A. Tập đọc:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung: Người mẹ rất yêu con. Vì con người mẹ có thể làm tất cả.
- Trả lời các câu hỏi trong SGK.
B. Kể chuyện: Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.
*KNS: Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
15 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 Tuần 4 – Trần Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch gấp sẵn và được trình bày
+ Giấy màu, kéo thủ công
+ Bút dạ sẫm màu
- HS : Giấy thủ công, kéo, bút chì, bút dạ màu sẫm,...
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:( 3p)
- Gọi HS nhắc lại qui trình gấp con ếch
- Nhận xétt, đánh giá.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Gv cho học sinh ôn lại kiến thức ở tiết 1 ( 5p)
- Theo qui trình trên bảng, yêu cầu HS nhắc lại các bước gấp con ếch
B1: Gấp cắt tờ giấy hình vuông
B2: Gấp tạo 2 chân trước
- Hướng dẫn nh gấp đầu, cánh máy bay đuôi rời, yêu cầu HS lên gấp
- Đặt 3 đỉnh của tam giác là A, B, C. Đỉnh A ở trên
+ Gấp 2 nửa đáy về phía trước và phía sau đường dấu giữa gấp sao cho đỉnh B, C trùng lên đỉnh A, ta đợc hình 4
- Lồng 2 ngón tay cái vào trong lòng H4 kéo sang 2 bên đợc H5
+ Gấp 2 đỉnh của hình 6 vào theo đờng dấu gấp.... ta được 2 chân trước của con ếch
B3: Tạo 2 chân sau và thân ếch
- Tổ chức cho HS nhắc lại bước 2
Hoạt đông 2:HS thực hành( 22p)
- GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm
- Giúp đỡ những HS còn lúng túng
*Đối với hs khéo tay: -HS Gấp được con ếch bằng giấy.Nếp gấp phẳng,thẳng.Con ếch cân đối.
- GV tổ chức cho HS trong nhóm xem ếch của ai nhảy xa hơn
-Hs thực hành,GV theo dõi
Hoạt đông 3:Nhận xét,đánh giá:
- Chọn sản phẩm đẹp cho HS quan sát
- Hớng dẫn HS trình bày sản phẩm
- GV nhận xét, động viên, khen ngợi
- Đánh giá sản phẩm theo qui định
4. Củng cố, dặn dò:(4p)
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập
- Chuẩn bị giấy thủ công, bút chì, thớc để học bài: gấp, dán ngôi sao
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
- HS khá giỏi: Biết được tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Chơi trò chơi vận động. 15’
Mục tiêu: Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi vận động.
- HS nhận xét sự thay đổi nhịp đập của tim sau mỗi trò chơi. Ví dụ” Con thỏ, ăn cỏ....”
+ Sau khi chơi xong, GV hỏi : Các em có thấy nhịp tim và mạch của các em có nhanh hơn lúc chúng ta ngồi yên không?
- GV cho HS chơi trò chơi vận động nhiều.
Hỏi: So sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh với vận động nhẹ.
Kết luận: Lao động và vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim mạch.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. 15’
Mục tiêu:Biết được tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức.
Bước 1: Các nhóm quan sát hình 19 SGK và thảo luận.
- Hoạt động nào có lợi cho tim mạch? Tại sao không nên luyện tập và làm việc quá sức?
- Theo bạn, những trạng thái cảm xúc dưới đây làm tim đập mạnh hơn:
+ Khi quá vui.
+ Lúc hồi hộp, xúc động mạnh.
+ Lúc tức giận.
+ Lúc thư giản.
- Tại sao ta không nên mặc quần áo, đi dày dép quá chật?
- Kể tên 1 số thức ăn, đồ uống ....giúp bảo vệ tim mạch?
- Kể tên 1 số thức ăn, đồ uống... có hại cho tim mạch?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Đại diện mỗi nhóm trình bày 1 câu trả lời, nhóm khác bổ sung.
- Liên hệ: Em và gia đình cần làm gì để phòng tránh bệnh tim mạch?
