Giáo án Lớp 3 Tuần 7 Năm học: 2013 - 2014 Trường T’H Nguyễn Văn Trỗi

2.Bài mới (30’)

 Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Giáo viên giới thiệu bài mới và ghi tựa đề lên bảng.

 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thành lập bảng nhân 7

- GV gắn một tấm bìa có 7 hình tròn lên bảng và hỏi: Có mấy hình tròn?

- 7 hình tròn được lấy mấy lần?

 

doc34 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 7 Năm học: 2013 - 2014 Trường T’H Nguyễn Văn Trỗi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ta học và ghi nhớ. - HS chú ý. - HS chú ý. - HS chuẩn bị. ----------------š&›----------------- CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN ----------------š&›----------------- Thứ ba ngày 8 tháng 10 năm 2013 TOÁN Tiết 35: Bảng chia 7 I. Mục tiêu - Bước đầu thuộc bảng chia 7. - Vận dụng được phép chia 7 trong giải toán có lời văn (có một phép chia 7). II. Chuẩn bị - GV: SGK. - HS: SGK, vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1.Bài cũ (4’) - GV gọi 7 HS lên đọc bảng nhân 7 - Nhận xét, ghi điểm HS. 2.Bài mới: (30’) v Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài “Bảng chia 7”. v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thành lập bảng chia 7. - GV gắn một tấm bìa có 7 chấm tròn lên bảng và hỏi: Vậy 7 lấy 1 lần được mấy? - Hãy viết phép tính tương ứng với “7 được lấy 1 lần bằng 7” - 7 chấm tròn trên mấy tấm bìa? - Hãy nêu phép tính để tìm số tấm bìa. - GV viết lên bảng: 7 : 7 = 1 - Gọi HS đọc phép lại phép chia. ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ - GV gắn lên bảng hai tấm bìa và nêu bài toán “Mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Hỏi 2 tấm bìa như thế có tất cả bao nhiêu chấm tròn?”. - Trên tất cả các tấm bìa có 14 chấm tròn, biết mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa? - Hãy lập phép tính . - Vậy 14 : 7 bằng mấy? - GV viết lên bảng phép tính : 14 : 7 = 2. ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ ˜ - Giáo viên gắn lên bảng 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn, vậy 3 tấm bìa có mấy chấm tròn? - 21 chấm tròn trên mấy tấm bìa? - Vậy 21 chia 7 bằng mấy? - Em hãy nêu phép tính? - GV yêu cầu cả lớp nhìn bảng đọc bảng chia 7. HS tự học thuộc bảng chia 7 - Tổ chức cho HS thi học thuộc lòng. v Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành Bài 1: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - GV yêu cầu HS tự làm. - GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bài của nhau. - GV nhận xét, đánh giá. Bài 2: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài. - GV yêu cầu HS tự làm bài. Bốn bạn lên bảng giải. - GV hỏi: Khi đã biết 7 x 5 = 35, có thể ghi ngay kết quả của 35 : 7 và 35 : 5 không? Vì sao? - GV nhận xét, đánh giá. Bài 3: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề bài. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi. + Bài toán cho biết những gì? + Bài toán hỏi gì? Tóm tắt: 7 hàng: 56 HS 1 hàng: ….? HS - GV yêu cầu HS suy nghĩ và giải bài toán. - Một em lên bảng giải. - GV chốt kết quả, yêu cầu HS đối chiếu chữa bài. Bài 4: - GV yêu cầu HS đọc đề bài - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở . Tóm tắt: 7 hàng: 56 HS 1 hàng: …..? HS - Giáo viên chấm bài nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố - Dặn dò (4’) - Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn học sinh chuẩn bị bài “Luyện tập” - 7 Học sinh làm lên đọc bảng nhân 7. - HS chú ý. - Nghe và nhắc lại tên bài. - HS quan sát hoạt động của GV và trả lời: 7 lấy một lần được 7. - Phép tính: 7 Í 1 = 7. - 1 tấm bìa. - Phép tính: 7 : 7= 1. - HS