A. Tập đọc:
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật
- Hiểu nội dung: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của trời, buộc trời phải làm mưa cho hạ giới
- Trả lời được các CH trong SGK
6 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 33 Thứ 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Thứ hai ngày 23 tháng 4 năm 2012
TẬP ĐỌC KỂ CHUYỆN
CÓC KIỆN TRỜI
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc:
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật
- Hiểu nội dung: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của trời, buộc trời phải làm mưa cho hạ giới
- Trả lời được các CH trong SGK
B. Kể chuyện
- Dựa vào nội dung truyện và tranh minh hoạ kể lại được đoạn câu chuyện bằng lời của một nhân vật. Kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt khi kể.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện ( phóng to )
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học
GV
HS
1/ Ổn định :
2/ K/tra b/cũ:
- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng yêu cầu đọc và trả lời các câu hỏi về bài: Cuốn sổ tay
3/ Bài mới : Giới thiệu bài và ghi đề
H Đ 1: Luyện đọc
a. Đọc mẫu:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý giọng đọc của từng đoạn.
+ Đoạn 1: Đọc với giọng kể, chậm, khoan thai.
+ Đoạn 2: Lời của Cóc đọc dõng dạc, đoạn kể lại cuộc chiến của Cóc và các bạn với quân nhà Trời đọc giọng nhanh, hồi hộp.
+ Đoạn 3: Giọng của Trời thể hiện sự xoa dịu với Cóc, phần cuối đọc với giọng phấn chấn thể hiện niềm vui chiến thắng.
b. Đọc từng câu
- Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ và yêu cầu học sinh đọc.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài, theo dõi và chỉnh sửa lỗi phát âm của học sinh.
c. Đọc từng đoạn.
- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài tiếp nối theo đoạn. Nhắc học sinh chú ý ngắt giọng ở vị trí các dấu câu.
- Yêu cầu học sinh đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới.
- Giáo viên gọi 3 học sinh khác yêu cầu tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn 2, lần 2.
d. Luyện đọc theo nhóm
e. Đọc trước lớp
g. Đọc đồng thanh
H Đ2: Tìm hiểu bài
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại cả bài.
- Giáo viên đặt câu hỏi giúp học sinh tìm hiểu bài
+ Vì sao Cóc phải kiện lên Trời ?
+ Cóc cùng những bạn nào lên kiện Trời ?
* Giáo viên: Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 để biết cuộc chiến giữa Cóc và các bạn với đội quân nhà Trời như thế nào ?
+ Cóc sắp xếp đội ngũ thế nào trước khi đánh trống ?
+ Đội quân của nhà Trời gồm những ai?
+ Em hãy kể lại cuộc chiến giữa Cóc và các bạn với đội quân nhà Trời ?
+ Theo em, vì sao Cóc và các bạn lại thắng đội quân hùng hậu của Trời ?
+ Sau cuộc chiến thái độ của Trời thay đổi thế nào ?
+ Trời đã đồng ý với Cóc những gì ?
* Giáo viên: Trong thực tế, khi nhân dân ta thấy Cóc nghiến răng là Trời sẽ đổ mưa. Chính vì thế mà từ xa xưa nhân dân ta đã có câu ca:
Con Cóc là cậu ông Trời
Hễ ai đánh nó thì Trời đánh cho
+ Qua phần đọc và tìm hiểu truyện, em thấy Cóc có gì đáng khen ?
* Giáo viên giảng thêm: Cóc đại diện nguyện vọng của người nông dân, luôn mong muốn mưa thuận gió hoà để sản xuất.
H Đ 3: Luyện đọc lại bài
- Giáo viên đọc mẫu đoạn toàn bài lần hai ( Hoặc gọi 1 học sinh khác đọc )
- Giáo viên gọi 3 học sinh yêu cầu đọc bài trước lớp theo 3 vai: Trời, Cóc và người dẫn chuyện.
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 học sinh yêu cầu luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức cho 3 nhóm thi đọc bài theo vai trước lớp.
