I. Mục tiêu:
- Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
- Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Với học sinh khá, giỏi biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng của minh.
II. Đồ dùng dạy học: VBT Đạo đức;Các bài thơ, bài hát. các câu chuyện về chủ đề gia đình, Các tấm bìa mà đỏ, xanh , trắng .
26 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1017 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 7 Năm học 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh. Các cánh của mỗi cánh hoa đều nhau.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu các bông hoa 5, 8, 4 cánh gấp cắt sẵn bằng giấy màu có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát được.
- Tranh quy trình gấp, cắt, dán các bông hoa.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:
- Cho quan sát mẫu một số bông hoa 4 cánh , 8 cánh 5 cánh gấp sẵn và hỏi :
+ Các bông hoa này có đặc điểm và hình dạng như thế nào?
+ Ta có thể áp dụng cách gấp cắt dán ngôi sao 5 cánh để gấp cắt các bông hoa không?
- GV liên hệ: Trong thực tế cuộc sống có rất nhiều loại hoa với các hình dạng cánh hoa khác nhau.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu (treo tranh).
Bước 1: Gấp, cắt, dán bông hoa năm cánh.
- Gọi 1HS lên bảng thực hiện các thao tác gấp, cắt ngôi sao 5 cánh.
- Hướng dẫn HS gấp, cắt, dán bông hoa 5 cánh.
+ Cắt tờ giấy hình vuông có cạnh là 6 ô.
+ Gấp giấy để cắt bông hoa 5 cánh: như gấp cắt ngôi sao.
+ Vẽ đường cong (như tranh quy trình).
+ Cắt theo đường cong để được bông hoa 5 cánh.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh gấp, cắt bông hoa 4 cánh, 8 cánh.
+ Cắt các tờ giấy HV có kích thước khác nhau.
+ Gấp tờ giấy HV làm 4 phần bằng nhau, gấp đôi lại.
+ Vẽ đường cong rồi cắt theo đường cong ta được bông hoa 4 cánh.
+ Cắt bông hoa 8 cánh: Gấp đôi hình để cắt bông hoa 4 cánh rồi cắt theo đường cong ta được bông hoa 8 cánh.
Bước 3: Hướng dẫn HS dán các hình bông hoa.
- Bố trí các bông hoa vừa cắt vào các vị trí thích hợp trên tờ giấy trắng rồi nhấc từng bông hoa, bôi hồ, dán vào đúng vị trí đã định. Vẽ thêm cành , lá...
- Gọi 3HS lên bảng thực hiện thao tác gấp, cắt, dán các bông hoa 4, 8 và 5 cánh.
- Cho học sinh tập gấp bằng giấy nháp .
3. Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh thu dọn đồ dùng.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn về nhà tập cắt các bông hoa.
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài .
- Lớp tiến hành quan sát mẫu và nêu nhận xét:
+ Bông hoa có thể có 4 , 5 hoặc 8 cánh. Các cánh hoa giống ngôi sao vàng có 5 cánh đều bằng nhau và hơi bầu.
- Lắng nghe giáo viên để nắm được đặc điểm của bông hoa cắt dán với bông hoa thật
- Lớp quan sát một học sinh lên chọn và gấp cắt để được một tờ giấy hình vuông như đã học lớp 2
- Quan sát giáo viên hướng dẫn cách gấp tờ giấy hình vuông thành 4 phần bằng nhau theo đường chéo qua từng bước cụ thể .
- Tiếp tục quan sát giáo viên để nắm được cách gấp qua các bước 4b để có được một bông hoa 4 cánh và 8 cánh.
- 3 em nhắc lên bảng thực hiện cách gấp cắt các bông hoa có 4 , 8 và 5 cánh .
- Cả lớp tập cắt trên giấy nháp.
- Thu dọn đồ dùng học tập.
- Chuẩn bị dụng cụ cho đầy đủ để tiết sau thực hành gấp cắt dán các bông hoa.
