I/Mục tiêu :
- Bước đầu thuộc bảng chia 6
- Vận dụng trong giải toán có lời văn (có một phép chia 6)ư
- Rèn kĩ năng giải toán, trình bày bài giải cho HS.
* HS làm bài tập cộng , trừ trong phạm vi 7.
II/Chuẩn bị:
- Các tấm bìa mỗi tấm có 6 chấm tròn
- SGK, vở, bút mực, bút chì.
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 5 Thứ 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Tư ngày 21 tháng 09 năm 2011
TOÁN
BẢNG CHIA 6
I/Mục tiêu :
- Bước đầu thuộc bảng chia 6
- Vận dụng trong giải toán có lời văn (có một phép chia 6)ư
- Rèn kĩ năng giải toán, trình bày bài giải cho HS.
* HS làm bài tập cộng , trừ trong phạm vi 7.
II/Chuẩn bị:
- Các tấm bìa mỗi tấm có 6 chấm tròn
- SGK, vở, bút mực, bút chì.
III/Các hoạt động dạy học:
GV
HS
1.Ổn định:
2.K/tra b/cũ: (4')
- Gọi HS Ôn lại bảng nhân 6.
- GV nhận xét – ghi điểm.
3.Bài mới: (30') Giới thiệu và ghi đề
HĐ 1: Hướng dẫn Học sinh lập bảng chia 6
- Gắn lên bảng 1 tấm bìa 6 chấm tròn.
Hỏi: có mấy chấm tròn ?
* Cho HSđoc: 3,4 và làm bài tập:
B1/ 1+2+3=; 2+3+4=; 2+5+1=; 1+2+4=
B2/ 4-1-2=; 5-2-3=; 6-2-1=; 7-2-2=; 4-1-1=
- Làm thế nào để ta biết được có 6 chấm tròn?
- GV ghi bảng 6 x 1 = 6
- 6 chấm tròn được chia làm mấy tấm bìa ?
- Vì sao em biết?
- Từ phép tính nhân 6 x 1 = 6 ta lập được phép chia 6 như thế nào ?
- Ghi: 6 : 6 = 1
- Gắn lên bảng 2 tấm bìa 6 chấm tròn.
Hỏi: có mấy chấm tròn ?
- Làm thế nào để ta biết được có 12 chấm tròn?
- GV ghi bảng 6 x 2 = 12
- 12 chấm tròn được chia làm mấy tấm bìa ?
- Vì sao em biết?
- Từ phép tính nhân 6 x 2 = 12 ta lập được phép chia 6 như thế nào ?
- Ghi: 12 : 6 = 2
- Gắn bảng 3 tấm bìa như thế .
Hỏi: Tất cả có bao nhiêu chấm tròn?
- Vì sao em biết có 18 chấm tròn ?
- Từ phép nhân 6 x 3 = 18 ta lập phép chia 6 như thế nào ?
-Ghi bảng 18 : 6 = 3. Cho HS đọc.
- cho Học sinh tự lập bảng chia 6
– GV quan sát.
- Gọi Học sinh đọc kết quả - GV ghi kết quả vào bảng tiếp theo.
- Cho HS tự HTL bảng chia 6.
- Cho HS HT không theo thứ tự bảng chia.
- Nhận xét tuyên dương.
HĐ 2: Thực hành:
Bài 1: Tính nhẩm:
- Cho HS thảo luận theo cặp.
- Gọi HS làm miệng.
- Nhận xét tuyên dương.
Bài 2: Tính nhẩm:
- Cho HS làm BC, BL.
- Nhận xét tuyên dương.
Bài 3: Gọi HS đọc đề.
Hỏi: + Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì
- Cho HS làm vở, BL.
- Chấm bài nhận xét, tuyên dương.
Bài 4: (NC)
- Gọi HS đọc đề.
Hỏi: + Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Cho HS làm vở.
- Chấm bài nhận xét.