* Nhận xét và cho điểm học sinh
KỂ CHUYỆN
H Đ 1. Xác định yêu cầu
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của phần kể chuyện trang 123/SGK
H Đ2. Hướng dẫn kể chuyện
- Chúng ta phải kể lại câu chuyện bằng lời của ai ?
- Trong chuyện có nhiều nhân vật, em có thể chọn kể bằng lời của Cóc, các bạn của Cóc, Trời nhưng lưu ý không kể bằng lời của nhân vật chết trong cuộc chiến đấu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ để chọn một nhân vật mà mình sẽ kể theo lời của nhân vật đó.
- Chúng ta phải xưng hô như thế nào khi kể theo lời của một nhân vật trong truyện ?
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát để nêu nội dung tranh.
- Giáo viên gọi 1 học sinh khá, yêu cầu kể lại đoạn đầu của câu chuyện.
* Nhận xét
3. Kể theo nhóm
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 học sinh, các em chọn cùng một nhân vật vào cùng một nhóm, yêu cầu các học sinh trong nhóm tiếp nối nhau kể chuyện.
4. Kể chuyện
- Giáo viên gọi 3 học sinh kể tiếp nối câu chuyện trước lớp.
* Giáo viên nhận xét
- Gọi 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
5. Củng cố - dặn dò
* Nhận xét tiết học
* Dặn dò: Học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau: Mặt trời xanh của tôi
- 3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Bầu trời và mặt đất.
- Nghe giáo viên giới thiệu chủ điểm.
- Học sinh quan sát tranh và trả lời: Bức tranh vẽ nhiều mây, đây là cảnh ở trên trời. Cóc đang đánh trống, xung quanh có Cọp, Gấu, Cáo, Ong,…hỗ trợ. Phía sau bức tranh là thần sét và trời đang rất hốt hoảng.
- Luyện phát âm từ khó.
- Đọc bài tiếp nối theo tổ, dãy bàn hoặc nhóm. Mỗi học sinh đọc 1 câu.
- 3 học sinh đọc, cả lớp theo dõi bài trong SGK
- 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK
- 3 học sinh đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài và nhận xét.
- Theo dõi bài trong SGK
- Trả lời câu hỏi của giáo viên
+ Vì đã lâu ngày trời không làm mưa, hạ giới bị hạn hán, muôn loài đều khổ sở.
+ Trên đường đi kiện Trời, Cóc gặp Cua, Gấu, Cọp, Ong và Cáo vậy là tất cả cùng theo Cóc lên kiện Trời.
- 1 học sinh đọc lại đoạn 2 trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK
+ Trước khi đánh trống, Cóc bảo Cua bò vào chum nước, Ong đợi sau cánh cửa, Cáo, Gấu, Cọp thì nấp ở hai bên.
+ Đội quân của nhà Trời có Gà, Chó, Thần Sét.
+ Học sinh đọc thầm đoạn 2 và trả lời: Sắp đặt xong Cóc lấy dùi đánh 3 hồi trống. Trời thấy chú Cóc bé tí tẹo dám làm náo loạn cả thiên đình thì tức quá liền sai Gà ra trị tội Cóc. Gà vừa bay ra Cóc liền ra hiệu cho Cáo. Cáo nhảy xổ ra cắn Gà tha đi. Trời liền sai Chó ra trị tội Cáo, Chó vừa ra đến cửa thì đã bị Gấu quật chết tươi. Trời càng tức, liền sai Thần Sét hùng hổ cầm lưỡi tầm sét đi ra, chưa nhìn thầy địch thủ đã bị Ong từ sau cánh cả bay ra đốt túi bụi, Thần vội nhảy vào chum nước thì bị Cua giơ càng cắp. Thần đau quá, nhảy ra thì bị Cọp vồ.
+ Cóc và các bạn thắng được đội quân nhà Trời vì các bạn dũng cảm và biết phối hợp với nhau. Cóc và các bạn đại diện cho lẽ phải.
+ Lúc đầu, Trời tức giận, sau cuộc chiến thấy mình núng thế Trời đành mời Cóc vào nói chuyện.
