A/ Tập đọc:
- Cho HS ôn lại Người con của Tây Nguyên .Biết thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
- Hiểu nghĩa các từ được chú giải.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống pháp.
B/ Kể chuyện:
- Kể lại được 1 đoạn của câu chuyện .
8 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3A Buổi chiều Tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hau thi đọc 3 đoạn của bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
Kể chuyện. 18’
1/ GV cho HS nêu nhiệm vụ lại:
2/ Hướng dẫn HS kể theo lời nhân vật:
- 1 HS đọc yêu cầu và đoạn mẫu.
Hỏi: Trong đoạn mẫu ở sgk, người kể nhập vai nhân vật nào để kể đoạn 1?
- GV nhắc HS chú ý khi kể chuyện.
- HS chọn vai, suy nghĩ về lời kể. Từng cặp HS tập kể.
- 3-4 HS thi kể trước lớp.
- GV cùng HS bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
C/ Củng cố, dặn dò.2’
- 1 HS nêu ý nghĩa của chuyện.
- GV nhận xét giờ học.
------------------------------------------------------
Luyện toán :
Luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
- Cho HS ôn lại cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Biết giải bài toán có lời văn ( 2 bước tính ).
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4.
II/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Thực hành : BT 1, 2, 3, 4 .
- Gọi HS đọc yêu cầu từng bài tập
- GV hướng dẫn, giải thích thêm.
- HS làm bài vào vở. GV theo dõi, chấm bài .
* Chữa bài :
a- Bài 1 :Cho HS đọc yêu cầu bài. Viết vào ô trống ( theo mẫu).
- GV giải thích mẫu.
Số lớn
12
20
30
30
56
56
Số bé
3
4
5
6
7
8
Số lớn gấp mấy lần số bé?
4
Số bé bằng một phần mấy số lớn?
1/4
- Củng cố về :
- Số lớn gấp mấy lần số bé và số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Gọi HS lên bảng điền kết quả và giải thích vì sao có kết quả đó.
b- Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cả lớp làm vào vở . Gọi 1 HS lên bảng giải, GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Giải:
Số gà mái hơn số gà trống một số lần là:
24 : 6 = 4(lần)
Vậy số gà trống bằng 1/4 số gà mái.
Đáp số: 1/4.
c- Bài 3 : Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cả lớp làm vào vở . Gọi 1 HS lên bảng giải, GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Giải:
1/8 số ô tô đã rời bến là:
40 : 8 = 5 (ô tô)
Số ô tô còn lại trong bến là:
40 – 5 = 35(ô tô)
Đáp số: 35 ô tô.
- HS đổi chéo vở để kiểm tra.
d- Bài 4 : Cho HS đọc yêu cầu bài và quan sát hình ở trong SGK.
- HS tự xếp 6 hình tam giác thành hình bên( trang 70).
C/ Củng cố- Dặn dò :2’
- GV nhận xét giờ học.
----------------------------------------------------
Thứ 4 ngày 1 tháng 12 năm 2010.
Thể dục:
Ôn bài thể dục phát triển chung - Trò chơi
“ Đua ngựa”.
--------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 2 tháng 12 năm 2010.
Luyện tiếng việt:
.Luyện từ và câu :ÔN: Mở rộng vốn từ địa phương
Dấu chấm hỏi- chấm than
I/ Mục tiêu:
- Cho HS ôn lại cách nhận biết được một số từ ngữ thường dùng ở miền Bắc,miền Nam qua bài tập phân loại,thay thế từ ngữ .
- Đặt đúng dấu câu (dấu chấm hỏi, dấu chấm than) vào chỗ trống trong đoạn văn.
II/ Hoạt động dạy và học : 33’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập :
a- Bài 1 : Gọi 1 HS đọc lại yêu cầu bài tập.
- GV giúp HS hiểu yêu cầu bài : Các từ trong mỗi cặp từ có nghĩa giống nhau.
Ví dụ : bố , ba. Nhiệm vụ của các em là đặt đúng từ vào bảng phân loại : từ nào dùng ở miền Nam, từ nào dùng ở miền Bắc.
- Một HS đọc lại các cặp từ cùng nghĩa.
- GV mời 2 HS lên bảng thi làm bài đún g, nhanh.
- Cả lớp và GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Từ dùng ở miền Bắc
Từ dùng ở miền Nam
Bố, mẹ,anh cả, quả, hoa, dứa, sắn, ngan
Ba, má,anh hai, trái, bông, thơm, khóm, mì, vịt diêm
b- Bài 2 : Một HS đọc lại yêu cầu bài tập
- HS trao đổi theo cặp và làm vào nháp.