HĐ 3 : Củng cố dặn dò: (3')
- Gọi 1 số HS đọc thuộc bảng chia 6.
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà học thuộc bảng chia 6.
- Về học thuộc bảng chia 6 chuẩn bị bài sau : Luyện tập
- 2 em đọc thuộc lòng bảng nhân 6
- Lớp đọc nhẩm nhận xét.
- Lớp quan sát.
- CNTL: có 6 chấm tròn.
* CN đọc, làm vở.
- CNTL: lấy 6 x 1 = 6
- TL: chia làm 1tấm bìa
- CNTL
- CNTL: 6 : 6 = 1
- CN, N, lớp đọc.
- Lớp quan sát.
- CNTL: có 12 chấm tròn.
- CNTL: lấy 6 x 2 = 12
- TL: chia làm 2 tấm bìa
- CNTL
- CNTL: 12 : 6 = 2
- CN, N, lớp đọc.
- CNTL có 18 chấm tròn.
- TL em láy 6x3=18.
- CNTL: 18 : 6 = 3
- CN, N, lớp đọc
- Lập bảng chia 6 còn lại theo cặp.
- CN đọc kết quả bảng chia 6.
- Lớp bổ sung.
- Lớp tự HTB nhân.
- CN xung phong đọc thuộc BN.
- CN đọc yêu cầu của bài
- Các cặp thảo luận.
- CN hỏi đáp trước lớp.
- CN đọc yêu cầu của bài
- Lớp làm BC, 4 em làm BL.
- (Y) làm vở bài 1.
- CN đọc đề bài:
- CNTL, lớp bổ sung.
- Lớp làm vở, 1 em làm BL.
- (Y) làm bài 2 vào vở.
-(NC) CN đọc đề bài:
- CNTL.
- CN tự làm vở.
- Cn xung phong đọc lại.
- Chú ý lắng nghe
TẬP ĐỌC
CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT
I/Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, đọc đúng các kiểu câu
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật
- Hiểu nd : Tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và các câu nói chung(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* HS đọc, viết được: ô, dô.
II/Chuẩn bị :
Tranh minh hoạ bài đọc , bút dạ.
III/Các hoạt động dạy học :
GV
HS
1.Ổn định :
2.K/tra b/cũ :(5')
- Gọi HS đọc lại bài: Mùa thu của em.
- GV nhận xét - ghi điểm.
3.Bài mới: (28') Giới thiệu và ghi đề
HĐ 1:Luyện đọc:
- Đọc mẫu bài lần 1.
- HDHS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Đọc từng câu:
* Cho HS đọc: ô, dô.
- Theo dõi ghi từ HS đọc sai lên bảng.
- Gọi HS luyện đọc.
Đọc từng đoạn trước lớp:
- Bài này có 4 đoạn:
Đoạn 1: từ đầu ...đến lấm tấm mồ hôi
Đoạn 2: Từ có tiếng xì xào ...đến trên trán lấm tấm mồ hôi
Đoạn 3: từ:Tiếng cười rộ lên...đến ẩu thế nhỉ!
Đoạn 4: còn lại
- Nhắc nhở Học sinh đọc đúng các kiểu câu:
- HDHS luyện đọc câu cần ngắt, nghie hơi đùn.
+“ Thưa các bạn ! // Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng .// Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu.// Có đoạn văn / em viết thế này: // “ Chú lính bước vào đầu chú.// Đội chiếc mũ sắt dưới chân. // Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi.” // ”
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4 đoạn.
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Đọc bài lần 2.
- Gọi HS đọc đoạn, lớp đọc thầm.
* Cho HS viết vở: ô, dô.
- Nêu câu hỏi theo đoạn HS đọc.
C1/ Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì ?
C 2/ Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng ?
C 3/ Gv nêu cho HS giỏi xung phong TL.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận bài đúng.
HĐ 3: Luyện đọc lại:
- Cho HS luyện đọc cả bài.
- Gọi HS thi đọc cả bài.