+ Trời hứa sẽ làm mưa ngay cho hạ giới và dặn Cóc lần sau chỉ cần nghiến răng báo hiệu là Trời sẽ làm mưa ngay chứ không cần lên tận thiên đình.
- Học sinh tiếp nối phát biểu ý kiến: Cóc thật là dũng cảm, dám lên kiện Trời, Cóc biết sắp xếp, phân công các bạn một cách hợp lý nên đã thắng được đội quân hùng hậu của Trời. Cóc thương muôn loài dưới hạ giới…
- Học sinh theo dõi bài đọc mẫu.
- 3 học sinh đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK
- Học sinh trong nhóm phân vai để đọc lại bài.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất
- 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
- Bằng lời của một nhân vật trong truyện.
- Học sinh nghe giáo viên hướng dẫn.
- Học sinh tiếp nối nhau trả lời trước lớp: Em kể theo lời của Cóc./ Em kể theo lời của Trời./
- Xưng hô là “ Tôi “
- 4 học sinh tiếp nối nhau phát biểu ý kiến:
+ Tranh 1: Cóc và các bạn trên đường đi kiện Trời.
+ Tranh 2: Cuộc chiến giữa Cóc và các bạn với quân nhà Trời.
+ Tranh 3: Trời thương lượng với Cóc
+ Tranh 4: Trời làm mưa
* Ví dụ kể theo lời của Trời: Câu chuyện xảy ra đã lâu lắm rồi, chính tôi cũng không còn nhớ đó là năm nào. Cả năm Trời hạn hán nên các loài vật dưới hạ giới khổ sở lắm. Cỏ cây thì khô héo, đồng ruộng thì nứt nẻ, chim muông khát khô cả cổ. Một hôm, đang ngồi nghĩ ngơi tôi bỗng nghe thấy trống thiên đình giục lên ba hồi gióng giả. Tôi bực mình lắm khi chẳng thấy ai ngoài chú Cóc bé tí tẹo, xấu xí đang đánh trống của thiên đình.
- Tập kể theo nhóm, các học sinh trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét
TOÁN
KIỂM TRA
THỂ DỤC
TUNG VÀ BẮT BÓNG THEO NHÓM 3 NGƯỜI
I/ Mục tiêu:
+ Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động ở mức cơ bản đúng.
+ Học tung và bắt bóng cá nhân. Y/c biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động.
+ Trò chơi: “Ai kéo khoẻ”.. Yêu cầu học sinh tham gia trò chơi tương đối chủ động
+ II/ Chuẩn bị:
+ Địa điểm: Sân tập
+ Phương tiện: 1 còi, sân kẻ trò chơi, dây nhảy.
III/ Tiến trình lên lớp:
NỘI DUNG
ĐL
HÌNH THỨC
1/ Phần mở đầu:
+ Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
+ Chạy chậm theo địa hình tự nhiên.
+ Xoay các khớp.
+ Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung.
+ Trò chơi: “Tìm quả ăn được”.
6-8’
1-2’
1-2’
2-3’
1-2’
2-3’
II/ Phần cơ bản:
+ Ôn bài thể dục phát triển chung.
+ Học tung và bắt bóng cá nhân- Giáo viên nêu tên động tác.
- Lần 1, 2 giáo viên vừa làm mẫu, vừa giải thích kĩ thuật động tác.
- Các lần sau lớp trưởng hô - học sinh thực hiện.
* Giáo viên có thể cho một số em thực hiện tốt lên biểu diễn.
+ Tổ chức cho học sinh luyện tập theo tổ.Giáo viên theo dõi, chữa sai.
+ Học trò chơi: “Ai kéo khoẻ”.
+ G/V nêu cách chơi, cho học sinh chơi thử, sau đó chơi chính thức.
+ Giáo viên theo dõi, chữa sai.
24-26’
9-10’
6-7’
8-10’
III/ Phần kết thúc:
+ Cúi người thả lỏng
+ Hệ thống lại bài.
+ Nhận xét tiết học.
+ Giao bài tập về nhà: Ôn lại trò chơi vừa học
4-6’
1-2’
1-2’
1-2’
1’
File đính kèm:
- Thứ 2.doc