là DT thiểu số?
-Người DT thiểu số thường sống ở đâu trên đất nước ta?
T chia H thành 2 nhóm, yêu cầu H viết vào giấy tên các DT thiểu số nước ta mà em biết.
T gọi H nhận xét.
T nhận xét kết quả đúng.
T yêu cầu H đọc tên vừa tìm được
T yêu cầu H viết tên các DT thiểu số mà em vừa tìm được vào vở
Bài 2:T yêu cầu H đọc đề bài:
T yêu cầu H làm bài.T giúp H yếu
T yêu cầu 2H ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để KT bài cho nhau sau đó chữa bài
T yêu cầu H đọc các câu văn sau khi đã làm hoàn chỉnh
HĐ2:Luyện tập về so sánh
Bài 3:
T yêu cầu H quan sát cặp hình thứ nhất và hỏi
-Cặp này vẽ gì?
-Hãy đặt câu so sánh mặt trăng và quả bóng?
T yêu cầu H suy nghĩ để làm bài còn lại
T gọi H nối tiếp nhau đọc câu của mình
T nhận xét
Bài 4: T yêu cầu H tự đọc đề bài
T HD câu a: Muốn điền đúng các em cần nhớ lại câu ca dao nói về công cha , nghĩa mẹ đã học ở tuần trước
Câu b: Em hãy hình dung những lúc phải đi trên đường đất
Câu c: Dựa vào hình ánh so sánh mà bạn Páo đã nói trong bài tập đọc “Nhà bố ở”
T cho H làm bài vào vở.
T yêu cầu H đọc câu văn của mình sau khi đã điền từ ngữ.
T củng cố về cách dùng hình ảnh so sánh và từ dùng để so sánh.
C. Củng cố dặn dò:
Tổng kết bài.
T nhận xét tiết học.
1H lên bảng làm, lớp theo dõi nhận xét
H nghe T giới thiệu
1H đọc đầu bài, lớp đọc thầm
-Là các DT có ít người
- ... sống ở vùng cao, vùng núi
- H làm việc theo nhóm, nhóm trưởng điều khiển nhóm làm xong cử đại diện lên viết trên bảng.
- Lớp nhận xét.
- H đọc các tên vừa tìm được.
- H làm bài vào vở
- 1H đọc to, lớp đọc thầm
- 1H lên bảng làm, lớp làm vào vở
a, Bậc thang
b, Nhà rông
c, Nhà sàn
d, Chăm
- H đọc bài đã hoàn chỉnh.
- H quan sát hình vẽ và trả lời
H nêu
Trăng tròn như quả bóng.
- H làm tiếp các bài còn lại
- H đọc bài nối tiếp
Bé xinh như hoa. Bé đẹp như hoa
- H đọc đề bài
- H nghe T hướng dẫn sau đó tự làm bài vào vở BT
a, Công cha nghĩa mẹ như núi thái sơn, như nước trong nguồn.
b, Trời mưa, đường đất sét trơn như đổ mỡ.
c, ở thành phố có nhiều toà nhà cao như núi.
- H đọc câu văn mình vừa điền
- H lắng nghe và về nhà làm BT trong SGK
----------------------------------------------------------
Rút kinh nghiêm sau buổi dạy
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
----------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------
--------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1: luyện Toán
Tính giá trị của biểu thức
I. Mục tiêu:
- Biết cách tính giá trị của biểu thức có các phép cộng, trừ , nhân, chia.
- áp dụng được cách tính giá trị của biểu thức để xác định giá trị đúng, sai của biểu thức
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
HĐ của thầy
HĐ của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
GV và HS nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới: GTB:
HĐ1: Củng cố quy tắc tính giá trị của các biểu thức:
Viết biểu thức: 60 + 35 : 5
Hỏi: Trong các biểu thức này có những phép tính nào?
GV: Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước rồi mới thực hiện các phép cộng, trừ sau.
Yêu cầu H nêu cách tính giá trị của biểu thức trên.
GV viết theo HS nêu:
60 + 35 : 5 = 60 + 7= 67
- GV viết: 86 - 10 x 4
GV viết bảng theo lời của HS.
86 - 10 x 4 = 46
HĐ2: Thực hành:
Bài 1:Tính giá trị của biểu thức:
GV củng cố cách tính, thứ tự thực hiện tính.
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S.
GV củng cố cách tính giá trị biểu thức sau đó mới điền Đ, S
Bài 3: Giải toán.
GV nhận xét.
C. Củng , dặn dò:
-Yêu cầu 1H nhắc lại quy tắc tính.
-GV nhận xét tiết học.
-Học thuộc để nhớ quy tắc, làm bài VBT
1 HS thực hiện phép tính, lớp làm bảng con:
68 : 4 x 2= 17 x2 = 34
Quan sát biểu thức: 60 + 35 : 5
Phép cộng, phép chia.
