Giáo án Lớp 3A Buổi chiều Tuần 10

I/ Mục tiêu:

- Cho HS ôn lại Bài Giọng quê hương.

- Bộc lộ được tình cảm, thái độ từng nhân vật qua lời đối thoại .

- Tình cảm gắn bó tha thiết của các nhân vật trong truyện với quê hương.

- Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện.

- Rèn kỷ năng nghe.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ truyện.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3A Buổi chiều Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạ truyện. III/ Hoạt động dạy và học: Tập đọc: 20’ 1/ Giới thiệu bài: 2/ Luyện đọc: a- GV đọc diễn cảm toàn bài. b- GV hướng dẫn HS luyện đọc câu. - Đọc từng câu. - Đọc từng đoạn trước lớp. - HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Gọi một số HS đọc bài. GV cùng cả lớp nhận xét. - Qua câu chuyện em nghĩ gì về quê hương? 3/ Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm đoạn 2, 3. - 2 nhóm HS (mỗi nhóm 3 em) phân vai ( người dẫn chuyện, anh thanh niên, Thuyên) thi đọc đoạn 2, 3. - Một nhóm thi đọc toàn truyện theo vai. - Cả lớp bình chọn. Kể chuyện: 15’ 1/ Giáo viên nêu nhiệm vụ: 2/ Hướng dẫn HS kể lại câu truyện theo tranh. - HS quan sát tranh minh hoạ, 1 HS nêu nhanh sự việc được kể trong từng tranh ứng với từng đoạn. - Từng cặp HS nhìn tranh, tập kể 1 đoạn của truyện. - 3 HS tiếp nối nhau kể trước lớp theo tranh. - Một HS kể lại câu chuyện: + Kể trong nhóm. + Kể cá nhân. 3/ Củng cố, dặn dò: 2’ - GV nhận xét giờ học. ------------------------------------------------- Luyện toán: Ôn: Thực hành đo độ dài. I/ Mục tiêu: - Cho HS ôn lại Thực hành và đo độ dài Biết dùng thước và bút vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước. - Biết cách đo 1 độ dài, biết đọc kết quả đo. - Biết dùng mắt ước lượng độ dài 1 cách tương đối chính xác. II/ Đồ dùng dạy học: thước mét. III/ Hoạt động dạy và học: 33’ 1/ Giới thiệu bài : 2/ Hướng dẫn HS làm các bài tập: * Bài 1: Hãy vẽ các đoạn thẳng có độ dài nêu ở bảng sau. Đoạn thẳng Độ dài AB 5 cm CD 8 cm EG 1dm 2cm - HS tự vẽ được các độ dài như trong bài yêu cầu. - Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 5cm. - HS nêu cách vẽ. ( có thể nêu nhiều cách vẽ khác nhau.) Ví dụ: Tựa bút trên thước thẳng kẻ 1 đoạn thẳng bắt đầu từ vạch có ghi số 0 đến vạch có ghi số 5. Nhấc thước ra, ghi chữ A và B ở 2 đầu đoạn thẳng. Ta có đoạn thẳng AB dài 5 cm. HS tự vẽ các đoạn thẳng còn lại. * Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài . Đo độ dài đoạn thẳng rồi viết số đo thích hợp vào chỗ chấm. HS tự đo được độ dài đoạn thẳng, ghi được kết quả đo vào vở . * Bài 3: - GV hướng dẫn HS dùng mắt để ước lượng chiều dài các đồ vật. Ví dụ: Dùng 1 chiếc thước mét thẳng đứng áp sát chân tường để HS biết được độ dài 1m (hoặc độ cao) bằng ngần nào. - Sau đó hướng dẫn HS dùng mắt định ra trên bức tường những đọ dài 1m. - HS tự ước lượng độ dài vào vở. - Sau đó đo kết quả. - HS đọc ước lượng độ dài và kết quả đo được của từng đồ vật. - HS nhận xét. IV/ Cũng cố – dặn dò: 2’ - Cuối tiết học, GV tóm tắt kết quả hoạt động của HS ---------------------------------------- Thứ 4 ngày 27 tháng 10 năm 2010. Thể dục: Ôn : 4 động tác của bài thể dục phát triển chung --------------------------------------------------- Thứ 5 ngày 28 tháng 10 năm 2010. Luyện tiếng việt: Luyện từ và câu:Ôn So sánh- Dấu chấm. I/ Mục tiêu: - Tiếp tục ôn về phép so sánh. - Tập dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn. II/ Hoạt động dạy và học: 33’ 1/ Giới thiệu bài : 2/ Hướng dẫn HS làm bài tập : a) Bài tập 1 : 1 HS đọc yêu cầu bài. -Tìm từ ngữ chỉ âm thanh thích hợp để điền vào chỗ trống ở mỗi dòng sau. a) Từ xa, tiếng thác dội về như .............................. b) Tiếng chuyện trò của bầy trẻ ríu rít như............................... c) Tiếng sóng biển rì rầm như.............................. - Từng cặp HS thảo luận và trả lời câu đó : - Hướng dẫn HS cuối cùng trả lời được: - Có thể thêm các từ như. a) Như tiếng hát. b) Như tiếng chim. c) Như tiếng trò chuyện . b) Bài tập 2 : - Dùng những câu hỏi sau ( Hậu là ai? Hậu thường làm gì mỗi lần về quê ? Có lần cả buổi sáng Hâụ đã làm gì? Một lần Hâụ đã mải miết làm gì từ sáng đến chiều? ) Để ngắt đoạn sau thành 4 câu .Viết lại đoạn văn này sau khi đã ngắt câu bằng dấu chấm: Hậu là cậu em họ tôi sống ở thành phố mỗi lần về quê .Hậu rất thích đuổi bắt bướm, câu cá có khi cả buổi sáng em chạy tha thẩn trên khắp thửa ruộng của bà để đuổi theo mấy con bướm vàng , bướm nâu một lần ,em mải miết ngồi câu từ sáng đến chiều mới được một con cá to bằng bàn tay. - HS đọc thầm bài tập, sau đó tự làm bài vào vở. - Gọi một số HS đọc bài làm của mình. - Hướng dẫn HS có thể điền là: Hậu là em họ tôi . Sống ở thành phố , mỗi lần về quê, Hậu rất thích đuổi bắt bướm ,câu cá .Có khi cả buổi sáng em chạy tha thẩn trên khắp thữa ruộng của bà để đuổi theo mấy con bướm vàng, bướm nâu .Một lần , em mải miết câu từ sáng đến chiều mới được một con cá to bằng bàn tay. III/ Củng cố, dặn dò. 2’ - GV nhận xét giờ học. --------------------------------------------------------- Luyện toán. Luyện tập chung. I/ Mục tiêu: Giúp HS củng cố: - Thực hiện nhân, chia trong bảng, ngoài bảng. - Chuyển đổi, so sánh số đo độ dài. - Giải toán gấp 1 số lên nhiều lần. II/ Hoạt động dạy và học: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn luyện tập: Gọi 1-2 HS đọc yêu cầu các bài tập, GV giải thích thêm. 3/ Luyện tập: -HS làm bài tập: 1, 2, 3, 4, 5 . - GV theo dõi hướng dẫn thêm. * Chữa bài: a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài . Tính nhẩm. Gọi HS đọc kết quả. 6 x 6 = 3 6 63 : 7 = 9 7 x 5 = 35 6 x 7 = 42 7 x 7 = 49 48 : 6 = 8 35 : 7 =5 42 : 6 =7 5 x 5 = 25 49 : 7 = 7 35 : 5 = 7 42 : 7 = 6 b- Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài . Đặt tính rồi tính. - Gọi HS lên bảng thực hiện ,cả lớp làm vào vở nháp. ( Củng cố về nhân, chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số). c- Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài. Viết số thích hợp vào chỗ chấm. Ví dụ: 6m 5dm = 65dm ( nêu 6m = 60 dm + 5dm = 65 dm). 5m 12cm = 512cm. d- bài 4: Cho HS đọc đề toán. Củng cố giải toán: - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Cả lớp làm vào vở. 1 HS lên bảng giải. Giải: Buổi chiều cửa hàng bán được là: 12 x 4 = 48 (kg) Đáp số: 48 kg . e- Bài 5: Cho HS đọc yêu cầu bài và quan sát đoạn thẳng AB ở VBT. - HS vẽ vào vở. - Củng cố cách vẽ đoạn thẳng. ( HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả). 4/ Củng cố, dặn dò: 2’ - Gv nhận xét giờ học. -------------------------------------------------------- Tự học . Luyện viết bài : Vẽ Quê hương. I/ mục tiêu: - Rèn kĩ năng cho HS viết bài .Vẽ quê hương. - Trình bày đúng bài thơ. - Rèn kĩ năng chữ viết . II/ Các hoạt động dạy học: 33’ 1/ Giới thiệu bài. 2/ Luyện viết: - GV đọc bài viết , 2 HS đọc lại bài viết. - Bài thơ nói lên điều gì? - Cho HS tìm các chữ khó có trong bài . - Luyện viết vào giấy nháp (cả lớp ) - Gọi 2 HS lên bảng viết – GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng. - Trong bài có những chữ nào phải viết hoa? - HS nêu cách trình bày bài viết – GV nhận xét. - GV đọc HS viết bài- GV theo dõi uốn nắn - Cho HS đổi chéo vở để khảo bài. - HS nhận xét bài viết của bạn.. - GV chấm bài cho HS - nhận xét . 