1.Bài cũ :
- Gọi hai em lên bảng làm bài tập số 3, mỗi em làm câu.
- Nhận xét chung. .
2.Bài mới
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập .
- GV làm mẫu câu 1.
- Yêu cầu học sinh tự tính kết quả .
- Gọi 2 học sinh lên tính mỗi em một phép tính .
35 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 Tuần 6- Chu Thị Thảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập viết vào bảng con chữ Dao trong câu ứng dụng .
- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên
- Học sinh nộp vở theo yêu cầu của GV.
- Về nhà tập viết nhiều lần và xem trước bài mới : Ôn chữ hoa E, Ê
Thứ sáu, ngày 15 tháng 10 năm 2010
Toán
LUYỆN TẬP
A/ Mục tiêu : - Xác định được phép chia hết và phép chia có dư .
- Vận dụng phép chia hết trong giải toán.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
B/ Đồ dùng dạy học:
C/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :
-Gọi 3 em lên bảng làm lại bài tập số 1, mỗi em thực hiện 1 phép tính chia.
-Chấm vở tổ 3 .
-Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện tập:
-Bài 1: -Nêu bài tập trong sách giáo khoa .
-Yêu cầu tự đặt tính rồi tính vào vở nháp .
- Giáo viên yêu cầu 4 học sinh lên bảng thực hiện mỗi em một phép tính.
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 :-Yêu cầu học sinh nêu đề bài.
- Yêu cầu 2HS lên bảng, cả lớp giải vào bảng con.
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 3 - Yêu cầu HS đọc thầm bài toán trả lời theo yêu cầu của gv rồi tự giải vào vở.
- Cho từng cặp đổi chéo vở để KT bài nhau.
- Gọi 1HS lên bảng chữa bài.
-GV cùng cả lớp nhận xét đánh giá.
Bài 4
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài toán, tự làm bài, sau đó trả lời miệng.
d) Củng cố - Dặn dò:
*Nhận xét đánh giá tiết học
–Dặn về nhà học và làm bài tập .
- 3 học sinh lên bảng làm bài .
- Lớp theo dõi nhận xét.
*Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
-Một em đọc lại yêu cầu bài tập 1.
-Cả lớp thực hiện làm vào vở nháp.
- 4 học sinh lên bảng đặt tính và tính
17 2 35 4
16 8 32 8
1 3
42 5 58 6
40 8 54 9
2 4
- Một em nêu đề bài (Đặt tính rồi tính).
- Cả lớp thực hiện trên bảng con.
- Cả lớp đọc thầm bài toán, trả lời theo sự hướng dẫn của gv rồi tự làm bài vào vở.
- Từng cặp đổi vở KT chéo bài nhau.
- 1 em lên bảng chữa bài.
Giải: Số HS giỏi có là:
27 : 3 = 9 (HS )
Đáp số: 9 (HS )
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Cả lớp tự làm bài.
- 3 em nêu miêng kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
(Khoanh vào đáp án B)
-Về nhà học bài và xem lại các BT đã làm.
Tập làm văn:
KỂ LẠI BUỔI ĐẦU EM ĐI HỌC
A/ Mục tiêu : - Rèn kỹ năng nói: HS biết kể lại hồn nhiên, chân thật buổi đầu đi học của mình
- Rèn kỹ năng viết: Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ (5 - 7 câu) diễn đạt rõ ràng . Rèn tính cẩn thận, sạch sẽ.
B/ Đồ dùng dạy học:: VBT
C/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Để tổ chức tốt 1 cuộc họp, cần phải chú ý điều gì?
- Người điều khiển cuộc họp cần phải làm gì?
- GV nhận xét - ghi điểm
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài :
- Nêu yêu cầu tiết học và ghi tựa bài
b) Hướng dẫn HS làm bài tập :
*Bài 1 - Gọi 2 học sinh đọc bài tập (nêu yêu cầu và đọc câu hỏi gợi ý), cả lớp đọc thầm theo
- Giáo viên gợi ý cho học sinh :
+ Buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều? Thời tiết ra sao ? Ai dẫn em tới? Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao? Buổi học kết thúc như thế nào? Cảm xúc của em về buổi học đó?
