A/ Tập đọc:
- Cho HS ôn lại bài Tập đọc kể chuyện: Đôi bạn .Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ ,khó khăn.
B/ Kể chuyện:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý.
8 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1015 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3A Buổi chiều Tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ bản
đội hình, đội ngũ
-------------------------------------------------------
Thứ ngày tháng 12 năm 2010.
Luyện tiếng việt:
Luyên từ và câu :Mở rộng vốn từ thành thị , nông thôn. Dấu phẩy
I/ Mục tiêu:
- Nêu được một số từ ngữ nói về chủ điểm Thành thị và Nông thôn .
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn .
II/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập :
a- Bài tập 1 : HS đọc yêu cầu bài tập :Hãy gạch dưới các từ ngữ nói về sự vật và công việc ở nông thôn trong đoạn văn sau:
Cuộc sống quê tôi gắn với cây cọ, Cha làm cho tôi chiếc shổi cọ để quét nhà, quét sân .Mẹ đựng hạt giống đầy các móm lá cọ, treo trên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ,lại biết đan cả làn cọ và mành cọ xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu , chúng tôi nhặt những trái cọ rơi đầy gốc,đem về om, ăn vừa béo vừa bùi.
- HS trao đổi theo cặp. GV mời đại diện các cặp lần lượt lên gạch chân.
- GV cùng cả lớp nhận xét kết quả đúng.
- Các từ cần gạch: quê, cây cọ, hạt giống, lá cọ ,gieo cấy, mùa, đan ,chăn trâu, trái cọ, chổi cọ, móm lá cọ, gốc cọ.
b- Bài tập 2 : HS làm bài vào vở .
- GV dán 3 băng giấy lên bảng, mời 3 HS lên thi làm đúng, làm nhanh.
- GV cùng HS nhận xét, sửa chữa.
- 3- 4 HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền đúng.
c- Bài 3 : GV dán 3 băng giấy lên bảng, mời 3 HS lên thi làm đúng, làm nhanh.
- GV cùng HS nhận xét, sửa chữa.
Nhân dân ta luôn nghi sâu lời dạy Chủ Tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia - rai hay Ê- đê, Xơ - đăng hay Ba - na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau , no đói giúp nhau.
- 3- 4 HS đọc lại đoạn văn sau khi đã điền đúng.
C/Củng cố, dặn dò:2’
- HS nhắc lại nội dung chính của tiết học.
---------------------------------------------------------------
Luyện toán :
Ôn: Tính giá trị biểu thức
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép tính cộng, phép trừ hoặc chỉ có phép nhân , chia.
- áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu( = , ).
II/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
3/ Thực hành : Bài tập : 1, 2, 3 ,4 .
- Gọi HS lần lượt đọc yêu cầu từng bài tập. GV giải thích và hướng dẫn thêm.
- HS làm bài vào vở- GVchấm 1 số bài.
* Chữa bài :
- Bài 1 : Cho HS đọc yêu cầu bài.Viết vào chỗ chấm cho thích hợp. Củng cố cách tính giá trị biểu thức ( chỉ có cộng , trừ ).
- GV viết lên bảng gọi HS lên làm bài ,cả lớp làm vào vở nháp.
- GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.
a) 103 + 20 + 5 = 123 + 5 b) 241 – 41 + 29 = 200 + 29
= 128 = 229
- Giá trị của biểu thức 103 + 20 + 5 là 128.
- Giá trị của biểu thức 241 – 41 + 29 là 229.
c) 516 – 10 + 30 = 506 + 30 d) 653 – 3 – 50 = 650 - 50
= 536 = 600
- Giá trị của biểu thức 516 – 10 + 30 là 536.
- Giá trị của biểu thức 653 – 3 -50 là 600.
- Bài 2 : Cho HS đọc yêu cầu bài.Viết vào chỗ chấm cho thích hợp. Củng cố cách tính giá trị biểu thức ( chỉ có nhân , chia ).
- GV viết lên bảng gọi HS lên làm bài ,cả lớp làm vào vở nháp.
- GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.(tương tự bài 1)
- Bài 3 : Cho Hs đọc yêu cầu bài .Củng cố cách so sánh giá trị biểu thức
- Gọi HS lên bảng làm Gv cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
> 44 : 4 x 5 > 52
< ? 41 = 68 – 20 - 7
= 47 < 80 + 8 - 40
- Bài 4 : Củng cố giải toán 2 phép tính.
