Giáo án Lớp 3 Tuần 5 Thứ 2

- Bước đầu biết đọc phân biệt lới người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa : Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi ;người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm .(trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- KC :Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

* HS đọc, viết được: ô, dò.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 5 Thứ 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Hai ngày19 tháng 09 năm 2011 TẬP ĐỌC - KỂ CHUYÊN NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM ( 2 tiết) I/Mục tiêu : - Bước đầu biết đọc phân biệt lới người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Hiểu ý nghĩa : Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi ;người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm .(trả lời được các câu hỏi trong SGK) - KC :Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. * HS đọc, viết được: ô, dò. II/Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ chuyện trong SGK. III/Các hoạt động dạy học: GV HS 1.Ổn định: 2.K/tra b/cũ: (4') - Gọi HS đọc lại bài: Ông ngoại. - Nhận xét tuyên dương. 3.Bài mới: (30') TẬP ĐỌC: Giới thiệu và ghi đề HĐ 1: Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài: Luyện đọc câu: - Gọi HS luyện đọc nối tiếp câu. * Cho HS đọc: ô, dò - Theo dõi ghi từ khó lên bảng, HDHS đọc. Đọc từng đoạn: - Y/CHS luyện đọc đoạn nối tiếp. - Theo dõi giải nghĩa từ: Nứa tép, thủ lỉnh, hoa mười giờ, nghiêm giọng. - Cho HS luyện đọc câu cần nhấn giọng. Đọc từng đoạn trong nhóm: - Cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi. - Gọi HS thi đọc đoạn trước lớp. - Theo dõi nhận xét tuyên dương. HĐ 2:Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Gọi HS đọc đoạn, lớp đọc thầm thảo luận câu hỏi. C1/ Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò chơi gì ? Ở đâu? C2/ Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào ? C3/ Việc leo rào của các bạn khác đã gây ra hậu quả gì ? C4/ Thầy giáo chờ mong điều gì ở HS trong lớp? + Vì sao chú lính nhỏ “ run lên” khi nghe thầy giáo hỏi ? C5/ Ai là người lính dũng cảm trong truyện này ? Vì sao ? - Liên hệ: Các em khi nào dám dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi như bạn nhỏ trong truyện không? HĐ 3: Luyện đọc lại: - GV đọc lần 2. - Cho HS đọc cả bài. - Theo dõi nhận xét tuyên dương. KỂ CHUYỆN 1- GV nêu nhiệm vụ : Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện trong SGK, tập kể lại câu chuyện Người lính dũng cảm. * Cho HS viết: ô, dò 2- Hướng dẫn Học sinh kể chuyện theo tranh: - GV treo 4 tranh lên bảng. - GV hướng dẫn cho Học sinh nhận ra: chú lính nhỏ mặc áo xanh nhạt, viên tướng mặc áo xanh sẫm. - GV và cả lớp nhận xét . 4. Củng cố, dặn dò: (3') - Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì ? - GV chốt lại: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi. Người dám nhận lỗi, dám sửa chữa khuyết điểm của mình là người dũng cảm. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà tập kể lại câu chuyện, chuẩn bị bài sau: Mùa thu của em - 2 HS đọc và trả lời câu hỏi. - Học sinh nghe. - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu . * CN đoc. - CN, N, lớp đồng thanh. - 4 em nối tiếp nhau đọc 4 đoạn. - Lắng nghe. - CN, N, lớp đồng thanh. - Học sinh đọc từng cặp - 4 tổ tiếp nối nhau đọc đồng thanh - 1,2 em đọc đoạn, lớp đọc thầm, tìm hiểu bài. - CNTL: Các bạn chơi trò đánh trận giả trong vườn trường. - CNTL: chú lính sợ làm đổ hàng rào vườn trường. - CNTL: - Hàng rào đổ, Tướng sỹ ngã đè lên luống hoa mười giờ, hàng rào đề lên chú lính nhỏ. - CNTL: Thầy giáo chờ mong học sinh dũng cảm nhận khuyết điểm. - Học sinh nêu các ý kiến. - Chú lính đã chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào lại là người lính dũng cảm vì dám nhận lỗi và sửa lỗi. - Học sinh nêu. - Lắng nghe. - CN đọc cả bài. - 4 Học sinh thi đọc - Học sinh quan sát lần lượt nội dung từng tranh. - 4 Học sinh tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện. * CN viết vở. - 1 Học sinh xung phong kể toàn bộ câu chuyện. - Học sinh phát biểu các ý. -Nghe -Nghe -Nghe TOÁN NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ ( CÓ NHỚ ) I/ Mục tiêu : _ Biết làm tính số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ ) _Vận dụng giải toán có một phép nhân . * HS đọc, được 3,4; làm được các bài tập cộng, trừ trong phạm vi 7. II/Chuẩn bị : -Bảng con... III/ Các hoạt động dạy học: GV HS 1.