- Gọi 1 số HS đọc kết quả trước lớp.
Ví dụ : gan chi/ gan gì ; gan rứa / gan thế ; mẹ nờ / mẹ à .....
Chờ chi/ chờ gì/, tàu bay hắn/ tàu bay nó, tui/tôi
c- Bài 3 : GV lưu ý HS điền đúng dấu câu : sau câu hỏi thì điền dấu chấm hỏi, sau câu cảm thì điền dấu chấm than.
- HS làm bài tập vào vở- GV chấm 1 số bài.
* Chữa bài : Gọi 1 HS chữa bài miệng : Đọc cả đoạn văn có cả dấu câu. HS cả lớp nhận xét - GV chốt lại lời giải đúng.
Một người kêu lên: “Cá heo!”
Anh em ùa ra vỗ tay hoan hô: “A ! Cá heo nhảy múa đẹp quá!”.
- Có đau không, chú mình ? Lần sau, khi nhảy múa, phải chú ý nhé!.
3/ Củng cố - dặn dò : 2’
- Gọi 1 số HS đọc lại bài tập 1, 2.
- GV nhận xét giờ học.
-------------------------------------------------------
Luyện toán :
Ôn: Bảng nhân 9
I/ Mục tiêu:
- Cho HS ôn lại bảng nhân 9 ,thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được phép nhân trong giải toán , biết đếm thêm 9.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4,5.
II/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Thực hành : HS làm BT 1 , 2, 3 , 4,5 .
- Gọi HS đọc yêu cầu từng bài tập - GV giải thích thêm
- HS làm bài - GV theo dõi, chấm bài.
* Chữa bài :
a- Bài 1 : Cho HS đọc yêu cầu bài .Tính nhẩm.
- HS vận dụng bảng nhân 9 để tính nhẩm.
9 x 1 = 9 9 x 3 = 27 9 x 5 = 45 9 x 7 = 63 9 x 9 = 81
9 x 2 = 18 9 x 4 = 36 9 x 6 = 54 9 x 8 = 72 9 x 10 = 90
b- Bài 2 :Cho HS đọc yêu cầu bài .Tính.
- Hướng dẫn HS tính từ trái sang phải :
Ví dụ : 9 x 2 + 47 = 18 + 47
= 65
c- Bài 3 : Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cả lớp làm vào vở . Gọi 1 HS lên bảng giải, GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Giải:
Số ghế có trong phòng là:
8 x 9 = 72 (ghế)
Đáp số: 72 ghế.
- Củng cố về giải toán ( liên quan đến bảng nhân 9)
d-Bài 4: Cho HS đọc yêu cầu bài. Đếm thêm 9 rồi viết số thích hợp vào chỗ
9
18
27
36
45
54
63
72
81
90
đ-Bài 5 :
- Cho HS đọc yêu cầu bài và quan sát hình ở VBT trang 71.
- Cho 6 hình tam giác, mỗi hình như hình sau. Hãy xếp thành hình như VBT.
C/ Củng cố- dặn dò :2’
- GV nhận xét giờ học
--------------------------------------------------
Tự học.
Luyện viết bài :Nhớ việt bắc.
I/ mục tiêu:
- Rèn kĩ năng cho HS viết bài Nhớ Việt Bắc.
- Trình bày đúng bài thơ.
- Rèn kĩ năng chữ viết .
II/ Các hoạt động dạy học: 33’
1/ Giới thiệu bài.
2/ Luyện viết:
- GV đọc bài viết , 2 HS đọc lại bài viết.
- Bài thơ nói lên điều gì?
- Cho HS tìm các chữ khó có trong bài .
- Luyện viết vào giấy nháp (cả lớp )
- Gọi 2 HS lên bảng viết – GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.
- Trong bài có những chữ nào phải viết hoa?
- HS nêu cách trình bày bài viết – GV nhận xét.
- GV đọc HS viết bài- GV theo dõi uốn nắn
- Cho HS đổi chéo vở để khảo bài.
- HS nhận xét bài viết của bạn..
- GV chấm bài cho HS - nhận xét .
3/ Cũng cố - dặn dò:2’
- GV nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 3 tháng 12 năm 2010.