- Cho HS đọc đề toán .
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cho Cả lớp giải vào vở ,gọi 1 HS lên bảng giải . GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Giải:
Hai gói mì cân nặng số ki- lô -gam là:
80 x 3 = 240 ( g )
Ba gói mì và một quả trứng cân nặng số ki-lô-gam là:
240 + 50 = 290 (g)
Đáp số : 290 g
C/Củng cố, dặn dò:2’
- Một số HS nhắc lại qui tắc vừa học.
- Nhận xét giờ học.
--------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể:
( VSCN) .Ăn uống sạch sẽ
I)Mục tiêu:
- Kiến thức: Nêu được những việc cần làm để ăn uống sạch sẽ.
- Kĩ năng: Thực hiện ăn uống sạch sẽ.
- Thái độ: - Có ý thức giữ vệ sinh ăn uống, có thói quen rửa tay trước khi ăn.
II) Hoạt động dạy học:
- Hoạt động 1:10’. Những việc cần làm để ăn sạch .
MT: Nói được những việc cần làm để ăn sạch, thực hiện rửa tay trước khi ăn.
GV chia nhóm phát tranh cho học sinh.
- Bức tranh nghĩ gì?
- Việc làm đó có tác dụng gì?
Nhóm làm việc và lên báo cáo.- GVKL: Để ăn sạch chúng ta cần phải :
-Rửa tay trước khi ăn; trước khi dọn mâm bát hoăch nấu nướng, chế biến thức ăn...
-Rửa sạch rau ,quả. Đối với một số loại quả cần gọt vỏ trước khi ăn.
-Thức ăn phải được đậy cẩn thận không để ruồi, dán, chuột,... bò hay đậu vào.
-Bát, đũa và dụng cụ nhà bếp phải sạch sẽ.
- Hoạt động 2: 10’.Những việc cần làm để uống sạch.
MT: Phân biệt được nước uống hợp vệ sinh và nước uống không hợp vệ sinh.
- Nói được những việc cần làm để uống sạch .
- Cách tiến hành.
- Kể tên nhuẽng đồ uống các em thường dùng hằng ngày và ghi mọi ý kiến ccủa các em lên bảng.
- GV cho cả lớp thảo luận.
- Theo em các loại đồ uống nào nên uống ,các loại đồ uống nào không nên uống? Vì sao?
- Nước đá như thế nào là sạch? Như thế nào là không sạch?
- các loại kem và nước mía như thế nào là hợp vệ sinh?
- GVKL: Nước uống trong mỗi gia đình cần được lấy từ nguồn nước sạch ,không bị ô nhiễm ,đun sôi để nguội .Trong trường hợp nước bị đục các gia đình cần phải lọc theo hướng dẫn của y tế và nhất thiết phải đun sôi trước khi uống.
- Bạn nào uống nước hợp vệ sinh? Tại sao?
- Bạn nào chưa uống nước hợp vệ sinh ? tại sao?
- Hoạt động 3: 10’. Lợi ích của ăn uống sạch sẽ.
- MT: Có ý thức giữ vệ sinh ăn uống.
- Cách tiến hành.
- Tại sao chúng ta cần phải ăn uống sạch sẽ?
- GVKL: Ăn uống sạch sẽ giúp chúng ta đề phòng được một số bệnh đường ruột như tiêu chảy ,giun sán....
- Hoạt động 4: 5’. Cũng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------------
Tự học:
Luyện viết bài : Anh đom đóm.
I/ mục tiêu:
- Rèn kĩ năng cho HS viết bài Anh Đom Đóm.
- Trình bày đúng bài thơ.
- Rèn kĩ năng chữ viết .
II/ Các hoạt động dạy học: 33’
1/ Giới thiệu bài.
2/ Luyện viết:
- GV đọc bài viết , 2 HS đọc lại bài viết.
- Bài thơ nói lên điều gì?
- Cho HS tìm các chữ khó có trong bài .
- Luyện viết vào giấy nháp (cả lớp )
- Gọi 2 HS lên bảng viết – GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.
- Trong bài có những chữ nào phải viết hoa?
- HS nêu cách trình bày bài viết – GV nhận xét.
- GV đọc HS viết bài- GV theo dõi uốn nắn
- Cho HS đổi chéo vở để khảo bài.
- HS nhận xét bài viết của bạn..
- GV chấm bài cho HS - nhận xét .
