I. Mục đích yêu cầu
A. Tập đọc
- Đọc đúng, rừ ràng, rành mạch bài văn, ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấucâuvà giữa các cụm từ dài.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội.Giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B. Kể chuyện:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý (SGK)
* HSKT: Luyện đọc 1-2 câu, 1 đoạn theo sự giúp đỡ của giáo viên
20 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 34 Buổi sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài sau
- HS quan sát đếm số hình vuông
Diên tích hình A là : 8cm2
Diện tích hình C là: 18cm2
Diện tích hình B là: 10cm2
Diện tích hình D là : 8cm2
- Tính diện tích bằng cách đếm số ô vuông
- Hình A và hình D có hình dạng khác nhau nhưng có diện tích bằng nhau vì đều do 8 hình vuông có diện tích 1cm ghép lại
- 2 HS lên bảng giải
- Lớp làm bài vào vở
Bài giải
a. Chu vi hình chữ nhật là
(12 + 6) x 2 = 36 (cm)
Chu vi hình vuông là
9 x 4 = 36 (cm)
Chu vi hai hình bằng nhau
Đáp số: 36cm, 36cm
b.Diện tích hình chữ nhật là
12 x 6 = 72 (cm )
Diện tích hình vuông là
9 x 9 = 81 (cm )
Diện tích hình vuông lớn hơn diện tích hình chữ nhật
Đáp số: 72cm , 81cm
-1, 2 HS đọc yêu cầu của bài
- Bằng tổng diện tích hình chữ nhật ABEG + CKHE hoặc bằng tổng diện tích hình chữ nhật ABCD + DKHG.
Cách 1: Diện tích hình ABGE + diện tích hình CKEH:
6 x 6 + 3 x 3 = 45 (cm )
Đáp số: 45cm
C2: Diện tích hình chữ nhật ABCD + DKHG là:
6 x 3 + 9 x 3 = 45 (cm )
Đáp số: 45cm
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chú ý theo dõi.
__________________________________________
Tiết 4: Luyện từ và câu
Tiết 31: TỪ NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I. Mục đích yêu cầu
- Nêu được một số từ ngữ núi về lợi ích của thiên nhiên đối với con người và vai trò của con người đối với thiên nhiên.(BT1-2)
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn(BT3).
* HSKT: Luyện làm bài tập 1, 2 theo sự giúp đỡ của giáo viên
II. Đồ dùng dạy học
- Gv: 1 tờ phiếu viết nội dung bài tập 2. Tranh ảnh về thiên nhiên
- Hs: Vở
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: HS làm miệng bài tập 2 và 3 bài 31
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu: Nêu mục tiêu của tiết học
2.2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Bảng lớp + Phiếu bài tập
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài
- Theo em thiên nhiên mang lại gì cho con người ?
- Nhận xét, chữa bài
Bài 2:Bảng lớp + Phiếu bài tập
- HS đọc yêu cầu của bài và đoạn văn
- Con người phải làm gì cho thiên nhiên thêm đẹp thêm giàu ?
- Nhận xét, bổ sung
Bài 3: Bảng phụ + Vở
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- 1 HS lên bảng làm
GV và HS nhận xét chốt lời giải đúng
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
- Lớp theo dõi, đọc thầm
a. Trên mặt đất hoa lá, núi rừng muông thú, sông ngòi ao hồ, biển cả thực phẩm nuôi sống con người
(gạo, lạc, đỗ, rau, quả ...)
b. Trong lòng đất : mỏ than, giầu mỏ,vàng bạc, mỏ đồng, kim cương, đá quí ...
- HS đọc yêu cầu của bài
Lời giải
- Con người xây dựng lâu đài, cung điện, những công trình kiến trúc.
- Xây dựng nhà máy, xí nghiệp, công trường, sáng tạo ra máy bay, tàu thuỷ.
- Xây dựng trường học để dạy dỗ con em thành người có ích.
- Bệnh viên, trạm xá chữa bệnh cho con người
- Gieo trồng cấy hái nuôi gia cầm, gia súc.
Bảo vệ môi trường trồng cây, bảo vệ động vật quý hiếm, giữ sạch bầu không khí .
- HS đọc yêu cầu của bài
Lời giải
Trái Đất và Mặt Trời
- Tuấn lên bảy tuổi. Em rất hay hỏi. Một lần em hỏi bố:
- Bố ơi, con nghe nói Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Có đúng thế không, bố.