Ổn định: 2.K/tra b/cũ: (4')Đặt rồi tính:13 x 3 11 x 3 - Nhận xét ghi điểm 3. Bài mới: (30') Giới thiệu và ghi đề HĐ 1: Giới thiệu phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số * Cho HS đọc: 3,4; làm bài tập: B1/1+2=; 4+2=; 3+2=; 1+5=; 4+2=; 1+6=; B2/ 7-5=; 6-4=; 4-2=; 6-3=; 4-1=; 3-1= - GV nêu phép nhân lên bảng 26 x 3 = ? - Gọi Học sinh lên bảng đặt tính ( viết phép nhân theo cột dọc). - Gọi Học sinh nêu lại cách nhân. - GV ghi bảng: . 3 nhân 6 bằng 18, viết 8, nhớ 1. . 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7. - Cho HS nhắc lại. Hỏi: 26 x 3 = ? - Ghi bảng: 26x3=78 - Giới thiệu phép nhân 54 x 6 = TT phép nhân trên. HĐ 2: Thực hành: Bài 1: Gọi học sinh đọc y/c(cột 1,2,4) - Gọi 3 hs lên bảng , lớp làm bảng con. - Theo dõi nhận xét bổ sung. Bài 2: Gọi hs đọc đế - HDHS phân tích đề toán. - Cho HS lên bảng ,lớp làm bt vào vở. - Nhận xét tuyên dương. Bài 3: - Muốn tìm số bị chia em làm thế nào ? - Cho HS làm vở, lớp làm BL. - Nhận xét sửa bài. HĐ 3: Củng cố - Dặn dò.(2') - Gọi HS nhắc lại bài học. - Nhận xét tiết học - Về chuẩn bị bài : luyện tập - 2 Học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm bảng con. * CN đọc, làm vở. - 1 Học sinh lên bảng làm, cả lớp đặt tính vào bảng con. - CN nêu. - Học sinh lên bảng đặt tính lớp làm trên bảng con. - CN, N, lớp đồng thanh. - CNTL: Bằng 78. - CN đặt tính, tính, nêu cách tính. - 1 Học sinh đọc yêu cầu bài - 3 Học sinh lên bảng , lớp làm BC. - (Y) làm bài vào vở. - (NC) làm cả bài 1. - Học sinh đọc đề toán. - CN tóm tắt đề toán. - 1 Học sinh lên bảng làm,lớp làm vào vở. - (Y) tiếp tục làm bài 1. - Học sinh đọc yêu cầu bài - CNTL - 2 Học sinh lên bảng , cả lớp làm vào vở. - CN nhắc lại. - Chú ý lắng nghe ĐẠO ĐỨC TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH ( Tiết 1) I/Mục tiêu: - Kể được một số việc mà hs lớp 3 có thể tự làm lấy - Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình - Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, trường. - Cho HS viết tiếp bài chưa xong. TL câu hỏi nhỏ do GV nêu. IIChuẩn bị: GV: Tranh minh hoạ tính huống ( hoạt động 1, tiết 1) Phiếu thảo luận nhóm ( hoạt động 2, tiết 1). III/Các hoạt động dạy học: GV HS 1.Ổn định : 2.K/tra b/cũ: (3') - Nêu:+ Thế nào là giữ lời hứa ? + Người biết giữ lời hứa sẽ đợc mọi người đánh giá như thế nào ? - Nhận xét ghi điểm. 3.Bài mới: Giới thiệu và Ghi đề HĐ 1: Xử lý tình huống. - Nêu tình huống cho HS tìm cách giải quyết. - Gặp bài toán khó, Đại loay hoay mãi mà vẫn chưa giải được. Thấy vậy An đưa bài đã giải cho bạn chép. - Nếu là Đại, em sẽ làm gì khi đó ? Vì sao ? * Cho HS viết bài chưa xong. - GV chốt lại: Đại cần tự làm bài mà không nên chép bài của bạn vì đó là nhiệm vụ của Đại. - GV kết luận: Trong cuộc sống ai cũng có công việc của mình và mỗi người cần phải tự làm lấy việc của mình. HĐ 2: Thảo luận nhóm. - GV phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm - -- Học sinh thảo luận những nội dung sau: - điền những từ: tiến bộ, bản thân, cố gắng, làm phiền, dựa dẫm vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp. a) Tự làm lấy việc của mình là.... làm lấy công việc của........mà không ............vào người khác . b) Tự làm lấy việc của mình giúp cho em mau........và không ............... người khác . Kết luận: Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác. - Tự làm lấy việc của mình giúp cho em mau tiến bộ và không làm phiền người khác . HĐ 4: Củng cố - dặn dò: - Tóm tắt nội dung bài: - Tự làm lấy những công việc hằng ngày của mình ở trường, ở nhà. - Sưu tầm những mẩu chuyện, tấm gương,... về việc tự làm lấy việc của mình. - Nhận xét tiết học. - Về học bài chuẩn bị bài sau (T2) - CNTL: Là thực hiện đúng điều mình đã hứa hẹn. - CNTL: Sẽ được mọi người tin cậy và tôn trọng. - 1 số Học sinh nêu cách giải quyết của mình - Học sinh thảo luận, phân tích và lựa chọn cách ứng xử đúng. * CN viết bài. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - 3 nhóm thảo luận - Đại diện nhóm lên trình bày ý kiến. -Nhóm còn lại bổ sung ý kiến. - Lắng nghe. - Nghe

File đính kèm:

  • docThứ 2.doc
Giáo án liên quan