3/ Cũng cố - dặn dò:2’
- GV nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------
Thứ ngày tháng 12 năm 2010.
Luyện tiếng việt:
Tập viết :Ôn chữ hoa M
I/ Mục tiêu:
- Cho HS ôn viết bài chữ hoa M (1 dòng), T,B(1 dòng); viết đúng tên riêng Mạc Thị Bưởi(1 dòng) và câu ứng dụng : Một cây.......hòn núi cao(1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn viết :
a) Luyện viết chữ hoa : HS tìm các chữ hoa có trong bài : M, T , B
- HS tập viết trên bảng con.
b) Luyện viết từ ứng dụng : (tên riêng )
- HS đọc từ ứng dụng :
- HS viết bảng con. Mạc
c) Luyện viết câu ứng dụng :
- HS đoc câu ứng dụng :
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- HS tập viết trên bảng con : Một, Ba
3/ Hướng dẫn viết vào vở tập viết :
- GV nêu yêu cầu :
+ Các chữ M : 1 dòng ; chữ B, T 1 dòng
+ Viết tên riêng : 1 dòng
+ Víêt câu ứng dụng : 1 lần
- HS viết vào vở. GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
4/ Chấm , chữa bài.
C/ Củng cố, dặn dò:2’.
- Nhận xét bài viết của HS.
------------------------------------------------------
Luyện toán
Ôn: Luyện tập
I.Mục tiêu:
- Biết tính giá trị của biểu thức có dạng:Chỉ có các phép tính công, trừ.
- Chỉ có phép nhân phép chia.
- Có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
II. Hoạt động dạy- học:
1/. Giới thiệu bài.
b. GV hướng dẫn HS làm bài tập: 1, 2, 3, 4.
- HS làm bài, GV theo dõi hướng dẫn những HS còn lúng túng.
C. Chấm, chữa bài:
Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài .Tính giá trị biểu thức.củng cố tính giá trị biểu thức chỉ có các phép tính cộng trừ; chỉ có các phép tính nhân, chia.
- GV ghi bảng.
a) 87 + 92 – 32 = 179 - 32 b) 138 - 30 – 8 = 108 – 8
= 147 = 100
c) 30 x 2 : 3 = 60 : 3 d) 80 : 2 x 4 = 40 x 4
= 20 = 160
Gọi HS nêu miệng cách tính
Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài .Tính giá trị biểu thức. Củng cố tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ , nhân, chia.
- Gọi HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở.
a) 927 – 10 x 2 b) 163 + 90 : 3
c) 90 + 10 x 2 d) 106 80 : 4
- Gv cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài .Tính giá trị biểu thức. Củng cố tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ , nhân, chia.(tương tự bài 2)
Bài 4: Cho HS đọc yêu cầu bài . Nối ( theo mẫu)Mỗi số là giá trị của biểu thức nào?
- GV giải thích mẫu.
- HS chơi trò chơi: Thi nối nhanh
90 : 3 : 2 106
50 x 3 : 5 30
8 + 2 x 30 15
80 – 5 x 7 68
100 + 36 : 6 45
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
C/ Củng cố- dặn dò:2’
GV nhận xét chung giờ học.
---------------------------------------
Hoạt động tập thể:
Thi vẽ tranh: Về chú bộ đội.
I/ Mục tiêu:
- Cho HS thi vẽ tranh về chú bộ đội.
- HS biết vẽ tranh và có kĩ năng vẽ về chú bộ đội
- HS yêu thích chú bộ đội.
II/ Các hoạt động dạy học:33’
1/ Giới thiệu bài:
- Cho HS quan sát tranh (ảnh) chú bộ đội và nhận xét.
- Bức tranh (ảnh) trên vẽ về đề tài gì?
- Nêu đặc điểm ,màu sắc, hình dáng của chú bộ đội.
- Hình ảnh nào là hình ảnh chính?
- Hình ảnh nào là hình ảnh phụ?
- Có những màu sắc gì?
2/ Hướng dẫn HS cách vẽ.
- GV vẽ mẫu trên khung hình.
- HS theo giỏi.
3/ Học sinh thực hành vẽ.
- Cho các tổ thi vẽ nhóm nào vẽ nhanh , đẹp nhóm đó thắng.
- Nhận xét đánh giá.
III/ Cũng cố –dặn dò:2’
- GV nhận xét tiết học.
------------------------------------------------
File đính kèm:
- Tuan 16 buoi chieu.doc