quan sát. - HS đọc phép chia. - HS chú ý, quan sát. - 7Í2 bằng 14 (Có 14 chấm tròn.) - Có 2 tấm bìa. - Phép tính : 14 : 7 = 2 - Bằng 2. - Học sinh đọc: 14 : 7 = 2 - 3 tấm bìa có tất cả 21 chấm tròn.Tức là 7Í3 - Trên 3 tấm bìa. - 21 chia 7 bằng 3 - Phép tính: 21 : 7 = 3 - HS đọc lại. - HS đọc bảng chia 7 và học thuộc lòng. - HS thi đua học thuộc lòng. - HS đọc yêu cầu đề bài. - Học sinh tự giải. - HS kiểm tra bài cho nhau. - Làm bài và nối tiếp nhau nêu kết quả. 28 : 7 = 4 56 : 7 = 8 7 : 7 = 1 14 : 7 = 2 35 : 7 = 5 42: 7 = 6 49 : 7 = 7 21 : 7 = 3 42: 6 = 7 70 :7 = 10 63 : 7 = 9 0 : 7 = 0 - HS chú ý. - HS đọc yêu cầu đề bài. - Học sinh tự giải. 4 HS lên bảng giải. 7Í 5 = 35 7Í 6 = 42 7Í 2 = 14 35 : 7 = 5 42 : 7 = 6 14 : 7 = 2 35 : 5 = 7 42 : 6 = 7 14 : 2 = 7 7Í 4 = 28 28 : 7 = 4 28 : 4 = 7 - Chúng ta có thể ghi ngay, vì lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia. - HS chú ý. - HS đọc yêu cầu đề bài. - HS thảo luận nhóm đôi. - Có 56 học sinh xếp thành 7 hàng. - Mỗi hàng có bao nhiêu học sinh? - HS tự làm bài. - Một HS lên bảng làm. Bài giải: Mỗi hàng có số học sinh là: 56 : 7 = 8 (học sinh) Đáp số : 8 học sinh. - HS chú ý, làm theo YC của GV. - HS đọc đề bài. - HS tự giải. Một em lên bảng làm. Bài giải: Số hàng xếp được là: 56 : 7 = 8 (hàng) Đáp số : 8 hàng. - HS nhận xét. - HS chú ý. - HS chú ý. - HS chuẩn bị. ----------------š&›----------------- ANH VĂN (Giáo viên bộ môn soạn) ----------------š&›----------------- TẬP LÀM VĂN Tiết 7: Nghe – kể: Không nỡ nhìn. Tập tổ chức cuộc họp I. Mục tiêu - Nghe - kể lại một câu chuyện, không nỡ nhìn (BT1). - Bước đầu biết cùng các bạn tổ chức cuộc họp trao đổi về một vấn đề liên quan tới trách nhiệm của học sinh trong cộng đồng hoặc một vấn đề đơn giản do giáo viên gợi ý (BT2). II. Chuẩn bị - GV: Sgk. - HS: Sgk, Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Bài cũ (4’) - GV YC 3 HS lên bảng Kể về buổi đầu mình đi học. - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới (30’) v Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng. v Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: - GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - GV yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh họa. - GV kể chuyện lần 1. Không nỡ nhìn Trên một chuyến xe buýt đông người, có một anh thanh niên đang ngồi cứ lấy hai tay ôm mặt. Một bà cụ ngồi bên thấy thế bèn hỏi: - Cháu nhức đầu à ? Có cần xoa dầu không ? Anh thanh niên nói nhỏ: - Không ạ. Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng. Theo Tiếng cười tuổi học trò - GV hướng dẫn hiểu nội dung truyện: + Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt? + Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì? + Anh trả lời thế nào? - GV kể lần hai. - GV mời 1 HS khá kể lại. - Yêu cầu HS luyện kể trong nhóm. - GV mời 3 – 4 HS thi kể trước lớp. - GV nhận xét, công bố bạn nào kể hay. + Em có nhận xét gì về anh thanh niên trong câu chuyện trên? - Nhận xét, kết luận: Anh thanh niên trong câu chuyện thật đáng chê cười. Trên xe buýt đông người, anh không biết nhường chỗ cho cụ già và phụ nữ lại còn che mặt và trả lời rằng không nỡ nhìn cụ già và phụ nữ phải đứng. Khi tham gia sinh hoạt ở những nơi công cộng, các em cần tôn trọng nội quy chung và biết nhường chỗ, nhường đường cho các cụ già, em nhỏ, phụ nữ, người tàn tật,… Đó là những cử chỉ văn minh ai cũng nên làm. 3. Củng cố - Dặn dò: (4’) - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học . - Dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau. - 3 HS lên bảng kể về gia đình mình. - HS chú ý. - Vài em nhắc lại tên