- Nhận xét tuyên dương em đọc tốt nhất.
HĐ 4: Củng cố, dặn dò: (2')
- Về nhà luyện đọc lại bài văn.
- GV nhận xét tiết học.
- Về đọc bài chuẩn bị bài sau
Bài tập làm văn.
- 2 em đọc bài, lớp theo dõi nhận xét
- Học sinh quan sát, đọc thầm bài.
- CN nối tiếp nhau đọc từng câu
* CN đọc vở.
- CN, N, lớp đọc.
- 4 Học sinh tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài .
- Lắng nghe để đọc đúng.
- CN, N, lớp luyện đọc.
- 4 nhóm đọc bài.
- 4 nhóm thi đọc 4 đoạn .
- Lớp nhận xét.
- 1 Học sinh đọc toàn bài
- Lắng nghe.
- 1,2 em đọc đoạn,lớp đọc thầm theo.
* CN viết vở.
- Tìm hiểu câu hỏi, xung phòn TL.
- Bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng.
Bạn này không biết dùng dấu chấm câu nên đã viết những câu văn rất kỳ quặc.
- Giao cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu.
- (NC) CNTL.
- Học sinh thi đọc theo vai giữa các nhóm.
- Chú ý lắng nghe
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I/Mục tiêu:
- Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh vẽ hoặc mô hình.
* HS viết tiếp bài chưa xong.
II/Chuẩn bị :
- Các hình trong SG trang22,23
- Hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to
III/Các hoạt động dạy học :
GV
HS
1.Ổn định :
2.K/tra b/cũ: (3')
Hỏi:+ Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì?
+ Làm thế nào để phòng bệnh thấp tim.
- Giáo viên nhận xét
3.Bài mới: (30')Giới thiệu và ghi đề
HĐ 1: Quan sát và thảo luận.
* HS viết tiếp bài chưa xong.
Bước 1: Làm việc theo cặp
- Yêu cầu 2 học sinh quan sát hình 1/22 và chỉ đâu là thận đâu là ống dẫn nước tiểu…….
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Treo hình cơ quan bài tiết nước tiểu lên bảng và yêu cầu một vài học sinh lên chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu.
Kết luận: Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm 2 quả thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
HĐ 2: Thảo luận
Làm việc cá nhân
- Yêu cầu học sinh quan sát hình đọc các câu hỏi và trả lời của các bạn trong hình 2/23.
Hỏi: + Thận làm nhiệm vụ gì?
+ Nước tiểu được đưa xuống bóng đái bằng đường nào?
+ Trước khi thải ra ngoài nước tiểu được chứa ở đâu?
- Theo dõi nhận xét, bổ sung.
Kết luận: Thận có chức năng lọc máu lấy ra các chất thải độc hại có trong máu tạo thành nước tiểu.
- Ống dẫn nước tiểu cho nước tiểu cho từ thận xuống bóng đái
- Ống đái có chức năng dẫn nước tiểu từ bóng đái ra ngoài.
HĐ 3: Củng cố - dặn dò:(2')
- Em hãy nêu tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng
- Nhận xét tiết học.
- Về học bài chuẩn bị bài sau. (tuần 6)
- 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi
* CN viết tiếp bài.
- Hoạt động nhóm đôi
- 2 Học sinh cùng quan sát hình
1 - trang 22/ SGK
- Lớp quan sát và chỉ đúng vị trí GV yêu cầu trên tranh.
- Lắng nghe.
- Quan sát hình, đọc và trả lời câu hỏi các bạn trong hình 2/23
- CNTL
- Nước tiểu được đưa xuống bóng đái bằng đường ống dẫn nước tiểu đi từ thận xuống bóng đái
- CNTL: Trước khi thải ra ngoài nước tiểu được chứa ở bóng đái
- Lắng nghe.
- CN xung phong nêu.
- Lắng nghe.
File đính kèm:
- Thứ 4.doc