1. Đọc thành tiếng: - Đọcđúng :khẩn khoản, lối nào, nảy lộc, nở hoa,
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và các cụm từ.
- Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
2. Đọc- hiểu:
- Từ khó: mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã, nảy lộc.
- Nội dung: Câu chuyện ca ngợi tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con. Vì con, mẹ có thể làm tất cả.
28 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần thứ 4 chuẩn kiến thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xét.
* Kết luận: Để bảo vệ tim mạch cần:
- Sống vui vẻ, tránh xúc động mạnh hay tức giận.
- Không mặc quần áo và đi giày dép quá chật.
- ăn uống điều độ, đủ chất, không sử dụng chất kích thích.
4. Hoạt động 3: Trò chơi:Nếu ... thì.
- Học sinh tiến hành chơi:
+ Dãy 1: Nếu ăn uống vô tổ chức ...
+ Dãy 2: Thì bạn rất dễ mắc bệnh tim mạch.
D. Củng cố , dặn dò:
- Về làm bài vở bài tập.
- Thực hiện vệ sinh tuần hoàn.
Chính tả
Ông ngoại
I. Mục tiêu:
- Nghe và viết lại chính xác đoạn: “Trong cái vắng lặng ... của tôi sau này”
- Tìm được các tiếng có vần oay và làm đúng các bài tập chính tả phân biệt d/r/gi; ân/âng.
II.Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: + bảng phụ viết sẵn bài tập 3.
+ 4 tờ giấy to, bút dạ.
- Học sinh: Vở bài tập Tiếng Việt.
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy:
Hoạt động học:
A. ổn định tổ chức:
- Hát.
B. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên yêu cầu.
- 2 học sinh lên bảng viết: thửa ruộng, dạy bảo, mưa rào, giao việc.
- Lớp viết bảng con.
- Nhận xét, cho điểm.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu
- Nghe giới thiệu
2. Hướng dẫn viết chính tả:
a. Trao đổi về nội dung đoạn viết:
- Giáo viên đọc đoạn văn một lượt.
- Hai học sinh khác đọc lại, lớp theo dõi và đọc thầm.
- Khi đến trường, ông ngoại đã làm gì để cậu bé yêu trường hơn.
- Đoạn văn có hình ảnh nào đẹp mà em thích nhất?
- Dẫn cậu đi lang thang khắp các lớp học, cho cậu gõ tay vào chiếc trống trường.
- 3 học sinh trả lời theo 3 nội dung:
+ Hình ảnh ông dắt cậu đi vào các lớp.
+ Hình ảnh ông nhấc bổng cậu trên tay, cho cậu gõ vào chiếc trống trường.
+ Hình ảnh cậu bé ghi nhớ mãi tiếng trống.
b. Hướng dẫn trình bày:
- Đoạn văn có mấy câu?
- Đoạn văn có 3câu.
- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa, vì sao?
- Học sinh nêu
- Câu đầu đoạn văn viết thế nào?
- Câu đầu đoạn văn viết lùi vào 1 ô.
c. Hướng dẫn viết từ khó:
- Giáo viên đọc các từ khó.
- Học sinh viết :Vắng lặng, lang thang, căn lớp, loang lổ, trong trẻo.
- Học sinh đọc lại các từ.
- Giáo viên theo dõi và chỉnh sửa lỗi.
d. Viết chính tả:
- Giáo viên đọc.
- Học sinh nghe đọc đoạn văn viết bài
e. Soát lỗi:
- Giáo viên đọc lại.
- Học sinh soát lỗi.
g. Chấm bài:
- Thu 10 vở chấm, nhận xét.
- Thu tiếp các vở còn lại sau chấm nốt.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2: - Giáo viên yêu cầu.
- Giáo viên phát giấy, bút dạ cho từng nhóm.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 3a: - Giáo viên yêu cầu.
- 1 học sinh đọc lại đề bài và mẫu.
- Học sinh tìm từ có vần oay: Xoay, nước xoáy, khoáy, ngoáy, ngúng ngoảy, tí toáy, loay hoay, hí hoáy, nhoay nhoáy, ngọ ngoạy, ngó ngoáy..
- Học sinh đọc lại.