Thứ sáu, ngày 4 tháng 10 .năm 2013
Tiết 7: TẬP LÀM VĂN
NGHE KỂ: KHÔNG NỞ NHÌN – TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP
I. Mục tiêu:
- Nghe - kể lại được câu chuyện "Không nỡ nhìn"
- Bước đầu biết cùng các bạn tập tổ chức cuộc họp trao đổi về một vấn đề liên quan tới trách nhiệm của học sinh trong cộng đồng hoặc một vấn đề đơn giản do GVgợi ý.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa.
- Viết 4 gợi ý kể chuyện của bài tập 1 và trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi ba học sinh đọc bài viết: Kể lại buổi đầu đi học của em.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
Nêu yêu cầu tiết học và ghi đầu bài.
b) Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- GV kể câu chuyện lần một.
-Yêu cầu cả lớp đọc 4 câu hỏi gợi ý.
-- Trả lời câu hỏi:
+ Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt? (HS yếu).
+ Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì? (HS trung bình).
+ Anh trả lời thế nào? (HS khá giỏi)
- GV kể chuyện lần 2
- Gọi HS kể chuyện
- Yêu cầu từng cặp kể cho nhau nghe.
- Yêu cầu HS dựa vào các gợi ý thi kể lại câu chuyện trước lớp.
- Cùng với HS bình chọn em kể hay nhất.
+ Em có nhận xét gì về anh thanh niên?
+ Câu chuyện có gì buồn cười?
* Giáo viên chốt ý như sách giáo viên.
Liên hệ: Khi tham gia sinh hoạt những nơi công cộng, các em cần tôn trọng nội quy chung và biết nhường chổ, nhường đường cho cụ già, em nhỏ, phụ nữ, người tàn tật,...........
Bài tập 2: Gọi 1 học sinh đọc bài tập (nêu yêu cầu về nội dung họp)
- Nội dung của cuộc họp tổ là gì?
- Nêu trình tự của một cuộc họp thông thường - Nhắc nhở HS: Cần chọn nội dung họp là vấn đề cần được cả tổ quan tâm (tôn trọng luật đi đường, bảo vệ của công, ...)
- Yêu cầu các tổ làm việc, GV theo dõi giúp đỡ
- Yêu cầu 3 tổ trưởng thi điều khiển cuộc họp của tổ mình trước lớp.
- Nhận xét, biểu dương.
c) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau .
- 3 em Uyên, Huyền, Tú Kể lớp theo dõi bổ sung.
- Học sinh lắng nghe để nắm bắt về yêu cầu của tiết tập làm văn này.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Lớp lắng nghe GV kể.
-Hai học sinh đọc câu hỏi.
+ Anh thanh niên ngồi hai tay ôm mặt.
+ Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không?
+ Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
- Nghe kể chuyện.
- 2 HS giỏi kể lại chuyện, lớp theo dõi.
- Học sinh ngồi theo từng cặp kể cho nhau nghe
- 3 HS thi kể lại câu chuyện.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất .
- Nêu theo ý của bản thân (Anh TN rất ngốc, không hiểu rằng mình phải đứng lên nhường chỗ cho người khác...).
- HS tự liên hệ bản thân.
- Một học sinh đọc đề bài.
- HS nêu các nội dung cuộc họp (SGK) gợi ý.
- HS nêu
- Các tổ làm việc: tập tổ chức cuộc họp.
- 3 tổ trưởng thi điều khiển cuộc họp trước lớp.
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn điều khiển tốt nhất.
- Về nhà xem lại và nhớ cách tổ chức cuộc họp. Chuẩn bị ND cho tiết sau (TLV tuần 8)
Tiết 35: TOÁN
BẢNG CHIA 7
I. Mục tiêu:
- Bước đầu thuộc bảng chia 7.
- Vận dụng phép chia 7 trong giải toán có lời văn ( có một phép chia).
- Bài tập cần làm: Bài 1, 2 , 3, 4.
II. Đồ dùng dạy học:Các tấm bìa mỗi tấm có 7 chấm tròn.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :
- Gọi 2HS lên bảng làm BT2 và 3 tiết trước.
- KT vở HS dưới lớp.