Trước tiên phải tính 35 : 5 được 7 sau đó mới làm phép tính cộng (GV viết tiếp dấu =, số 60 và dấu + vào vị trí như bài học)
2 HS nêu cách tính giá trị của biểu thức này.
1HS nêu cách làm, HS làm vào vở.
Một số HS nhắc lại cách tính giá trị biểu thức : 86 - 10 x4
Một số HS đọc và cả lớp nêu lại quy tắc ở bài học
+ Làm bài vào vở và chữa bài
+ 6 HS lên làm bài, lớp nhận xét. 1 số HS nêu cách làm.
a. 253 + 10 x 4 = 253 + 40 = 293
41 x 5 - 100 = 205 - 100= 105
93 - 48 : 8 = 93 - 6 = 87
b) 500 + 9 x 7 = 500 + 63 = 563
30 x 8 + 50 = 240 + 50 = 290
69 + 20 x 4 = 69 + 80 = 149
+ 4 HS lên làm, lớp nhận xét nêu lí do điền Đ, S
37 - 5 x5= 12 Đ 13 x3 -2 =13 S
180:6+30=60 Đ 180 +30 :6=35 S
30+60 x2=150 Đ 30+60 x2=180 S
282-100:2=91 S 282-100:2=232 Đ
+ 1 HS lên làm, 1 số HS đọc bài của mình, lớp nhận xét.
Bài giải:
Số táo của cả mẹ và chị là:
60 + 35 = 95 (quả)
Mỗi hộp có số quả táo là:
95 : 5 = 19 (quả)
Đáp số: 19 quả
- HS nhắc lại quy tắc tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ nhân, chia
-----------------------------------------
Tiết 3: luyện đọc
Ba điều ước
I.Mục đích yêu cầu:
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý từ ngữ: Ngày xưa, thợ rèn, rít, lần kia, dưới biển, quý trọng, mơ ước
- Biết đọc bài với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, gây ấn tượng ở những từ gợi tả, gợi cảm.
2.Rèn kĩ năng đọc- hiểu.
-Hiểu từ: điều ước, đe.
-Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Con người chỉ thực sự sung sướng khi làm điều có ích, được mọi người quý trọng.
II. Đồ dùng dạy- học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
HĐ của thầy
A.Kiểm tra bài cũ
B.Dạy bài mới: GTB
HĐ1: Luyện đọc
a. GV đọc mẫu bài: Giọng kể nhẹ nhàng, nhấn giọng từ gợi tả, gợi cảm.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
+ Đọc từng câu.
GV sữa lỗi phát âm cho HS
+ Đọc từng đoạn trước lớp: GV chia đoạn:
Đ1: Đầu... Rít bỏ cung điện ra đi
Đ2: Lần kia... chàng vui
Đ3: Còn điều ước... về quê.
Đ4: Còn lại.
GV giúp HS hiểu từ, điều ước, cung cấm.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm:
+Đọc đồng thanh.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
Hỏi: Nêu 3 điều ước của người thợ rèn?
-Vì sao 3 điều ước được thực hiện vẫn không mang lại hạnh phúc cho chàng?
-Cuối cùng chàng hiểu điều gì mới đáng mơ ước?
Nếu có 3 điều ước, em sẽ ước gì?
GV hướng các em tới những ước mơ cao đẹp và giản dị .
Nêu nội dung bài?
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm:
GV đọc mẫu lần 2.
GV và HS nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò:
-GV củng cố, nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị cho bài tuần sau.
HĐ của trò
Lắng nghe.
Đọc nối tiếp từng câu.
-4 HS đọc 4 đoạn nối tiếp
-Đọc nối tiếp trong nhóm.
-4 nhóm đọc ĐT nối tiếp 4 đoạn
Cả lớp đọc đối thoại cả bài.
+ Đọc thầm đoạn 1, 2, 3
-Ước được làm vua, ước nhiều tiền, ước bay được như mây để bay đi đây đi đó, ngắm cảnh trên trời dưới biển.
-Rít chán làm vua chỉ ăn không ngồi rồi, nhiều tiền thì bọn buôn rình rập ăn ngủ không yên, Rít chán cả thú vui vì ngắm cảnh đẹp mãi cũng hết hứng thú.
+ 1 HS đọc đoạn 4, lớp đọc thầm.
- Làm việc có ích, sống giữa sự quý trọng của dân làng mới là điều đáng mơ ước.
-HS nêu điều ước của mình.
-Con người chỉ thực sự sung sướng khi làm điều có ích, được mọi người quý trọng.
- 2 HS đọc cả bài
-1HS nhắc lại nội dung bài.
----------------------------------------------------------------------------
Rút kinh nghiêm sau buổi dạy
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
----------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- jhdfgiaudfhaihdfuaywjdfjkaf (7).doc