bài. - HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo: Nghe và kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn. - Học sinh quan sát tranh, nêu nội dung tranh minh hoạ. - HS lắng nghe. - Anh ngồi hai tay ôm mặt. - Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không? - Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng. - HS lắng nghe. - 1 HS kể lại. Lớp nhận xét. - Từng cặp HS kể luyện kể lại câu chuyện. - 3 – 4 HS thi kể trước lớp. - HS nhận xét. - Trả lời theo suy nghĩ. - HS lắng nghe, ghi nhớ. - HS chú ý. - HS chuẩn bị. ----------------š&›----------------- THỦ CÔNG Tiết 7: Gấp, cắt, dán bông hoa (tiết 1) I. Mục tiêu - HS biết ứng dụng cách gấp cắt ngôi sao 5 cánh để cắt được bông hoa 5 cánh. - Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa 4 cánh, 8 cánh. - Gấp, cắt, dán được bông hoa 4 cánh, 5 cánh, 8 cánh đúng quy trình kĩ thuật. - Hứng thú đối với giờ học gấp, cắt, dán. II. Chuẩn bị - GV: Mẫu bông hoa 5 cánh kích thước lớn, giấy màu, kéo, thước, bút, hồ dán. Bảng quy trình gấp, cắt bông hoa 5 cánh. - HS: Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Bài cũ (4’) - GV gọi 3 HS lên đọc quy trình gấp ngôi sao năm cánh, và lá cờ đỏ sao vàng. - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới (30’) v Hoạt động 1: Giới thiệu Bài học hôm nay chúng ta sẽ học về cách gấp, cắt, dán bông hoa 5 cánh nhé! v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - GV giới thiệu mẫu một số bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh được làm từ giấy. + Các bông hoa có màu sắc như thế nào? + Các cánh hoa của bông hoa có giống nhau không? - GV yêu cầu HS nhớ lại bài học trước để trả lời câu hỏi: + Có thể áp dụng cách gấp, cắt ngôi sao để gấp, cắt bông hoa 5 cánh không? v Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS làm mẫu. a. Gấp, cắt bông hoa 5 cánh - GV mời 1 HS thực hiện các thao tác gấp, cắt ngôi sao 5 cánh và nhận xét. - GV hướng dẫn HS. - GV mở rộng: Tùy theo cách vẽ và cắt lượn theo đường cong ta sẽ có các cánh hoa có hình dạng khác nhau (H.3). b. Gấp, cắt bông hoa 4 cánh, 5 cánh. - GV hướng dẫn HS - Đối với bông hoa 8 cánh: Gấp đôi hình 5b đựơc 16 phần bằng nhau (H.6a). Sau đó cắt lượn theo đường cong. c. Dán các hình bông hoa. - GV hướng dẫn HS - GV gọi 2 HS thực hiện lại các thao tác gấp, cắt bông hoa 4 cánh, 5 cánh, 8 cánh. - Hướng dẫn HS dán các hình bông hoa. | { 3. Củng cố - Dặn dò: (4’) - Dặn học sinh về nhà tập làm lại. - Dặn học sinh chuẩn bị bài “Gấp, cắt dán bông hoa tiết 2” - Dặn HS vứt rác đúng nơi quy định. - 3 HS lên bảng đọc quy trình gấp ngôi sao năm cánh, và lá cờ đỏ sao vàng. - HS chú ý. - HS chú ý, nhắc lại tựa bài. - Học sinh quan sát và nhận xét. - HS trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe. - HS trả lời câu hỏi. - HS thực hành các thao tác gấp, cắt ngôi sao 5 cánh. - Cắt tờ giấy hình vuông có cạnh là 6 ô. - Gấp giấy để cắt bông hoa 5 cánh. - Vẽ đường cong như hình (H.1). - Dùng kéo cắt lượn theo đường cong để được bông hoa 5 cánh, cắt lượn vào sát góc nhọn để làm nhụy (H.2) - HS quan sát. - Cắt các tờ giấy hình vuông. - Gấp tờ giấy làm 4 phần bằng nhau (H.5a), tiếp tục gấp đôi ta đựơc 8 phần bằng nhau (H.5b). - Vẽ đường cong. - Dùng kéo cắt theo đường cong ta được hình (H.5c) - Học sinh quan sát, nhận xét. - Bố trí các bông hoa vừa cắt vào các vị trí thích hợp trên giấy trắng. - Nhấc từng bông hoa, lật mặt sau để bôi hồ và dán đúng các vị trí . - Vẽ thêm cành lá để trang trí tạo thành bó hoa, lọ hoa, giỏ hoa (H.7). - HS thực hiện. - HS chuẩn bị. - HS thực hiện. ----------------š&›-----------------

File đính kèm:

  • docGA TUAN 7.doc
Giáo án liên quan