3/ Cũng cố - dặn dò:2’ - GV nhận xét tiết học. ------------------------------------------------------ Thứ 6 ngày 29 tháng 10 năm 2010. Luyện tiếng việt: Tập viết :Ôn chữ hoa G ( tiếp ) I/ Mục tiêu: - Cho HS cũng cố cách viết chữ hoa G ( Gi ) - Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng và câu ứng dụng. II/ Hoạt động dạy và học: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn HS luyện viết trên bảng con : a) Luyện viết chữ hoa : - HS tìm các chữ hoa có trong bài: Gi , Ô , - HS quan sát chữ mẫu, nêu qui trình. - GV viết mẫu , đồng thời nêu lại qui trình viết. - HS viết vào bảng con. b- Luyện viết từ ứng dụng: - HS đọc tên riêng: Ông Gióng. - GV giới thiệu về Ông Gióng. - GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ - HS tập viết trên bảng con. c- Luyện viết câu ứng dụng. - HS đọc câu ứng dụng - HS nêu các chữ viết hoa trong câu ca dao. 3/ Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết - GV nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ. + Viết chở Gi, Ô, T: Mỗi chữ 1 dòng. + Viết tên riêng: Ông Gióng: 1 dòng. + Viết câu ca dao: 1 lần. - HS viết bài vào vở. 4/ Chấm, chữa bài. 5/ Củng cố- dặn dò: 2’ - GV nhắc HS luyện viết thêm trong vở tập viết. ---------------------------------------------------------- Luyện toán. Chữa bài Kiểm tra: I/ Mục tiêu: - Cho HS chữa bài kiểm tra. - Kĩ năng nhân, chia nhâmtrong phạm vi các bảng nhân 6,7: Bảng chia 6,7. - Kĩ năng thực hiện nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số , chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số ( chia hết ở tất cả các lượt chia). - Biết so sánh hai số đo độ dài có hai tên đơn vị đo ( với một số đơn vị đo thông thường) - Đo độ dài đoạn thẳng , vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. - Kĩ năng giải toán Gấp một số lên nhiều lần , tìm một trong các phần bằng nhau của một số. II/ Hoạt động dạy và học: 1/ Giới thiệu bài. 2/ Hướng dẫn HS chữa bài kiểm tra. Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài. Tính nhẩm. ( Cũng cố cho HS nhân ,chia trong bảng 6,7). 6 x 3 = 24 : 6 = 7 x 2 = 42 : 7= 7 x 4 = 35 : 7 = 6 x 7 = 54 : 6 = 6 x 5 = 49 : 7 = 7 x 6 = 70 : 7 = Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài. Tính. - Gọi 2 HS lên bảng chữa bài cả lớp làm vào vở . 86 2 99 3 Bài3: > 2m 20cm.........2m 25cm 8m 62cm..........8m 60cm < ? 4m 50cm.........450cm 3m 5cm............300cm = 6m 60cm.........6m 6cm 1m 10cm..........110cm - Gọi 2 HS lên bảng làm. Bài 4: Chị nuôi được 12 con gà , mẹ nuôi được nhiều gấp 3 lần số gà của chị .Hỏi mẹ nuôi được bao nhiêu con gà? Giải: Mẹ nuôi được số gà là: 12 x 3 = 36 (con) Đáp số : 36 con. Bài 5: a) Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 9 cm. b) Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng AB. - Cho HS vẽ vào vở , vẽ xong đổi chéo vở để kiểm tra. 3/ Cũng cố – dặn dò. 2’ - GV nhận xét tiết học. --------------------------------------------------------- Hoạt động tập thể: Múa hát tập thể I/ mục tiêu: - Cho HS múa hát các bài hát đã học. - Rèn cho HS có kĩ năng múa thành thạo các bài hát đó. II/ Các hoạt động dạy học: 33’ - Giáo viên cho học sinh múa các bài hát đã học. - Cho cả lớp hát . - Giáo viên sửa sai cho HS (nếu có) - Cho học sinh hát kết hợp múa . - Thi đua biểu diễn giữa các tổ. - Giáo viên cùng cả lớp nhận xét lẫn nhau. - Cho tổ biễu diễn đẹp nhất lên múa trước lớp. III/ Cũng cố - dặn dò:2’ - Về nhà ôn lại các bài hát đã học. ---------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTuan 10 buoi chieu.doc
Giáo án liên quan