- 1 học sinh đọc lại đề bài
- Học sinh làm bảng lớp, lớp làm vở
* Đáp án: Giúp, dữ, ra.
D. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về ghi nhớ các từ tìm được.
- Học sinh viết xấu,sai từ (3 lỗi trở lên) về nhà viết lại.
Tập làm văn
Nghe - kể: Dại gì mà đổi
Điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục tiêu:
- Nghe và kể lại được câu chuyện: “Dại gì mà đổi”. Kể đúng nội dung,tự nhiên, có điệu bộ và cử chỉ thoải mái khi kể.
- Điền đúng các nội dung cần điền vào mẫu điện báo.
II.Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ câu chuyện
- Học sinh: Vở bài tập Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy:
Hoạt động học:
A. ổn định tổ chức:
- Hát.
B. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên yêu cầu.
- Trả bài: “ Đơn xin nghỉ học”
- 2 học sinh lên bảng kể về gia đình mình với người bạn mới quen
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học, ghi bảng.
- Nghe giới thiệu
2. Nghe và kể lại câu chuyện: “ Dại gì mà đổi”
- Giáo viên yêu cầu.
- Học sinh đọc yêu cầu bài 1, lớp đọc thầm.
- Giáo viên kể lại câu chuyện 2 lần.
+ Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé?
- Vì cậu bé rất nghịch ngợm.
+ Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?
- Cậu bé trả lời mẹ: “Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu”.
+ Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?
- Vì cậu bé cho rằng chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan để lấy một đứa con nghịch ngợm.
- Giáo viên yêu cầu.
- 1 học sinh khá kể lại câu chuyện.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Chia học sinh thành nhóm 4 học sinh.
- Các học sinh thi kể chuyện theo nhóm.
- Tổ chức thi kể.
- 4 đến 5 học sinh tham gia thi kể.
- Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
- Nhận xét phần thi kể của học sinh.
- Em thấy câu chuyện này buồn cười ở điểm nào?
- Buồn cười ở điểm là 1 cậu bé 4 tuổi cho rằng chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan để lấy một đứa con nghịch ngợm.
2. Viết điện báo:
- Học sinh đọc yêu cầu bài 2.
- Vì sao em cần gửi điện báo về cho gia đình?
- Vì em đi chơi xa, khi đến nơi em cần gửi điện báo về cho gia đình để người thân trong gia đình biết tin và không lo lắng.
- Bài tập yêu cầu em cần viết những nội dung gì trong điện báo?
- Viết tên, địa chỉ của người gửi, người nhận và nội dung bức điện.
- Người nhận điện ở đây là ai?
- Là gia đình em.
- Khi viết địa chỉ người nhận, chúng ta cần lưu ý điều gì để bức điện đến tay người nhận?
- Viết rõ tên và địa chỉ thật chính xác.
- 1 vài học sinh nói địa chỉ người nhận trước lớp.
- Phần nội dung nên ghi ngắn gọn, rõ ràng.
- 1 vài học sinh nói phần nội dung: Con đã đến nơi an toàn…
- Phần cuối là họ tên, địa chỉ của người nhận. Phần này không chuyển đi nên không tính cước...
- Giáo viên yêu cầu.
- Học sinh làm miệng trước lớp hoàn chỉnh bức điện.
- Nhận xét- chấm một số bài.
D. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về ghi nhớ cách viết điện báo. Trả lời câu hỏi bài 1 trong vở bài tập.
- Chuẩn bị bài sau.
Toán
Nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (Không nhớ)
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết thực hành nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số( Không nhớ)
- áp dụng phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số để giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
Phấn màu, bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy:
Hoạt động học:
A. ổn định tổ chức:
- Hát.
B. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên yêu cầu.
- 2 học sinh lên bảng đọc thuộc bảng nhân 6.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học, ghi bảng.
- Nghe giới thiệu
2. Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số (không nhớ)
Phép nhân: 12 x 3 =
- Giáo viên ghi bảng: 12 x 3 =
- Học sinh đọc phép nhân.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ, tìm kết quả của phép nhân.
- Học sinh chuyển thành tổng để tính: 12 + 12 + 12 = 36
- 1 học sinh đặt tính theo cột dọc, lớp làm nháp.
- Khi thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện tính từ đâu?