- Đúng đấy, con ạ ! Bố Tuấn đáp.
- Thế thì ban đêm không có Mặt Trời thì sao ?
- Nhắc lại nội dung bài
- Chú ý theo dõi.
________________________________________________
Thứ ba ngày 07 tháng 5 năm 2013
(Học bài thứ sáu)
Tiết 1 : Toán
Tiết 170: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu
- Biết giải bài toán bằng hai phép tính.
- Rèn kĩ năng thực hiện tính biểu thức.
II. Đồ dùng dạy học
- Gv: PBT, bảng phụ
- Hs: bảng, vở
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Luyện tập:
* Hoạt động 1: Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính
Bài 1: Bảng lớp + Phiếu bài tập
- Gọi HS đọc đề
- Hướng dẫn hs phân tích, tóm tắt và giải toán
* Bước 1: Tính số dân tăng sau 2 năm
* Bước 2: Tính số dân năm nay
- Nhận xét, chữa bài
* Hoạt động 2: Củng cố bài toán tìm 1 phần mấy của 1 số
Bài 2: Bảng lớp + Phiếu bài tập
- HS đọc bài phân tích tóm tắt và giải
- Nhận xét, chữa bài
Bài 3: Bảng lớp + Phiếu bài tập
- HS đọc bài, phân tích, tóm tắt và giải
- Nhận xét, chữa bài
* Hoạt động 3: Củng cố tính giá trị biểu thức
Bài 4(HSK-G)
- Hs tự làm bài
- Nhận xét, chữa bài
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
- Học sinh chữa bài tập.
Tóm tắt
5236người 85 người 75người
? người
Giải
Số dân tăng sau 2 năm là:
87 + 75 = 162 (người)
Số dân năm nay là
5236 + 162 = 5398 (người)
Đáp số: 5398 người
Tóm tắt
1245 cái áo
Đã bán còn ? cái áo
Giải
Số cái áo cửa hàng đã bán là
1245 : 3 = 415 (cái)
Số cái áo cửa hàng còn lại là
1245 - 415 = 830 (cái)
Đáp số: 830 cái
Tóm tắt
20500 cây
Đã bán Còn ? cây
Giải
Số cây đã trồng là
20500 : 5 = 4100 (cây)
Số cây còn phải trồng theo kế hoạch là:
20500 - 4100 = 16400 (cây)
Đáp số: 16400 cây
- Điền đúng sai
a, 96 : 4 x 2 = 24 x 2 = 48 Đ
b, 96 : 4 x 2 = 96 : 8 = 12 S
c, 96 : (4 x 2) = 96 : 8 = 12 Đ
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chú ý theo dõi.
_________________________________________
Tiết 2 : Thủ công
Tiết 34: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ ĐAN NAN VÀ LÀM ĐỒ CHƠI ĐƠN GIẢN(T1)
Giáo viên dạy: Nguyễn Thị Mến
_____________________________________________
Tiết 3 : Tập viết
ÔN CHỮ HOA: A, M, N, V (kiểu 2)
I. Mục đích yêu cầu
- Viết đúng và tương đối nhanh các chữ hoa (kiểu 2) A, M (1 dòng), N, V (1 dòng) viết đúng tên riờng An Dương Vương (1 dòng) vàcâu ứng dụng (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
II. Đồ dùng dạy học
- Gv: Mẫu chữ viết hoa A, N, M, V (kiểu 2)
Tên riêng An Dương Vương và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.
- Hs: Vở + Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Kiểm tra vở tập viết
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu:
2.2. Hướng dẫn HS viết bảng con
a) Hướng dẫn HS viết chữ hoa
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ?
- Yêu cầu HS viết chữ hoa M, N, V
(kiểu 2) vào bảng con
- Nêu cách viết các chữ đó ?
b) Hướng dẫn viết từ ứng dụng
- Giới thiệu từ ứng dụng
- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng
- Em biết gì về An Dương Vương?
- Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
- Yêu cầu HS viết: An Dương Vương
2.3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
-câuca dao muốn núi với chỳng ta điều gì?