Luyện tiếng việt:
Tập viết : Ôn chữ hoa I
I/ Mục tiêu:
- Cho HS ôn lại cách viết đúng chữ hoa I (1 dòng), Ô,K (1 dòng); viết đúng tên riêng Ông ích Khiêm ( 1 dòng) và câu ứng dụng :It chắt chiu ........phung phí (1 lần)bằng chữ cỡ nhỏ.
II/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn viết :
a) Luyện viết chữ hoa : HS tìm các chữ hoa có trong bài : Ô, I, K
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- HS tập viết trên bảng con.
b) Luyện viết từ ứng dụng : (tên riêng )
- HS đọc từ ứng dụng : Ông ích Khiêm.
- GV cho HS xem chữ mẫu đồng thời viết mẫu lên bảng.
- HS viết bảng con.
c) Luyện viết câu ứng dụng :
- HS đoc câu ứng dụng : ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.
- HS tập viết trên bảng con : It chắt chiu hơn nhiều phung phí.
3/ Hướng dẫn viết vào vở tập viết :
- GV nêu yêu cầu :
+ Các chữ Ô, I, K : 1 dòng
+ Viết tên riêng : Ông ích Khiêm: 1 dòng
+ Víêt câu ứng dụng : 1 lần
- HS viết vào vở. GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
4/ Chấm , chữa bài.
C/Củng cố, dặn dò: 2’
- Nhận xét bài viết của HS.
--------------------------------------------------------
Luyện toán
Ôn: Gam
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
- Cho HS ôn lại gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam và ki- lô - gam
- Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ.
- Biết tính cộng ,trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam.
- Các bài tập cần làm:Bài 1,2,3,4,5.
II/ Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập:
Bài 1:
- Cho HS đọc yêu cầu bài Số? và quan sát các tranh vẽ a,b,c.d trong VBT.
a) Hai bắp ngô cân nặng bao nhiêu gam ? (hai bắp ngô cân nặng 700 g)
- Hướng dẫn HS các bài b,c,d tương tự.
Bài 2:
- Cho HS đọc yêu cầu bài Số? và quan sát các tranh vẽ a,b trong VBT.
- Cho HS quan sát tranh vẽ quả dứa.
- Quả dứa cân nặng bao nhiêu gam?( 600 gam).
- Hộp Bộ đồ dùng cân nặng bao nhiêu gam?( 500 gam).
- Cho HS làm vào vở nháp ,kiểm tra chéo.
Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài Tính ( theo mẫu)
- GV giải thích mẫu.
- Gọi HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét kết quả.
a) Mẫu : 125g + 38g = 163g b) 18g x 2 = 36g
450g - 150g = 300 g 84g : 4 = 21g
60g - 25g + 14g = 49g
Bài 4:
- Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cả lớp làm vào vở . Gọi 1 HS lên bảng giải, GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Giải:
Số nước chứa trong chai có là:
500 – 20 = 480 (g)
Đáp số: 480g .
Bài 5: - Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cả lớp làm vào vở . Gọi 1 HS lên bảng giải, GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Giải
Bốn quyển truyện cân nặng là:
150 x 4 = 600 (g)
Đáp số: 600g
- GV chấm 1 số bài – nhận xét.
C/ Củng cố- dặn dò :2’
- GV nhận xét giờ học
--------------------------------------------------
Hoạt động tập thể.
Vệ sinh trường lớp.
I/ mục tiêu:
- HS biết làm vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Có ý thức giữ vệ sinh lớp học.
- Giáo dục học sinh biết bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp.
II/ Đồ dùng.
- Chổi, dẻ lau, sọt rác, xúc rác.
III/Các hoạt động dạy học.
A/ Bài cũ: 5’:Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B/ Bài mới: 28’
1/ Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn học sinh làm vệ sinh.
- Quét nhà dùng đến dụng cụ gì?
- Lau cửa, tủ. Cần đến dụng cụ gì?
- Nhặt rác cần đến dụng cụ gì?
+)Giáo viên chia nhóm theo dụng cụ:
- Nhóm 1: Quét nhà.
- Nhóm 2:Lau cửa, tủ, bảng.
- Nhóm 3: Nhặt rác xung quanh trường lớp.
- Các nhóm đánh giá lẫn nhau. GV tuyên dương các nhóm.
IV/ Cũng cố - dặn dò:2’.
-Vì sao cần phải vệ sinh trường , lớp?
- Muốn trường lớp sạch đẹp ta phải làm gì?
File đính kèm:
- Buoi chieu Tuan 13.doc