- GV yêu cầu cả lớp suy nghĩ và trả lời.
- GV kết luận.
Hoạt động 3: Cũng côc, dặn dò:5’
- Như vậy làm sạch vệ sinh môi trường cũng chính là góp phần bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
- Dặn HS về cần bảo vệ cơ quan tuần hoàn bằng những việc làm cụ thể.
TOÁN
BẢNG NHÂN 6
I. Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu thuộc bảng nhân 6.
- Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân.
- Các bài tập cần làm1,2,3
II. Đồ dùng dạy - học: Các tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 5’
Gọi HS lên bảng chữa bài 4 VBT; cả lớp và GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: 25’
Hoạt động 1: Lập bảng nhân 6
- Hướng dẫn HS lập các công thức 6 x 1 = 6; 6 x 2 = 12; …
+ GV cho HS quan sát một tấm bìa có 6 chấm tròn và hỏi: 6 chấm tròn được lấy mấy lần? Ta viết: 6 x 1 = 6. HS nêu lại.
+ GV cho HS quan sát hai tấm bìa có 6 chấm tròn và hỏi: 6 chấm tròn được lấy mấy lần? Ta viết: 6 x 2 = 12.
+ Vì sao 6 x 2 = 12; HS chuyển thành phép cộng: 6 x 2 = 6 + 6 = 12.
(Tương tự cho HS lập các phép tính còn lại)
+ Mỗi tích tiếp liền sau so với tích tiếp liền trước thì nó như thế nào?
- Hướng dẫn HS học thuộc bảng nhân 6.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp làm vào vở. HS đổi chéo vở để kiểm tra kết quả.
- HS đọc các phép tính rồi nêu miệng kết quả( bảng nhân 6).
6 x 4 = 24 6 x 1 = 6 6 x 9 = 54 6 x 10 = 60
6 x 6 = 36 6 x 3 = 18 6 x 2 = 12 0 x 6 = 0
6 x 8 = 48 6 x 5 = 30 6 x 7 = 42 6 x 0 = 0
Bài 2: Gọi HS nêu đề bài. HS phân tích bài toán. - Bài toán cho biết gì?- Bài toán hỏi gì?
- HS tự trình bày bài giải vào vở rồi chữa bài.
Giải: Năm thùng như thế có tất cả số lít dầu là:
5 x 6 = 30 (lít)
Đáp số :30 Lít
Bài 3: Gọi 1 HS trình bày cách làm.
6
12
18
36
60
- Cả lớp làm bài vào vở; 1 HS lên bảng làm bài.
3. Cũng cố, dặn dò: 5’
- GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS
- Dặn HS về luyện thuộc bảng nhân 6.
CHÍNH TẢ
Nghe – viết: ÔNG NGOẠI
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm và viết đúng 2 - 3 tiếng có vần oay (BT2).
- Làm đúng BT(3) a/b.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 5’
GV đọc cho 2 HS viết bảng, cả lớp viết vào nháp các từ ngữ: thửa ruộng, dạy bảo, mưa rào, giao việc, ngẩng lên.
2. Dạy bài mới: 25’
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn viết, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại.
+ Đoạn văn gồm mấy câu?
+ Những chữ nào cần viết hoa?
- HS viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài: vắng lặng, lang thang, loang lỗ, trong trẻo…
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV giải thích mẫu. xoay.
- Cho HS tìm: loay hoay, hí hoáy……
- Mời 3 nhóm các HS trong nhóm tiếp nối nhau tìm từ ghi trên bảng. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
Bài tập 3: 1 HS đọc yêu cầu của bài 3a.
- HS làm bài cá nhân sau đó đọc kết quả.
- GV treo bảng phụ, mời 3 HS lên bảng thi giải nhanh BT
GV cùng cả lớp nhận xét.
a) giúp, gian ác, ra.
b) sân, nâng, cần cù.
- Cả lớp làm bài vào vở.
3. Củng cố, dặn dò: 5’
GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài.