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Yêu cầu HS viết: Tháp Mười, Việt Nam
2.4. Hướng dẫn HS viết vở tập viết
- Gv nêu yêu cầu viết:
+ 1 dòng chữ A, M cỡ nhỏ
+ 1 dòng chữ V, N cỡ nhỏ
+ 1 dòng An Dương Vương cỡ nhỏ
+ 1 lần câu ứng dụng cỡ nhỏ
2.5. Chấm, chữa bài
- Thu chấm từ 5, 7 bài
- Nhận xét, chữa lỗi
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
- Có các chữ hoa: A, N, M, V, D
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con
- 1, 2 HS nêu quy trình viết chữ hoa A, N, M
- Hs đọc từ "An Dương Vương "
- An Dương Vương là tên gọi của Thục Phán vua nước Âu Lạc sống cách đây 2000 năm. Ông là người đã xây thành Cổ Loa.
- - Chữ A, V, D, g cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li
- Bằng 1 con chữ o
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con
- HS đọc
- Câu thơ ca ngợi Bác Hồ là người Việt Nam đẹp nhất
- Chữ T, M, N, V, B, H, g cao 2,5 li. Chữ p, đ cao 2 li. Chữ t cao 1,5 li. Chữ s cao 1,25 li. Các chữ còn lại cao 1 li.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chú ý theo dõi.
_______________________________________
Tiết 4 : Tập làm văn
Tiết 31: NGHE - KỂ : VƯƠN TỚI CÁC VÌ SAO. GHI CHÉP SỔ TAY
I. Mục đích yêu cầu
- Nghe và nói lại được thông tin trong bài: Vươn tới các vì sao.
- Ghi vào sổ tay ý chính của 1 trong 3 thông tin nghe được.
II. Đồ dùng dạy học
- Gv: Tranh ảnh minh hoạ từng mục trong bài: Vươn tới các vì sao
- Hs: Vở
- Hình thức tổ chức: cá nhân, cả lớp, nhóm.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra:
- 2, 3 HS lên bảng đọc trong sổ tay (hoặc vở) ghi chép những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2.Hướng dẫn làm bài:
Bài 1: Miệng
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Bài vươn tới các vì sao gồm mấy nội dung ?
- Con tàu đầu tiên được phóng vào vũ trụ thành công có tên là gì ?
- Quốc gia nào đã phóng thành công con tàu này ? Họ đã phóng nó vào ngày, tháng, năm nào ?
- Ai là người đã bay trên con tàu đó ?
- Con tàu đã bay mấy vòng quanh trái đất ?
- Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng là ai ? Ông là người nước nào ?
- Am-xtơ-rông đặt chân lên mặt trăng vào ngày nào ?
- Con tàu nào đã đưa Am-xtơ-rông lên mặt trăng ?
- Ai là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ ?
- Chuyến bay nào đưa anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ ?
*Kể trong nhóm
- Yêu cầu thảo luận theo cặp
* Kể trước lớp
- Gọi 1 số HS nói lại từng mục trước lớp
- GV nhận xét đánh giá
Bài 2: Viết
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thực hành viết vào sổ tay
- HS tiếp lời đọc trước lớp
- Cả lớp, GV bình chọn bạn ghi chép sổ tay hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
- Nghe và nói lại từng mục trong bài Vươn tới các vì sao.
- Bài gồm 3 nội dung:
+ Chuyến bay đầu tiên của con tàu vũ trụ
+ Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng
+ Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ
- Con tàu phóng thành công vào vũ trụ đầu tiên là tàu Phương Đông 1 của Liên Xô.
- Liên Xô đã phóng thành công con tàu này vào ngày 12-4-1961
- Nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin
- Con tàu đã bay 1 vòng quanh trái đất
- Nhà du hành vũ trụ Mĩ Am-xtơ-rông là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.
- Ngày 21-7-1964
- Tàu A-pô-lô
- Đó là anh hùng Phạm Tuân.
- Đó là chuyến bay trên tàu liên hợp của Liên Xô vào năm 1980.
- 2 em ngồi cạnh nhau trao đổi
- Một số HS nói trước lớp mỗi HS chỉ nói về 1 mục.
- Cả lớp theo dõi để bổ xung
- 2 HS đọc
- HS viết
- Nhiều HS đọc
a) Người đầu tiên bay vào vũ trụ là Ga-ga-rin ngày 12-4-1961
b) Người đầu tiên lên mặt trăng là Am-xtơ-rông người Mĩ ngày 21-7-1969
c) Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ là anh hùng Phạm Tuân năm 1980.
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chú ý theo dõi.
File đính kèm:
- dfjahwhfjdfuyefihadfnakdksjfi (14).doc