- Tính từ hàng đơn vị sau đó mới tính đến hàng chục.
- Học sinh thực hiện, 1 học sinh nêu cách tính.
- Nhận xét, nêu lại cách tính.
- Vài học sinh đọc lại.
3. Luyện tập thực hành:
Bài 1:
- Giáo viên yêu cầu.
- Học sinh tự làm bài.
- 5 học sinh thực hiện trên bảng lớp, lớp làm vở bài tập.
- Mỗi học sinh trình bày cách tính một phép tính.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- Học sinh nêu.
- Học sinh tự làm bài, đổi vở để kiểm tra.
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên chữa bài, nhận xét.
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- 1 học sinh đọc.
- Có tất cả mấy hộp bút màu?
- Có 4 hộp bút màu.
- Mỗi hộp có mấy bút màu?
- Mỗi hộp có 12 bút.
- Bài toán yêu cầu gì?
- Tính số bút màu trong cả 4 hộp.
- 1 học sinh làm bài, lớp làm vở.
Bài giải
Số bút màu có trong bốn hộp là
12 x 4 = 48 ( cái )
Đáp số : 48 cái bút
- Nhận xét, cho điểm.
D. Củng cố, dặn dò:
- Học sinh chơi trò chơi: “ Ai nhanh ai đúng” ( làm 1 số phép tính)
- Nhận xét tiết học.
- Làm bài tập về nhà, chuẩn bị bài sau.
Thể dục
Tiết 8:Đi vượt chướng ngại vật. Trò chơi: “ Thi xếp hàng”
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi theo vạch kẻ thẳng. Yêu cầu học sinh thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
- Học đi vượt chướng ngại vật thấp. Yêu cầu biết cách thực hiện và thực hiện động tác ở mức cơ bản đúng.
- Học trò chơi: Thi xếp hàng . Yêu cầu biết cách chơi và biết tham gia chơi một cách chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm:Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Chuẩn bị sẵn các khu vực cho lớp tập luyện theo tổ.
- Phương tiện: còi, kẻ sân cho chơi trò chơi.
IIINội dung và phương pháp:
Phần
Nội dung
Đ. lượng
Số Thời lần gian
Phương pháp
Mở đầu
- Giáo viên yêu cầu cán bộ lớp tập hợp lớp.
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp .
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên sân.
* Chơi trò chơi: Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau.
1 1’
1 1’
1 1’
1 1’
2-3 1’
- Cán bộ lớp tập hợp lớp theo 4 hàng dọc.
- Theo 4 hàng ngang.
- Theo 4 hàng dọc.
- Theo 1 hàng dọc.
Cơ bản
* Ôn tập: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi theo vạch kẻ thẳng.
* Học động tác: Đi vượt chướng ngại vật thấp.
- Giáo viên nêu tên động tác, làm mẫu kết hợp giải thích động tác.
- Khẩu lệnh: “Vào chỗ, bắt đầu” - “Thôi”
- Giáo viên uốn nắn, sửa chữa.
* Trò chơi: Thi xếp hàng
- Giáo viên nêu tên trò chơi
- Giáo viên hướng dẫn nội dung trò chơi và cách chơi.
8 12’
2-3 4’
2-3 10’
2-3 7’
- Giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện theo 4 hàng dọc, ngang.
+ Lần 1-3 : Giáo viên hướng dẫn học sinh tập.
+ Lần 4 – 6: Chia tổ tập luyện. Học sinh trong tổ thay nhau làm chỉ huy.
+ Lần 7, 8:Thi đua giữa các tổ (tổ nào thua sẽ phải nắm tay nhau, vừa đi vừa hát quanh lớp)
- Lần 1: Học sinh Làm thử.
- Lần 2: Các tổ lần lượt thực hiện theo hàng ngang.
Sau khi thuần thục cho học sinh luyện tập theo hàng dọc.
- Học sinh tiến hành chơi.
- Lần cuối thi đua giữa các tổ.
Kết thúc
- Đi chậm theo vòng tròn vỗ tay và hát.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
- Về nhà: Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật thấp.
1 2’
1 1’
1
- Theo vòng tròn.
- Theo 4 hàng ngang.
- Ôn luyện ở nhà.
File đính kèm:
- Tuan4.doc