TẬP LÀM VĂN
Nghe - kể: DẠI GÌ MÀ ĐỔI. ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN.
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe – kể lại được câu chuyện Dại gì mà đổi (BT1).
- Điền đúng nội dung vào mẫu Điện báo (BT2).
II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu điện báo.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: Gọi HS kể về gia đình mình với người bạn em mới quen.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1: - Một HS đọc yêu cầu của bài và câu hỏi gợi ý. Cả lớp quan đọc thầm theo.
- Cả lớp quan sát tranh và nghe GV kể chuyện, sau đó TLCH:
+ Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé?
+ Cậu bé trả lời mẹ như hế nào?
+ Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?
- HS khá kể.
- HS thi kể trước lớp.
+ Truyện này buồn cười ở điểm nào?
- HS và GV bình chọn người kể đúng và hay nhất.
Bài tập 2: Điền nội dung vào điện báo.
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài.
- HS làm miệng, cả lớp nhận xét và bổ sung.
- HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- Chấm, chữa bài.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS tập kể lại câu chuyện và ghi nhớ cách điền nội dung điện báo.
Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2010
TOÁN
NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (không nhớ)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ).
- Vận dụng được để giải bài toán có một phép nhân.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân
- GV viết lên bảng: 12 x 3 = ? rồi yêu cầu HS tìm kết quả của phép nhân.
- HS nêu cách tìm tích: 12 + 12 + 12 = 36
Vậy: 12 x 3 = 36
- Hướng dẫn HS đặt tính dọc: 12
3 * 3 nhân 2 bằng 6, viết 6.
36 * 3 nhân 1 bằng 3, viết 3.
- Cho HS nêu lại cách nhân.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Một HS đọc yêu cầu của bài (Tính)
- Cho HS làm và chữa 1 phép nhân sau đó tự làm.
Bài 2: a) HS tự đặt tính rồi tính vào vở, 2 HS làm bài trên bảng phụ. Cả lớp và GV chữa bài: Gọi 1 số HS nêu cách thực hiện phép tính.
b) Dành cho HS khá giỏi: HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài.
Bài 3: - HS đọc bài toán, có thể cho HS nêu phép tính giải bài toán rồi viết bài giải.
- GV cho HS tự làm bài, tìm cách trình bày bài giải rồi trao đổi để tìm cách trình bày hợp lý.
Bài giải
Cả 4 hộp có số bút chì màu là:
12 x 4 = 48 (bút chì)
Đáp số: 48 bút chì màu.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhắc HS về nhà tiếp tục luyện phép nhân cho thành thạo.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
KIỂM ĐIỂM CUỐI TUẦN
I. Yêu cầu cần đạt:
HS tự kiểm điểm để nhận ra được những ưu điểm và tồn tại trong tuần của từng bạn, của lớp. Từ đó, yêu cầu những em mắc lỗi biết nhận lỗi và sửa chữa; có hướng phát huy mặt tốt.
II. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần
- Các tổ trưởng tự nhận xét những ưu điểm và tồn tại trong tuần của từng bạn.
- HS tự kiểm điểm trước lớp.
- GV nhận xét nề nếp học tập và sinh hoạt trong tuần. Nhắc nhở HS cần chú ý khắc phục những tồn tại đã mắc phải, như: không học bài và chuẩn bị bài ở nhà; quên sách, vở, dụng cụ học tập; một số em còn hay nói chuyện riêng trong giờ học,…
- Tổ chức bình bầu - xếp loại HS.
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
- Phổ biến kế hoạch tuần tới: Tích cực học bài và làm bài. Cần phát huy những mặt tốt, khắc phục những khuyết điểm đã nêu. Cả lớp cần chú ý chuẩn bị bài đầy đủ, tiếp tục rèn chữ viết.
- Phát động thi đua giữa các tổ: Phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp, phong trào học tốt,…
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tuần tới.
File đính kèm:
- GA LOP3 SANG 20132014 Tuan 4.doc