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Vào bài: Hướng dẫn HS lập bảng chia 7
- Gọi 3HS đọc bảng nhân 7, GV ghi bảng.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Dựa vào bảng nhân 7 hình thành bảng chia 7
- Mời đại diện từng nhóm đọc kết quả bài làm của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung. GV ghi bảng:
7 : 7 = 1 ; 14 : 7 = 2 ; ... 70 : 7 = 10
- Cho HS học thuộc lòng bảng chia 7.
trong bảng chia 7 .
c) Luyện tập:
-Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài (HS yếu, TB).
- Gọi học sinh nêu miệng kết quả, lớp bổ sung.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2 :Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu BT.
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài (HS TB).
- Cho HS đổi vở để KT bài nhau.
- Mời 3 học sinh lên bảng chữa bài, lớp nhận xét.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 3: Gọi học sinh đọc bài toán (HS khá).
- Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán.
7 hàng: 56 HS
1 hàng: ... HS?
- Yêu cầu HS giải vào vở nháp.
- Mời 1 học sinh lên bảng làm bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét,
Bài 4 : Tương tự bài 3 (HS giỏi)
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
d) Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh đọc lại bảng chia 7.
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- Hai học sinh lên bảng làm bài .
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
*Lớp theo dõi giới thiệu bài
- 3HS đọc bảng nhân 7.
- Các nhóm làm việc: Lập bảng chia 7.
- Đại diện các nhóm lần lượt nêu kết quả làm việc trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Cả lớp học thuộc lòng bảng chia 7.
- Một em nêu yêu cầu của bài 1 .
- Cả lớp tự làm bài (Dựa vào bảng chia 7 vừa học điền kết quả vào các phép tính).
- Lần lượt từng em nêu miệng kết quả.
28 : 7= 4 ; 49 : 7 = 7 ; 56 : 7 = 8
14 : 7 = 2 ; 70 : 7 = 10 ; 35 : 7 = 5.................
- 1HS đọc yêu cầu BT.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- Từng cặp đổi chéo vở để KT bài nhau.
- 3HS lên bảng chữa bài, lớp bổ sung.
7 x 5 = 35 ; 7 x 6 = 42 ; 7 x 2 = 14
35 : 7 = 5 ; 42 : 7 = 6 ; 14 : 7 = 2
35 : 5 = 7 ; 42 : 6 = 7 ; 14 : 2 = 7
- Một em đọc bài toán.
- Cả lớp làm vào nháp.
- 2HS lên bảng thi giải bài. Lớp bổ sung.
Giải :
Số học sinh mỗi hàng là :
56 : 7 = 8 ( học sinh )
Đáp số: 8 học sinh
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng chữa bài.
Giải :
Số hàng lớp xếp được là:
56 : 7 = 8 (hàng)
Đáp số : 8 hàng
- Vài học sinh đọc bảng chia 7.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
Tiết 7: SINH HOẠT
I. Mục tiêu:
- HS biết được những việc làm được và chưa làm được của mình và của bạn trong tuần qua.
- Nắm được phương hướng của tuần tới.
- Có ý thức xây dựng lớp, đoàn kết với bạn bè.
II. Chuẩn bị: Ghi chép của cán sự lớp trong tuần.
III. Hoạt động:
1. Lớp trưởng đánh giá hoạt động của cả lớp trong tuần (ưu điểm và tồn tại)
2. Ý kiến phản hồi của HS trong lớp
3. Ý kiến của GV:
- Ưu điểm trong tuần:
+ Đi học chuyên cần,đúng giờ, Làm tốt công tác trực nhật. Phong trào học tập khá sôi nổi:............................................................................................................................................
+ Vệ sinh cá nhân của một số em rất tốt: .......................................................................
+ Trong lớp đã biết đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ: .............................................................................................................................................
- Tồn tại:
+ Một số HS chưa chú ý nghe giảng:..............................................................................
- Công tác tuần tới:
+ Đẩy mạnh công tác thu nộp.
+ Khắc phục những nhược điểm trong tuần.
+ Trang trí lớp học.
+ Tăng cường việc học ở nhà., Tiếp tục làm tốt công tác vệ sinh trực nhật.
4. Tổng kết: Hát tập thể.
.
File đính kèm:
- Giao an lop 3 tuan 7 nam 2013 2014.doc