- Yêu cầu một học sinh khá kể mẫu.
- Yêu cầu từng cặp học sinh kể cho nhau nghe.
- Ba – bốn học sinh kể trước lớp .
- Giáo viên nhận xét bình chọn em kể hay nhất.
* Bài 2:
- Gọi 1HS đọc yêu cầu bài (Viết lại những điều em vừa kể).
- Cho cả lớp viết bài vào vở, GV theo dõi nhắc nhở.
- Mời 5 - 7 em đọc bài trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét, biểu dương những em viết tốt nhất.
c) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
- 2 em lên bảng trả lời nội dung câu hỏi của giáo viên.
- Hai học sinh nhắc lại đầu bài .
-Hai học sinh đọc lại đề bài tập làm văn .
- Đọc thầm câu hỏi gợi ý .
- Phải xác định nội dung , thời gian ngày đầu được đến trường để kể lại theo trình tự .
- 1HS khá kể mẫu, cả lớp chú ý nhận xét.
- HS ngồi theo từng cặp kể cho nhau nghe về ngày đầu tiên đến trường của mình .
- ba - bốn học sinh kể trước lớp.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất .
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp viết bài.
- Đọc bài trước lớp (5 - 7 em), cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
Tự nhiên xã hội
CƠ QUAN THẦN KINH
A/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nêu được tên, chỉ trên sơ đồ và trên cơ thể đúng vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh.
- Nêu vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan.
- GDHS Biết giữ gìn và bảo các cơ quan thần kinh.
B/ Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK trang 26 và 27.
- Hình cơ quan thần kinh phóng to.
C/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các nguyên nhân bị các bệnh về cơ quan bài tiết?
- Cần làm gì để giữ VS cơ quan bài tiết nước tiểu?
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2.Bài mới
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
*Hoạt động 1: Quan sát - Thảo luận
Bước 1: làm việc theo nhóm :
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 1,2 SGK trang 26 và trả lời các câu hỏi sau:
+ Chỉ và nêu tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trên sơ đồ ?
+ Trong các cơ quan đó cơ quan nào được bảo vệ bởi hộp sọ ? Cơ quan nào được bảo vệ bởi cột sống ?
+ Hãy chỉ vị trí bộ não , tủy sống trên cơ thể em hoặc của bạn ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Treo hình phóng to về cơ quan thần kinh .
- Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận kết hợp chỉ vào sơ đồ trước lớp.
- Cả lớp nhận xét bổ sung .
* Giáo viên kết luận: sách giáo viên .
Hoạt động 2: Thảo luận
Bước 1 :- Cho HS chơi TC “Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang”. Kết thúc TC, HS trả lời câu hỏi:
+ Trong trò chơi em đã dùng những giác quan nào để chơi?
Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 2 sách giáo khoa trang 27 và trả lời các câu hỏi sau:
+ Não và tủy sống có vai trò gì ?
+ Theo bạn các dây thần kinh và các giác quan có vai trò gì ?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong những bộ phận này bị hỏng ?
Bước 3: Làm việc cả lớp
- Mời đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp (mỗi nhóm trình bày phần trả lời 1 câu hỏi.
- Cả lớp nhận xét bổ sung .
* Giáo viên kết luận: sách giáo viên .
* Liên hệ thực tế. GDHS không chơi các trò chơi nguy hiểm.
- Nhắc nhở mọi người trong gia đình khi ngồi trên xe mô tô phải đội mũ bảo hiểm
d) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn học sinh về nhà học và xem trước bài mới
- Hai học sinh lên bảng trả lời bài cũ.
- Cả lớp lắng nghe giới thiệu bài
- Lớp tiến hành quan sát hình và trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên .
- Hai học sinh lên chỉ vị trí não và tủy sống trên cơ thể của bạn.
- 2HS lần lượt lên bảng chỉ trên sơ đồ các bộ phận của cơ quan TK, nói rõ đâu là não,tuỷ sống, các dây TK...
- Lớp theo dõi nhận xét bạn .
- Lớp tham gia chơi trò chơi.
+ Học sinh trả lời theo ý của mình .
- Lớp tiến hành làm việc theo nhóm quan sát hình vẽ trang 27 thảo luận trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên .
+ Não có vai trò chỉ huy mọi hoạt động của cơ thể.
+ Các dây thần kinh dẫn các thông tin từ các cơ quan trên cơ thể về não và tủy sống
- Lần lượt đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận .
- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung
- Hai học sinh nhắc lại KL.
- HS trả lời theo ý của mình.
- 2 học sinh nêu nội dung bài học .
- Về nhà học bài và xem trước bài mới.
-
Thủ công
GẤP, CẮT NGÔI SAO 5 CÁNH ... (tiết 2)
A/ Mục tiêu Gấp, cắt, dán được ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao đều nhau. Hình dán phẳng, cân đối theo quy trình kĩ thuật.
GDHS tính khéo tay.
B/ Đồ dùng dạy học: - Tranh quy trình gấp, cắt, dán lá cờ đỏ sao vàng .
- Giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công.
C/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
* Hoạt động 3 :Học sinh thực hành gấp cắt dán ngôi sao 5 cánh .
- Yêu cầu thực hiện lại thao tác gấp cắt ngôi sao 5 cánh đã học ở tiết 1 và nhận xét .
- Treo tranh về quy trình gấp cắt ngôi sao 5 cánh để cả lớp quan sát và nắm vững hơn về các bước gấp cắt ngôi sao 5 cánh.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành gấp cắt ngôi sao 5 cánh theo nhóm.
- Theo dõi giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
- Yêu cầu các nhóm thi đua xem ngôi sao nhóm nào cắt các cánh đề , đẹp hơn.
- Chấm một số sản phẩm của học sinh
- Chọn một số sản phẩm đẹp cho lớp quan sát và giáo viên tuyên dương học sinh .
d) Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
-Dặn học sinh về học và xem trước bài mới .
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
- Lớp theo dõi giới thiệu bài .
- 2 em nhắc lại các thao tác về gấp cắt ngôi sao 5 cánh.
- Lớp quan sát các bước qui trình gấp cắt dán ngôi sao 5 cánh để áp dụng vào thực hành.
- Lớp chia thành các nhóm tiến hành gấp cắt dán ngôi sao 5 cánh
- Đại diện các nhóm lên trình diễn sản phẩm để chọn ra ngôi sao cân đối và đẹp nhất .
- Một số em nộp sản phẩm lên giáo viên kiểm tra.
- Lớp quan sát và bình chọn chọn sản phẩm tốt nhất .
-Hai em nhắc lại các bước gấp cắt và dán ngôi sao 5 cánh để có lá cờ đỏ sao vàng.
SINH HOẠT SAO
A/ Mục tiêu: - HS ôn các bài hát, bài múa của Sao nhi đồng. Nắm được những ưu khuyết điểm của tuần trước.
- Chơi TC "Tìm người chỉ huy".
B/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Tổ chức cho HS hát múa.
- Yêu cầu lớp trưởng điều khiển lớp tập hợp thành một vòng tròn và ôn các bài : Tiếng chào theo em ;
Em yêu trường em; Lời chào theo em, ...
- Tập bài hát mới: Hành khúc Đội TNTPHCM.
* Tổ chức cho HS chơi TC “ Tìm người chỉ huy”
- GV nêu tên TC, phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Cho HS chơi thử 1-2 lần rồi cho chơi chính thức.
- Sao trưởng đánh giá tình hình hoạt động của tuần qua.
- Nêu phương tuần tới.
* Dặn dò: Nhận xét giờ học, tuyên dương những em tham gia tích cực.
- Lớp trưởng điều khiển cho cả lớp hát múa.
- Hát bài bài Hành khúc Đội TNTPHCM theo hướng dẫn của GV.
- Tham gia chơi TC “ tìm người chỉ huy.
- Về nhà hát lại nhiều lần bàlaij hát vừa tập.
File đính kèm:
- giao_an_3_tuan_6(CKTKN).doc